Hoa hồng, tác dụng chữa bệnh của Hoa hồng
Nội Dung Chính
HOA
HỒNG
Tên khác
Tên thường gọi: Hoa hồng, nguyệt quế hoa, Hồng Trung Hoa,
Hồng Trung Quốc, Hường Trung Quốc, Tường vi Trung Hoa
Tên khoa học: Rosa chinensis Jacq
Tên Trung Quốc: 月季
Họ khoa học: Hoa Hồng (Rosaceae)
Phân Họ: Phân Họ Hoa Hồng (Rosoideae)
Chi: Chi Rosa
Loài: Loài R. Chinensis
Lưu ý: không nhầm lẫn vị thuốc hoa hồng (Rosa chinensis Jacq)
và vị thuốc hồng hoa là hoa phơi hay sấy khô của cây Hoa
hồng (có hoa màu đỏ) Carthamus tinctorius L
Cây hoa hồng
(Mô tả, hình ảnh cây hoa hồng, phân bố, thu hái, thành
phần hóa học, tác dụng dược lý…)
Mô tả:
Cây
hoa hồng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn làm một cây
thuốc quý. Cây bụi mọc đứng hay trườn, cao 0,5-1,5m. Cành
non có gai cong. Lá kép lông chim có 5-7 lá chét, nhẵn cả
hai mặt, hình bầu dục mũi mác; lá kèm dính liền với cuống
thành những cánh hẹp có răng tuyến nhỏ. Hoa họp thành ngù
thưa ở ngọn hoặc mọc đơn độc ở nách lá. Hoa to, có màu sắc
thay đổi (trắng, hồng, đỏ) có mùi thơm. Đế hoa lõm mang 5-6
lá đài, 5 cánh hoa, nhiều nhị và nhiều lá noãn rời. Các lá
noãn rời này biến đổi thành những quả bế tụ lại trong đế hoa
cũng tạo thành một quả giả hình trứng ngược hoặc gần hình
cầu.
Cây ra hoa quanh năm, chủ yếu từ tháng 5-9.
Nơi sống và thu hái:
Cây của vùng Đông Á, được nhập trồng để làm cảnh vì hoa đẹp.
Thu hái chồi, hoa từ tháng 5 tới tháng 9. Thu hái rễ vào
xuân thu, rửa sạch phơi khô. Lá thường dùng tươi.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Hoa – Flos Rosae Chinensis; thường gọi là Nguyệt quý hoa. Rễ
và lá cũng được dùng.
Thành phần hóa học:
Trong hoa có dầu với tỷ lệ 0,013-0,15% mà thành phần chủ yếu
gồm l-citronellol 23,89, geraniol 12,78, phenethyl alcol
16,36, steroptenes 22,1%.
Trong hoa chứa tinh dầu với thành phần chính
gồm: citronellol, geraniol, phenethyl alcol, quercetin,
tanin và các acid hữu cơ.
Vị thuốc hoa hồng
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)
Tính vị
Y
học cổ truyền cho rằng hoa hồng có vị ngọt, hơi đắng, tính
ấm.
Công dụng:
Hoa hồng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng,
lý khí giải uất, tán ứ, dùng chữa
kinh nguyệt không đều, đau
bụng kinh, đinh nhọt, viêm da…
Liều dùng:
Dùng 9 – 40g.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hoa hồng
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
Hoa hồng bạch 9 – 15g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước
sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay
trà.
Chữa ho, khái huyết do phế hư:
Hoa hồng bạch 15g, đường phèn lượng đủ dùng, sắc hoặc hấp
uống hàng ngày, uống còn nóng. Uống liền 1 tuần.
Nếu trẻ em ho do lạnh có thể lấy cánh hoa hồng bạch còn tươi
15g, một quả quất chín (bỏ cuống), 1/2 thìa mật ong hoặc
đường phèn. Cho tất cả vào chén nhỏ hoặc bát nhỏ, hấp cơm
hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn
lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Hoa hồng hấp mật ong có tác dụng chữa ho.
Chữa táo bón do nhiệt:
Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 – 40g, hãm với 100ml
nước sôi trong 15 – 20 phút, có thể thêm 1/2 thìa mật ong
hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn. Uống liền 10 ngày,
có thể nhắc lại liệu trình mới.
Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ):
Hoa hồng trắng 20g rửa sạch, giã nát đắp lên mụn sẽ tiêu.
Chữa lở miệng do nóng:
Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ.
Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho
thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng
tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 4 lần.
Dùng liền 5 ngày.
Làm đẹp da mặt:
Lấy 20g hoa hồng đỏ, rửa sạch cho vào chậu nước ấm để khoảng
10 đến 15 phút. Sau đó rửa mặt mỗi ngày giúp làn da căng mịn,
sạch bụi bẩn. Cũng có thể lấy nước hoa hồng để tắm. Làm kiên
trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.
Ho khạc ra máu:
– Hoa hồng 12 g, đông trùng hạ
thảo 10 g, bột tam thất 3 g, sắc uống.
– Hoa hồng tươi, đường phèn
với mỗi thứ vừa đủ. Hoa hồng tươi vắt lấy nước, rồi tiềm với
đường phèn để uống.
Viêm đường tiểu hay viêm cầu
thận mạn tính:
Hoa hồng 15 g, kim ngân hoa 15 g, trà xanh
một ít. Sắc uống thay trà, dùng lâu không có tác dụng phụ.
Dạ dày lạnh đau:
Hoa hồng
100 g, tán nhuyễn, dùng đường đen 250 g và nước gừng tươi 20
g, trộn đều, mỗi lần 10 g, ngày 3 lần, uống với nước đun sôi
để nguội.
Bạch đới (huyết trắng):
Rễ
hoa hồng 20 g sắc uống.
Đau bụng kinh:
Hoa hồng 15
g, ích mẫu 15 g, sắc uống.
Phong thấp nhức xương:
Hoa
hồng 20 g, hồng hoa (một loại thuốc bắc) 15 g, đương quy 15
g, ngâm với 250 ml rượu trắng trong 1 tuần, uống tùy lượng.
Ho ở trẻ em:
Hoa hồng tươi
hấp với đường phèn cho uống ít một.
Tóc bạc, có gàu:
Hoa hồng
ngâm trong dầu ăn 3 ngày, thoa lên tóc, vài lần trong ngày.
Loét lưỡi lở mồm, rộp lưỡi:
Bột hoa hồng khô lượng vừa đủ, ngâm với rượu, rồi đun nhỏ
lửa cho sền sệt trộn với mật ong bôi ngoài.
Kinh nguyệt quá nhiều, màu
nhợt, sau kỳ (do huyết hàn):
– Hoa hồng 10 g, ích mẫu 40 g,
đường đen 15 g, sắc uống, chia 3 lần trong ngày.
– Rễ hoa hồng 10 g, hoa mồng
gà 10 g, đường đen vừa đủ. Sau khi sắc nêm đường đen rồi
uống.
Chữa hôi miệng
– Hoa hồng 10 g, ngâm trong
nước ấm, sau khi nguội dùng súc miệng.
– Hoa hồng tươi 10 đóa, mỗi
lần lấy 2 – 3 đóa ngậm trong miệng, mỗi ngày không dùng quá
5 g.
– Nước hoa hồng một ít, dùng
đánh răng sau bữa ăn, rồi dùng bông chấm nước hoa hồng chà
lên răng.
Mảng độc sưng mới nổi:
Hoa
hồng vừa đủ, nướng khô tán nhuyễn, mỗi lần 5 g, uống với
rượu ấm.
Rối loạn tiêu hóa:
Hoa hồng
khô 10 g, hoa đậu ván khô 10 g, gạo tẻ 30 g. Hoa hồng và hoa
đậu ván tán nhuyễn chứa trong lọ kín. Gạo tẻ nấu cháo, nêm
đường vừa đủ, khi ăn cháo cho vào 1 – 2 muỗng bột hoa vừa
nêu.
Kinh nguyệt không đều:
Hoa
hồng tươi 300 đóa, đường phèn 0,5 kg. Hoa bỏ cuống và tim,
thêm nước nấu, lọc lấy nước thuốc, lại thêm nước sắc tiếp,
sắc tất cả 3 lần, trộn lại, tiếp tục nấu cô còn 500 ml, nêm
đường phèn cho tan, cô thành cao, để nguội, chứa trong lọ
kín. Mỗi lần dùng 2 – 3 muỗng canh, ngày 3 lần, uống với
nước ấm.
Viêm vú:
Hoa hồng 30 đóa,
sau khi phơi râm mát, bỏ cuống và tim, ngâm trong rượu vừa
đủ, đem chưng cách thủy, lấy nước uống ấm lúc bụng no, rất
hiệu quả thời kỳ đầu bị viêm vú.
Bầu vú nổi mảng sưng:
Hoa
hồng 40 g, nếp 0,5 kg. Hoa hồng thêm nước vừa đủ để nấu chín,
lọc lấy nước, dùng nước này để ngâm nếp, rồi đem đồ chín
thành xôi, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, cho lên
men và chế ra cơm rượu, lấy nước chia uống 5 ngày, ngày 2
lần.
Đau nhức do phong thấp cấp
và mạn tính:
Hoa hồng 10 g, đương quy 6 g, nấu nước, bỏ bã,
pha với 30 ml rượu uống lúc ấm 1 lần.
Đau hông sườn, lở loét dạ
dày tá tràng:
Các chứng này đông y gọi là “can khí phạm vị,
can khí uất kết”. Dùng hoa hồng 12 g hãm với nước sôi, dùng
uống thay trà.
Kinh nguyệt quá ít trước kỳ,
có máu cục đen, đau bụng dưới (do huyết nhiệt):
Hoa hồng 12
đóa, rượu vừa đủ, sau khi ngâm 1 tuần thì dùng, ngày 1 lần 1
ly nhỏ 20 ml.
Tham khảo
Làm đẹp với hoa hồng
* Bột hoa hồng hỗn hợp: hoa
hồng 60 g, hoa sen 60 g, vỏ quýt 10 g, hạt bí đao 150 g phơi
khô. Tất cả tán mịn. Dùng nước sắc râu bắp uống với bột hỗn
hợp này sau bữa ăn, mỗi lần 5 g bột, ngày 3 lần. Công hiệu
dưỡng ẩm làn da, tẩy vết nhăn, dùng cho vết nhăn vùng mặt.
* Dầu ô liu hoa hồng: hoa hồng
vừa đủ, dầu ô liu vừa đủ. Hoa hồng phơi khô, ngâm trong nước
nóng, rắc lên vài giọt dầu ô liu. Dùng thoa mặt, ngày 1 lần.
Công hiệu làm đẹp và mịn da, thích hợp dùng cho người sắc
mặt tiều tụy.
* Rượu hoa hồng 5 món: hoa
hồng 15 g, sa nhân 5 g, hạt cau 20 g, vỏ quế 20 g, thanh bì
10 g, rượu 1,5 lít, đường phèn vừa đủ. Tất cả các vật liệu
tán nhuyễn, chứa trong túi vải, bỏ trong nồi, đổ rượu, đậy
kín, dùng lửa nhỏ nấu nửa giờ, nêm ít đường phèn. Mỗi lần
dùng 30 ml, ngày 1 lần. Công hiệu bổ máu, làm đẹp nhan sắc,
thích hợp dùng cho mặt tàn nhang.
Kiêng kỵ
Những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai không được dùng. Cần
chọn hoa hồng không có thuốc bảo vệ thực vật.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************