Hồ sơ xin việc du lịch có những gì? Cần lưu ý những điểm nào?
Trong mỗi ngành nghề khác nhau, tương ứng sẽ có bộ hồ sơ xin việc khác nhau. Vậy hồ sơ xin việc du lịch có những gì?
Hồ sơ xin việc du lịch gồm những gì?
Điều quan trọng đầu tiên trong cách làm hồ sơ xin việc làm chính là sự đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Cụ thể:
Một túi đựng hồ sơ xin việc chuẩn.
Một đơn xin việc.
Một CV xin việc.
Một sơ yếu lý lịch tự thuật.
Giấy khám sức khỏe.
Bằng cấp, chứng chỉ (nếu có).
Bản photocopy chứng minh thư nhân dân.
Ảnh cá nhân
Những chú ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc du lịch
Kiểm tra chính tả và rà soát ngữ pháp các giấy tờ có trong hồ sơ.
Chuẩn bị 3 – 4 hồ sơ xin việc gốc.
Chuẩn bị từ 6 – 10 hồ sơ photocopy để mang theo lúc phỏng vấn.
Chỉ nộp hồ sơ gốc khi trúng tuyển vào vị trí công việc.
Các giấy tờ có trong hồ sơ xin việc nên được đi công chứng càng sớm càng tốt.
Trước khi tham gia phỏng vấn, đem theo CV xin việc hoặc đơn xin việc sẽ giúp nhà tuyển dụng có thiện cảm bởi sự chuyên nghiệp của bạn hơn.
Luôn đúng thời hạn nộp hồ sơ của công ty.
Sự sáng tạo được đánh giá cao trong ngành du lịch, do đó, những hồ sơ xin việc trình bày khoa học, sáng tạo và bắt mắt sẽ thu hút nhà tuyển dụng.
Đọc ngay: Những vấn đề lưu ý khi làm hồ sơ xin việc tiếng Anh
Nên trình bày cv du lịch theo thời gian, chức năng hay kết hợp?
Có ba dạng cv xin việc đó là cv xin việc theo trình tự thời gian, cv xin việc theo chức năng và cv xin việc kết hợp cả hai loại này.
Tùy vào từng trình độ và kiến thức của mỗi người đối với ngành du lịch mà có cách lựa chọn loại cv khác nhau. Theo đó, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn biết được nên lựa chọn mẫu CV hiệu quả phù hợp với mình.
Thứ nhất
Nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm trong việc làm ngành du lịch, bạn làm việc trong ngành này nhiều năm và làm ở nhiều nơi rồi thì bạn có thể lựa chọn cách trình bày cv xin việc theo trình tự thời gian. Bạn liệt kê từng dấu mốc và quá trình làm việc theo khoảng thời gian làm việc.
Với các trình bày như vậy, các bạn liệt kê chi tiết từng mốc thời gian ứng với từng công việc và tên công ty, có ưu điểm là nhà tuyển dụng sẽ nắm được quá trình làm việc của bạn như thế nào. Đồng thời cũng biết được công ty mà bạn đã từng làm, điều này cũng một phần nào đánh giá được năng lực của bạn khi làm việc tại các công ty có quy mô lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên, các trình bày này cũng mang đến không ít rắc rối cho ứng viên, bởi nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn là người hay nhảy việc. Nhất là đối với những công việc mà bạn chỉ làm trong khoảng vài tháng ngắn ngủi. Từ đó, có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không kiên định, không đảm bảo được răng khi tuyển bạn vào làm việc bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty của họ hay không.
Thứ hai
Nếu bạn là người có ít kinh nghiệm làm việc trong lĩnh của ngành du lịch thì bạn nên lựa chọn cách trình bày cv theo chức năng. Bạn không liệt kê các mốc thời gian làm việc ứng với từng công việc mà bạn liệt kê những kỹ năng mà bạn có, những kỹ năng này phải có liên quan đến ngành du lịch, phục vụ cho ngành du lịch…
Ưu điểm của các trình bày này chính là các ứng viên hay nhảy việc giấu đi nhược điểm này của bản thân. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng lại luôn mong muốn ứng viên trình bày theo kinh nghiệm làm việc, bởi vì theo cách đó thì nhà tuyển dụng mới có thể nắm bắt được từng giai đoạn, quá trình làm việc của ứng viên. Các trình bày này phù hợp với những người không có nhiều kinh nghiệm làm việc và các sinh viên mới ra trường.
Thứ ba
nếu bạn là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, lại là người có chuyên môn giỏi, nhiều kỹ năng và thành công trong nghề thì bạn trình bày theo cách kết hợp cả chức năng và thời gian.
Bạn tự tin vào những năm tháng làm việc của mình, bạn tự tin vào những kỹ năng mà bạn có trong suốt quá trình làm việc. Cách trình bày này phù hợp với những người ứng tuyển vào vị trí cấp cao trong ngành.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: canavi.com, timviec365.vn,…)