Hồ sơ xin việc khu chế xuất bao gồm những gì?

Hồ sơ xin việc khu chế xuất là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy nên hôm nay job3s.com đã tổng hợp thông tin để giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Hướng dẫn chi tiết

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chuyên dành cho các việc như sản xuất, chế biến thực phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành riêng cho các doanh nghiệp có hoạt động liên quan. Chính vì đặc thù công việc cho nên tại các khu chế xuất luôn tập trung đông đảo nguồn lực nhân viên đến từ nhiều vị trí khác nhau. 

Làm cách nào để CV của mình thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng? Làm cách nào để CV của mình thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng?

Tuy số lượng lớn đồng nghĩa với việc cơ hội trúng tuyển cao tuy nhiên không phải ai cũng được vào làm đâu nhé, mỗi khu vực sẽ sàng lọc nhân viên thông qua hồ sơ gửi đến. Sau đó mới tiến hành phỏng vấn, chọn lọc vòng 2 vòng 3 tuỳ vị trí làm việc. Bởi vậy việc tỉ mỉ và chau chuốt cho hồ sơ xin việc khu chế xuất là một điều cần thiết với những ai đã và đang có ý định ứng tuyển nhé. 

1.1. Những thành phần phải có trong hồ sơ 

Mặc dù những công nhân ở khu chế xuất thường xuất phát từ lao động phổ thông tuy nhiên khi đã nộp đơn ứng tuyển thì ai cũng giống ai, đều cần chỉn chu và kỹ lưỡng để nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chuẩn bị và thái độ nghiêm túc của bạn. 

Thử nghĩ mà xem, trong quá trình sàng lọc hồ sơ lên đến con số hàng trăm hàng nghìn như thế, nếu hồ sơ của bạn chưa đáp ứng được yếu tố đầy đủ – cũng là yêu cầu tối thiểu nhất thì liệu bạn có cơ hội trúng tuyển để tham gia phỏng vấn các vòng sau không hay sẽ “bị loại ngay từ vòng gửi xe”? Bởi vậy những thông tin dưới đây bạn đừng quên note lại nhé!

1.1.1. Sơ yếu lý lịch 

Đây là thành phần cực kỳ quan trọng vì nếu không có sơ yếu lý lịch thì nhà tuyển dụng sẽ không thể nắm được thông tin cơ bản về bạn, điều này sẽ gây trở ngại rất lớn trong vấn đề tuyển dụng. Điểm tiện lợi là bạn không cần phải tốn công nghĩ mà có thể mua sẵn bộ hồ sơ tại các văn phòng phẩm. Sau đó kê khai đầy đủ các thông tin đã được in sẵn trong đó bao gồm tờ lý lịch cá nhân (tên, tuổi, số căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, nơi sinh, hộ khẩu thường trú,…) cùng với đó là một số thông tin liên quan đến người thân trong như đình như bố, mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng (nếu có). Tóm lại trên giấy đã ghi rất đầy đủ và chi tiết, bạn chỉ cần theo mẫu là được, rất đơn giản không có gì khó khăn hết. 

Đừng quên chuẩn bị kỹ càng sơ yếu lý lịch nha Đừng quên chuẩn bị kỹ càng sơ yếu lý lịch nha

Ngoài ra, trên bản sơ yếu lý lịch có yêu cầu dán ảnh chân dung kích cỡ 4×6 vậy nên bạn đừng quên chi tiết này nha, một lưu ý nhỏ nhưng quan trọng phải nhỡ kỹ đây nè: sau khi điền đầy đủ thông tin (kèm ảnh 4×6) thì bạn cần đến uỷ ban địa phương có thẩm quyền để xin dấu đỏ xác nhận nha. Sơ yếu lý lịch sẽ chỉ có tác dụng khi nhận được dấu công chứng này thôi. Để việc công chứng diễn ra nhanh gọn thì bạn nhớ mang theo sổ hộ khẩu để cán bộ phường, xã xác nhận thông tin nha, quên mang là phải “quay xe” về nhà lấy đó!

