Hoàn Thuế GTGT Hàng Nhập Khẩu Và Các Vấn Đề Liên Quan | Giải pháp văn phòng số thông minh

hoán thuế GTGT hàng nhập khẩu (2).png

Đối với hàng hóa nhập khẩu thì có được hoàn thuế GTGT không?
Điều kiện được hoàn thuế hàng nhập khẩu như thế nào? Hãy cùng SurePortal tìm hiểu
thông tin chi tiết qua bài viết sau:

1. Hoàn Thuế GTGT
hàng nhập khẩu là gì?

Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa dịch vụ nào đó, ngoài việc
nộp thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp còn phải thực hiện việc nộp thuế GTGT đầu vào
cho hàng hóa. Số thuế này tương ứng được khấu trừ theo số thuế đầu ra phát sinh
trong kỳ hoặc được hoàn lại cho doanh ngiệp trong các trường hợp nhất định.

Một số trường hợp hàng hóa nhập khấu và quy định hoàn thuế gồm:

a. Hàng nhập khẩu
tiêu dùng trong nước:

Với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho mục đích thương mại bán
ra trong nước hoặc tiêu dùng nội bộ. Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế
GTGT đầu vào theo quy định.  Khi bán ra nếu
đủ điều kiện hoàn thì doanh nghiệp có thể tiến hành đề nghị hoàn thuế.

Để đề nghị hoàn thuế doanh nghiệp cần thỏa mãn các điều kiện
sau:

  • Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy
    chứng nhận đầu tư hợp pháp

  • Đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

  • Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của
    pháp luật

  • Có tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp

b. Hàng nhập khẩu sau
đó xuất khẩu

Căn cứ theo Khoản 6
Điều 1 Nghị định số 100/2016-NĐ/CP
 quy định:

    “Cơ sở kinh
doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu
sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa
bàn hoạt động hải quan theo quy định 
của Luật Hải quan và các văn bản hướng
dẫn.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa đó, sau
đó đem xuất khẩu, hoặc hàng hóa không xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan
theo quy định. Thì Doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu.

hoán thuế GTGT hàng nhập khẩu (1).png

Xem thêm: 05 điểm mới về ký điện tử trong giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

c. Hàng nhập khẩu để
sản xuất gia công hàng xuất khẩu

Để cụ thể chúng ta sẽ sẽ xét theo từng trường hợp cụ thể như
sau:

Trường hợp 1: Doanh
nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất gia công xuất khẩu theo họp đồng ký kết với
bên nước ngoài:

Theo Khoản 20 Điều 5
TT219/2013-TT/BTC
 quy
định các đối tượng thuộc diện không chịu thuế GTGT có đề cập như sau:

    “20. Hàng hóa
chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất,
gia công hàng hóa 
xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với
bên nước ngoài.”

Như vậy: Hàng hóa nhập khẩu theo quy định trên hợp đồng ký kết
với bên nước ngoài là đối tượng thuộc diện không
chịu thuế
, doanh nghiệp nếu đã nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được hoàn lại
số thuế đã nộp. Khi xuất khẩu nếu doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT đầu ra, tướng ứng
được hoàn số thuế đó.

Trường hợp 2: Doanh
nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất gia công xuất khẩu không theo hợp đồng ký
kết với bên nước ngoài

Trường hợp này, hàng hóa nguyên liệu doanh nghiệp nhập khẩu
không theo hợp đồng không thuộc đối tượng không chịu thuế. Do đó, doanh
nghiệp vẫn tiến hành kê khai nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu như thường, khi xuất
khẩu chịu thuế suất 0%, doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT khâu xuất khẩu theo
quy định.

d. Hàng nhập khẩu nộp
thừa, nộp nhầm thuế

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa khi nộp thuế
GTGT ở khâu nhập khẩu mà số đã nộp lớn hơn số phải nộp, hoặc đã nộp nhưng thực
tế không phải nộp được khấu trừ hoặc hoàn thuế, cụ thể:

  • Đối với người nhập khẩu đã đăng ký nộp thuế GTGT theo
    phương pháp khấu trừ: số thuế nộp thừa, nộp nhầm được tính vào số thuế GTGT đầu
    vào được khấu trừ. Nếu hàng hóa nhập khẩu thông qua ủy thác: bên nhận ủy thác
    được khấu trừ thuế.

  • Đối với người nhập khẩu không đăng ký nộp thuế GTGT
    theo phương pháp khấu trừ: số thuế nộp thừa, nộp nhầm được hoàn lại cho người
    nhập khẩu. Nếu hàng hóa nhập khẩu thông qua ủy thác: bên nhận ủy thác được là
    bên được hoàn thuế.

e. Hàng nhập khẩu tái
xuất trả chủ hàng

Theo quy định của Tổng cục Hải quan, đối với doanh nghiệp đã
nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu nhưng sau đó xuất trả hàng trả lại chủ hàng

  • Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký trước ngày 01/07/2016:
    cơ quan Hải quan thực hiện xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa theo đúng quy định, cụ
    thể Khoản 13 Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 quy định:

        “1. Người nộp
thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế
trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào
ngân sách nhà nước
thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế
với nhau; hoặc trừ vào số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của
lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền 
phạt.”

  • Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/07/2016 đến
    01/02/2018: doanh nghiệp không được hoàn thuế mà thực hiện khấu trừ thuế khi tập
    hợp đủ các chứng từ tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất trả, biên bản thỏa thuận trả
    hàng hóa, chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu, đồng thời đáp ứng được điều kiện
    về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

  • Đối với các tờ khai xuất khẩu đăng ký sau ngày
    01/02/2018: cơ quan Hải quan xử lý tương tự các tờ khai đăng ký trước ngày
    01/07/2016.

hoán thuế GTGT hàng nhập khẩu (3).png

Xem thêm: Xu Hướng Văn Phòng Điện Tử Trong Quản Trị Doanh Nghiệp

2. Điều kiện hoàn thuế
GTGT hàng nhập khẩu

Doanh nghiệp hoàn thuế GTGT khâu nhập khẩu của hàng hóa
dịch vụ xuất khẩu (thuế đầu vào) khi có đủ các điều kiện và hoàn thành các
thủ tục sau:

  • Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp
    gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trườn hợp
    ủy thác xuất khẩu: là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy
    thác xuất khẩu (nếu đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định
    kỳ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu, trong đó ghi rõ:

            1. Số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng ủy thác đã xuất
khẩu;

            2. Số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu
ký với nước ngoài;

           3. Số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân
hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu;

           4. Số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận
ủy thác xuất khẩu thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu;

           5. Số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận
ủy thác xuất khẩu.

  • Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ
    tục hải quan. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các
    hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn
    thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan
    như đối với hàng hóa thông thường.

Các trường hợp sau không
yêu cầu tờ khai Hải quan:

            + Cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện
điện tử

            + Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở
trong khu phi thuế quan.


            + Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và
hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng,
găng tay).

    • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng hoặc
      thanh toán coi như qua ngân hàng (quy định tại Khoản 3 Điều 16
      TT219/2013-TT/BTC)

    • Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hóa đơn xuất khẩu hoặc
      hóa đơn đối với tiền gia công của hàng hóa gia công.

    Ví dụ: Trường
    hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất
    khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài được coi là thanh toán qua
    ngân hàng, khi đó, cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện thủ tục, hồ sơ như
    sau:

    – Hợp đồng góp vốn.

    – Việc sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để
    góp vốn vào cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất
    khẩu.

    – Trường hợp số tiền góp vốn nhỏ hơn doanh thu hàng hóa xuất
    khẩu thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

    Theo nguồn tổng hợp

    Bài Viết tham khảo: