Hóa thạch là gì? Quá trình hình thành và ý nghĩa của hóa thạch
Bạn chưa biết hóa thạch là gì, chúng có ý nghĩa gì và quá trình hình thành hóa thạch diễn ra như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc, cùng xem bài viết này ngay nhé.
Nội Dung Chính
Hóa thạch là gì?
Hóa thạch thường có từ thời tiền sử và được hình thành rất chậm bởi các quá trình địa chất. Hoá thạch là bằng chứng về đời sống thực vật hoặc động vật trong quá khứ. Chúng được bảo tồn trong các lớp đá – vật liệu của vỏ Trái đất.
Đa số nghĩ rằng hóa thạch sẽ còn nguyên trạng cơ thể của động vật/thực vật. Nhưng thực tế là vật chất hữu cơ của cơ thể đã biến mất và chỉ còn 1 lại phần nhỏ. Xác của các sinh vật sẽ bị phân hủy sau một khoảng thời gian, chỉ còn sót lại các phần cứng của chúng như xương hoặc cành cây… nằm trong các lớp trầm tích và trải qua quá trình hóa thạch để biến thành đá.
Hóa thạch có từ thời tiền sử
Dù vật chất hữu cơ đã biến mất nhưng hình thái kết cấu ban đầu cùng những dấu vết hoạt động của các sinh vật này trong thời kỳ đó vẫn sẽ được giữ nguyên. Nhờ những hình thái cấu trúc đó mà người ta có thể mô phỏng lại hình dáng của các loại động vật tiền sử.
Xem thêm: Gỗ hóa thạch là gì? Tác dụng ra sao và có đắt không?
Ý nghĩa của hoá thạch là gì?
Hóa thạch mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, thông quá hóa thạch nhà nghiên cứu có thể biết được đó là cá thể nào, sống cùng những loài nào trong cùng thời điểm đó. Từ đó lịch sử trái đất hàng tỉ năm cũng dần được hé lộ và con người trong quá khứ cũng được biết đến rõ ràng hơn.
Chẳng hạn số lượng hóa thạch tảo tăng lên đột ngột có liên quan đến sự thay đổi nguồn thực phẩm, khí hậu. Hoá thạch phấn hoa sẽ tiết lộ thời gian tăng trưởng cụ thể của các loài thực vật, ngay cả với những loài không có hóa thạch.
Hóa thạch có một ý nghĩa to lớn
Hóa thạch cũng để lại rất nhiều manh mối về sự tiến hoá. Chẳng hạn việc so sánh hoá thạch của loài ngựa tiền sử với loài ngựa hiện đại. Hay sự tương đồng giữa xương khủng long tiền sử với xương chim hiện đại. Đó cũng là bằng chứng cho thấy một số loài khủng long có thể đã tiến hóa thành chim.
Với đời sống con người, dấu vết trên hoá thạch sẽ thể hiện cách sinh hoạt của người cổ đại. Các mẫu hoá thạch hộp sọ đã cho biết hình dáng con người qua từng thời kỳ và những tiến hóa trong sinh hoạt của họ.
Quá trình hình thành hoá thạch
Trái đất luôn vận động khiến cho các lục địa và nội chất bên trong cũng vận động theo. Từ đó sẽ tạo nên các lớp mới của đất đá và đẩy chúng lên cao, bao phủ bề mặt cũ. Vì thế, các tảng đá hay xuất hiện theo đường sọc dọc thay vì sọc ngang hoặc hình xoáy.
Quá trình hóa thạch trải qua 2 giai đoạn
Gần như tất cả hóa thạch đều được hình thành từ lớp đá trầm tích. Như vậy hóa thạch sẽ trải qua 2 giai đoạn là xác sinh vật được bao phủ bởi trầm tích và theo thời gian, quá trình vận động của trái đất sẽ tác động lên trầm tích để hình thành hóa thạch.
Xem thêm: Đá tự nhiên là gì? Cách nhận biết và phân biệt các loại đá quý tự nhiên
3 điều kiện hình thành hóa thạch
Sinh vật phải có bộ phận khó phân hủy
Sinh vật phải có xương, vỏ răng và gỗ hay chính là những bộ phận khó phân hủy…. Chỉ cần ở vào điều kiện thích hợp, dù là những sinh vật mềm yếu như côn trùng hoặc sứa cũng có thể hình thành nên hóa thạch.
Cơ thể sinh vật nguyên vẹn
Khi chết, cơ thể của sinh vật cần nguyên vẹn. Bởi nếu các phần cơ thể của nó bị nghiền nát thì khả năng tạo thành hóa thạch là không thể thực hiện được.
Cơ thể sinh vật cần nguyên vẹn mới có thể hình thành hóa thạch
Sinh vật được chôn vùi trong địa chất
Sau khi chết, sinh vật được chôn vùi cùng các lớp vật chất để chống lại những điều kiện khắc nghiệt có thể khiến nó bị phân rã. Các sinh vật biển thường rất dễ hình thành hóa thạch vì xác của chúng sau khi chết sẽ lắng xuống đáy biển và bị cát phủ lấp. Lớp cát địa chất đó sau nhiều niên đại sẽ biến thành đá vôi (limestone) hoặc đá phiến (schist). Những vật liệu trầm tích (sediment) nhỏ sẽ không làm tổn hại đến xác của sinh vật.
Trên đây, Maydopro.com đã gửi đến bạn các thông tin về hóa thạch. Hy vọng đó là những thông tin thực sự thú vị với bạn đọc.