1.1.2. Thư xin việc 

Tất nhiên là không thể thiếu tờ khai này rồi! Đi xin việc mà thiếu thư xin việc thì đúng là dở khóc dở cười luôn mà. Sơ yếu lý lịch được coi là thông tin không thể thiếu còn thư xin việc sẽ là mẫu giấy tờ đầu tiên mà nhà tuyển dụng lưu tâm đến. Nhờ có thư xin việc mà ban lãnh đạo sẽ đọc được những chia sẻ, thái độ cầu tiến đối với công việc cũng như nắm bắt được kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và ưu khuyết điểm của bạn một cách khái quát nhất để đi đến kết luận có “đánh trượt” hồ sơ hay không. 

Nếu có thể thì bạn nên viết tay đơn/thư xin việc nhé Nếu có thể thì bạn nên viết tay đơn/thư xin việc nhé

Công nghệ phát triển vậy nên các mẫu đơn xin việc ngập tràn trên mạng tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao nếu bạn tự tay viết thư xin việc. Tất nhiên là nội dung được phép sáng tạo nhưng vẫn phải bảo đảm những yếu tố cơ bản nha: 

– Tên đơn vị, phòng ban nơi ứng tuyển: Nếu bạn thông tin này thì khả năng cao các lãnh đạo sẽ cho rằng bạn thiếu nghiêm túc trong công việc đó! 

– Thông tin người ứng tuyển: Đừng nghĩ đã có hồ sơ sơ yếu lý lịch mà bỏ quên phần này nha, phải ghi đầy đủ một lần nữa thông tin của của bản thân bao gồm tên tuổi, quê quán, tình trạng hôn nhân,… 

– Mục tiêu nghề nghiệp: Thể hiện mong muốn cũng như định hướng, đóng góp của bạn trong tương lai đối với công việc 

– Kinh nghiệm làm việc: Một chiếc CV sẽ trở nên hoàn hảo khi bạn “show” được cho nhà tuyển dụng thấy các kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ mà bạn có. Sẽ là một lợi thế và ghi điểm tuyệt đối nếu như những thứ đó có liên quan mật thiết đến vị trí mà bạn ứng tuyển. 

1.2. Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ

Hồ sơ xin việc ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều yêu cầu có phần rắc rối về các thể loại giấy tờ. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nha!

1.2.1. Giấy tờ cá nhân 

Bao gồm bản sao sổ hộ khẩu và căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân. Đối với các loại bản sao yêu cầu quan trọng là phải có dấu công chứng của địa phương thì mới được tính là có hiệu lực nhé, còn không thì bản sao đó không có giá trị sử dụng đâu nha! Cách xin dấu công chứng bạn xem lại tại mục 1.1.1. nhé. Để “chắc cốp” thì bạn cứ chuẩn bị 2 – 3 bản sao vào nhé vì nhiều nơi có thể sẽ yêu cầu bạn gửi 2 bản đó. 

Để bảo đảm quá trình nộp CV không bị trục trặc thì hãy chuẩn bị kỹ lưỡng nha! Để bảo đảm quá trình nộp CV không gặp trục trặc thì hãy chuẩn bị kỹ lưỡng nha!

1.2.2. Giấy khám sức khỏe 

Loại giấy này thì không quá xa lạ khi chúng ta ứng tuyển ở bất cứ doanh nghiệp, đơn vị nào tuy nhiên vì đặc thù công việc yêu cầu phải có sức lực đủ khoẻ để đáp ứng nhiệm vụ được giao cho nên giấy khám sức khỏe rất được quan tâm trong hồ sơ xin việc khu chế xuất. Thông thường sẽ có 2 loại giấy được sử dụng phổ biến là giấy khổ A4 (2 mặt) và khổ A3 (4 mặt). 

Để được cấp giấy khám sức khỏe thì bạn có thể các bệnh viện hoặc trạm y tế, phòng khám để tiến hành kiểm tra tổng quát cơ thể rồi xin dấu xác nhận nha. 

