Hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không và đáp án chuẩn xác

Hồ sơ xin việc chính là công cụ không thể thiếu đối với mọi ứng viên khi tìm việc làm, thế nhưng vấn đề khiến nhiều người bàn cãi lại là bảng điểm. Các ứng viên chưa có kinh nghiệm không biết hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không ?

Nếu bạn là một ứng viên sắp sửa tham gia vào đợt tuyển dụng tại doanh nghiệp nào đó vậy thì đừng bỏ qua bài viết này, ở đây sẽ có đáp án chuẩn xác cho vấn đề “hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không ?”. Cùng theo dõi để biết cách chuẩn bị cho hiệu quả và nâng cao cơ hội trúng tuyển bạn nhé.

1. Những thành phần tham gia trong hồ sơ xin việc của ứng viên

Mặc dù nộp file mềm hồ sơ xin việc trực tuyến là hình thức phổ biến được ứng viên ưa chuộng và sử dụng thường xuyên, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn lại loại bỏ đi việc chuẩn bị bộ hồ sơ bản cứng để nộp cho nhà tuyển dụng nhé.

Tuỳ vào từng doanh nghiệp, hồ sơ xin việc sẽ có những yêu cầu khác nhau. Thường thì những doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều quy định khắt khe hơn so với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, bên cạnh đó số lượng giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị cũng có sự khác biệt.

Những thành phần tham gia trong hồ sơ xin việc của ứng viên Những thành phần tham gia trong hồ sơ xin việc của ứng viên

Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thành phần tham gia của hồ sơ xin việc để xem bạn cần chuẩn bị những gì nhé:

– Sơ yếu lý lịch

– CV xin việc

– Mẫu đơn xin việc chung

– Bằng cấp và chứng chỉ liên quan tới chuyên ngành

– Giấy khám sức khỏe đi làm

– Ảnh thẻ kích thước 4×6 hoặc 3×4

– Giấy khai sinh photo xin công chứng

– Sổ hộ khẩu photo có xin dấu công chứng

– Giấy xác nhận dân sự

Đó là những giấy tờ thường xuất hiện trong hồ sơ yêu cầu, đồng thời chúng cũng nằm trong danh sách yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ứng viên của mình không phân biệt các vị trí công việc.

Rõ ràng trong số này không thấy có bảng điểm, thế nhưng liệu rằng việc nó xuất hiện trong hồ sơ xin việc có giúp ứng viên thay đổi cục diện hay không?

Tham khảo thêm: Điểm qua một số mẫu CV xin việc đơn giản, hỗ trợ bạn trên con đường xin việc của mình

2. Trong hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không?

Cho dù vị trí ứng tuyển của bạn là công nhân, nhân viên văn phòng hay quản lý trong doanh nghiệp thì hồ sơ xin việc của bạn vẫn không yêu cầu phải có bảng điểm.

Tuy nhiên nếu như bạn kèm theo bảng điểm trong hồ sơ xin việc của mình, nhất là các nhà quản lý tương lai thì bạn sẽ dễ dàng tỏa sáng hơn.

Bạn cũng biết nhu cầu muốn khai thác ứng viên từ phía nhà tuyển dụng là không giới hạn, họ mong muốn nhìn thấy càng nhiều thông tin về ứng viên càng tốt. Điều đó giúp họ có thêm nhiều căn cứ để đánh giá và lựa chọn hiệu quả hơn.

Trong hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không Trong hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không?

Mặc dù đã có những quy định về việc chuẩn bị file hồ sơ xin việc, trong đó số lượng giấy tờ cần chuẩn bị cũng khá chi tiết và rõ ràng nhưng nếu nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy rõ hơn năng lực của bạn bằng giấy tờ nào khác như bảng điểm thì đó cũng không phải là phạm quy.

Thậm chí, những ứng viên tự bổ sung thêm những giấy tờ chứng minh năng lực như bảng điểm thì càng dễ chinh phục nhà tuyển dụng hơn.

Trở lại với câu hỏi nêu trên, người tìm việc luôn muốn nhận được đáp án về sự cần thiết của bảng điểm trong hồ sơ xin việc của họ. Vậy thì câu trả lời này sẽ khiến bạn có thêm kiến thức vững vàng hơn vào mớ kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin việc của mình.

Hồ sơ xin việc không nhất thiết phải có bảng điểm, trừ khi doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển họ có yêu cầu thì mới cần chuẩn bị, còn không thì ứng viên có thể cân nhắc thật kỹ về việc sử dụng nó.

3. Những thời điểm phù hợp để đưa bảng điểm vào trong hồ sơ xin việc

Nếu doanh nghiệp bạn ứng tuyển yêu cầu ứng viên của họ phải kèm theo bảng điểm thì chắc chắn bạn sẽ phải chuẩn bị và đưa vào hồ sơ xin việc của mình, điều này thì không có gì đáng bàn cãi cả.

Trường hợp thứ hai mà ứng viên nên dùng bảng điểm đó là khi bạn sở hữu một bảng điểm chất lượng. Có nghĩa là điểm số của bạn toàn ở mức cao và nó đồng đều cho tất cả các môn học khác nhau.

Những thời điểm thích hợp để xuất hiện bảng điểm trong hồ sơ xin việc Những thời điểm thích hợp để xuất hiện bảng điểm trong hồ sơ xin việc

Nếu ở 1 trong 2 trường hợp nêu trên thì có thể khẳng định với bạn rằng bạn nhất định phải để bảng điểm xuất hiện trong hồ sơ xin việc của mình. Đó chính là cơ hội và lợi thế rất ít người có được, nó sẽ giúp bạn có thêm 1 điểm cộng trong cuộc chiến này.

4. Bảng điểm trung bình và cách chinh phục nhà tuyển dụng khó tính

Với những ứng viên không sở hữu con số ấn tượng trong bảng điểm mà lại ứng tuyển vào doanh nghiệp yêu cầu bạn phải có bảng điểm, vậy thì trường hợp này cần xử lý ra sao?

Có lẽ bạn và nhiều người khác không biết rằng bảng điểm chỉ phát huy tác dụng tối đa của nó khi ứng viên là một tờ giấy trắng chưa từng trải. Nghĩa là các bạn sinh viên mới ra trường chưa từng làm việc ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Còn khi bạn đã sở hữu kinh nghiệm đầy mình, đã có những kỹ năng chuyên môn liên quan tới việc làm đang ứng tuyển thì chắc chắn bảng điểm sẽ không còn là rào cản cho thành công của bạn nữa.

Một số bí quyết giúp những ai sở hữu bảng điểm “không đẹp” sẽ được trình bày ở nội dung bên dưới, nếu bạn có quan tâm thì đừng bỏ qua những thông tin này nhé.

Bảng điểm trung bình và cách chinh phục nhà tuyển dụng khó tính Bảng điểm trung bình và cách chinh phục nhà tuyển dụng khó tính

4.1. Đảm bảo sự trung thực trong thông tin khi kê khai

Thường những ai sở hữu bảng điểm không đẹp mà lại được yêu cầu để nó xuất hiện thì sẽ rất tự ti về bản thân, họ còn lo lắng và giới hạn cơ hội cho bản thân mình. Nếu làm vậy thực sự không biết đến khi nào thì bạn mới có việc làm mong muốn.

Mặc dù không có bảng điểm đẹp như mong đợi nhưng số lượng người giống bạn khá lớn. Thay vì tự ti về bản thân thì tại sao không thử tìm cách khoe ra những ưu điểm có thể lấn át những con số ấy?

Mỗi người sẽ có điểm mạnh điểm yếu của bản thân khác nhau, không ai là giống ai, chỉ có điều là bạn có tự nhận định được điểm mạnh của mình, và điểm mạnh ấy có thực sự phù hợp với công việc để đủ thuyết phục nhà tuyển dụng hay không.

Giả sử bạn làm hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh, bảng điểm của bạn không cao nhưng bạn lại sở hữu khả năng thuyết phục xuất sắc, điều đó đã được nhiều người nhận xét thì bạn có thể khoe điều này với nhà tuyển dụng.

Hay bạn có khả năng thuyết phục khách hàng và đem về doanh thu khủng vượt chỉ tiêu mà doanh nghiệp đưa ra, nếu đã từng thử khả năng bán hàng của mình ở đâu đó thì hãy viết vào CV xin việc của mình ngay lập tức.

Với những khả năng thiên bẩm hoặc ưu điểm vượt trội có ảnh hưởng tới công việc thì buộc nhà tuyển dụng phải tạm gác bảng điểm sang một bên mà khám phá về bạn nhiều hơn. 

Đảm bảo sự trung thực trong thông tin khi kê khai Đảm bảo sự trung thực trong thông tin khi kê khai

4.2. Hãy khoanh vùng với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ

Bản thân chưa thực sự tự tin với năng lực của mình thì bạn có thể thử sức ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trước. Khi đủ bản lĩnh rồi thì mới tiến đến mục tiêu chinh phục các vị trí ở doanh nghiệp lớn sau.

Đừng nghĩ rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ tuyển dụng ứng viên có bảng điểm trung bình, sự thực không phải vậy. Chỉ là khi ứng tuyển ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bạn sẽ có nhiều cơ hội được chú ý hơn mà thôi.

Một điều nữa khiến cho bạn buộc phải bắt đầu từ các doanh nghiệp nhỏ đó là kinh nghiệm. Nếu quy mô nhỏ và hẹp mà bạn không thể làm tốt thì làm sao bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ ở những môi trường đòi hỏi sự chuyên nghiệp hơn?

Như vậy, rõ ràng những ai có bảng điểm trung bình thì cũng nên thử bắt đầu từ những doanh nghiệp có quy mô nhỏ trước, sau khi tích lũy được kinh nghiệm phù hợp thì có thể lựa chọn một môi trường làm việc phù hợp với mục tiêu công việc của bản thân cũng không muộn.

Hãy khoanh vùng với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Hãy khoanh vùng với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ

4.3. Nếu thấy bảng điểm quá tệ thì hãy giải thích chi tiết – bạn sẽ gia tăng cơ hội

Nếu sở hữu bảng điểm trung bình mà bạn vẫn được gọi đi phỏng vấn thì chắc chắn nhà tuyển dụng đã không quan tâm tới những con số trong bảng điểm. Chính vì vậy bạn cần phải nắm bắt cơ hội này để một lần nữa đưa ra những thông tin chất lượng hơn thuyết phục nhà tuyển dụng.

Trong khi phỏng vấn, có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về lý do vì sao lại không đạt điểm cao khi còn đi học. Đừng quá sợ hãi vì mình sẽ bị mất cơ hội, thay vào đó là đưa ra câu trả lời thành thật, giải thích cho điều đó để nhà tuyển dụng nắm được rõ hơn.

Nếu thấy bảng điểm quá tệ thì hãy giải thích chi tiết - bạn sẽ gia tăng cơ hội Nếu thấy bảng điểm quá tệ thì hãy giải thích chi tiết – bạn sẽ gia tăng cơ hội

Giải thích khác với biện hộ, cho nên đừng ra sức để thanh minh về những kết quả không mấy tốt đẹp đó. Làm như vậy chỉ khiến cho bạn mất đi hình tượng chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.

Thắc mắc hồ sơ xin việc có cần bảng điểm không đã được làm rõ với những phân tích trên. Hy vọng bạn sẽ sớm tìm được công việc mình yêu thích mà không phải nhờ tới sự xuất hiện của bảng điểm.