1.2.3. Giấy tốt nghiệp, bằng cấp 

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khái quát trình độ học vấn và hiểu biết của bạn thông qua giấy tờ này cho nên đừng bỏ quên nha. Mặc dù nhân viên làm việc ở khu chế xuất đa phần đều là những lao động phổ thông ít bằng cấp tuy nhiên những năm gần đây thì nhà tuyển dụng đã nâng cao mức độ sàng lọc lên. Đồng nghĩa với việc tiêu chuẩn cũng đã được đẩy lên cao một chút, tối thiểu là bạn phải hoàn thành bậc THPT (có giấy tốt nghiệp) thì mới có cơ hội được làm việc ở khu chế xuất. 

Hiện nay yêu cầu tuyển dụng ở một số khu chế xuất khá khắt khe Hiện nay yêu cầu tuyển dụng ở một số khu chế xuất khá khắt khe

1.2.4. Chuẩn bị ảnh thẻ 

Dù đã có một chiếc ảnh thẻ 4×6 ở phần sơ yếu lý lịch tuy nhiên bạn vẫn cần chuẩn bị thêm 4-5 ảnh kích cỡ 3×4 và 4×6 để bỏ riêng trong bộ hồ sơ. Mục đích của việc này là để bộ phận nhân sự nắm bắt được thông tin và lưu trữ hình ảnh của bạn, nếu may mắn trúng tuyển thì những chiếc ảnh này sẽ phát huy tác dụng bằng cách dùng làm ảnh thẻ nhân viên hoặc làm các giấy tờ thủ tục liên quan – vậy nên nhớ chọn những tấm ảnh xịn sò nhất để nộp hồ sơ nha. 

2. Những lưu ý quan trọng cần nhớ trong hồ sơ xin việc khu chế xuất 

Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc điền thông tin cũng như chuẩn bị chu đáo từ a đến z các chi tiết trong bộ hồ sơ thì bạn nên liên hệ bạn bè hoặc người thân – những người đã có kỹ năng viết CV hoặc tham khảo trên mạng tránh tình trạng bỏ sót cái này bỏ quên cái nọ nhé. Có thể đối với bạn đó chỉ là sự sơ xuất không đáng có nhưng trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn sẽ là người thiếu chỉn chu và tâm huyết với nghề đó! 

Những lưu ý rất quan trong khi nộp hồ sơ xin việc khu chế xuất Những lưu ý rất quan trong khi nộp hồ sơ xin việc khu chế xuất

Kiểm tra chính xác tần tần tật các thông tin trong bộ hồ sơ, từ tên tuổi đến số địa thoại, yêu cầu phải chính xác 100%.

Ở mục 1.1.2. có gợi ý rằng bạn nên viết thư xin việc bằng hình thức viết tay tuy nhiên chỉ nên viết nếu bạn tự tin vào nét chữ của bản thân nha. Nếu vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng bản thân thì không nên “làm liều” mà hãy nhờ bạn bè viết hộ hoặc đánh văn bản cho chắc ăn nha!

Không nên để sát hạn mới gửi hồ sơ mà nên gửi trước 7 – 10 ngày là vừa xinh nhé. Gửi trước sẽ tránh được trường hợp thất lạc hồ sơ cũng như sự cố vận chuyển. Hơn hết bạn nên tính đến trường hợp nếu số lượng người đăng ký quá đông thì phái lãnh đạo có thể sẽ bất ngờ thông báo đóng đơn tuyển dụng trước hạn, lúc đó thì “xu cà na” lắm cho nên làm gì cũng phải đi trước một bước cho yên tâm nha! 

Vậy là Job3S.com đã hướng dẫn bạn chi tiết cách chuẩn bị hồ sơ xin việc khu chế xuất. Chúc bạn sẽ sớm được một công việc đúng với mong muốn của bản thân!

icon
Mẫu đơn xin việc khu chế xuất

Mẫu đơn xin việc khu chế xuất

Sau khi đã hiểu được các thành phần cần chuẩn bị cho hồ sơ xin việc khu chế xuất, chúng tôi xin hướng dẫn bạn chi tiết cách viết mẫu đơn xin việc. Cùng khám phá ngay nếu bạn đang quan tâm vấn đề này nhé!

Mẫu đơn xin việc khu chế xuất