Hồ sơ xin việc cần công chứng những gì?
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi đi xin việc là chuẩn bị kỹ càng hồ sơ xin việc, trong đó nhiều giấy tờ yêu cầu phải thực hiện công chứng, chứng thực. Vậy hồ sơ xin việc cần công chứng những gì, ở đâu và như thế nào thì hãy cùng luật sư X tìm hiểu trong bài viết đưới đây nhé.
Nội dung tư vấn
Nội Dung Chính
Hồ sơ xin việc cần công chứng những gì?
Theo đúng như quy định của pháp luật một số loại hợp đồng, giấy tờ, giao dịch cần phải thực hiện quy trình công chứng. Việc công chứng này dùng để xác minh được sự chân thực về thông tin cơ bản như: sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề,… công chứng mang tính chất hợp pháp lý quy định nhà nước.
Làm hồ sơ xin việc cần công chứng những gì?
Công chứng có nghĩa là xác thực, xác nhận độ chính xác của thông tin vì vậy việc một số giấy tờ trong hồ sơ xin việc được công chứng sẽ giúp nhà tuyển dụng xác thực thông tin mà ứng viên kê khai. Quan trọng hơn cả, quy trình thủ tục trong tuyển dụng việc làm cũng được tuân thủ theo pháp luật.
Với một bộ hồ sơ đã được pháp luật công nhận thì chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho người lao động. Một trong những lợi ích lớn đó chính là được ký hợp đồng lao động, đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng dành cho người lao động.
Công chứng giấy tờ trong hồ sơ xin việc có cần lệ phí?
Lệ phí cho việc công chứng các giấy tờ trong hồ sơ xin việc sẽ được quy định theo từng cơ sở, đơn vị công chứng. Vậy phí công chứng hồ sơ xin việc được quy định như thế nào. Mức lệ phí phổ biến sẽ được áp dụng như sau: mỗi một trang được công chứng sẽ cần trả mức phí là 5.000 đồng, kể từ trang thứ 3 trở đi, lệ phí sẽ giảm đi còn 3.000 đồng.
Những con số trên cho thấy lệ phí công chứng không hề đắt đỏ. Tính tổng toàn bộ các giấy tờ cần công chứng trong một bộ hồ sơ sẽ không vượt quá mức chi phí 50.000 đồng.
Trong Nghị định số 23, Điều 20, điều kiện tiêu chuẩn nếu muốn chứng thực giấy tờ bản sao thì bạn cần phải xuất trình được với cơ quan công chứng bản chính. Vì thế mà việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần công chứng trong hồ sơ xin việc sẽ phải bao gồm cả bản chính lẫn bản sao. Tức là cá nhân phải mang theo cả giấy tờ bản gốc đến công chứng nhằm cung cấp cho cán bộ công chứng có căn cứ đối chiếu xác thực. Khi đó thủ tục công chứng mới được coi là đầy đủ và được tiến hành việc chứng thực.
Ở thời điểm hiện tại, dựa vào Công văn 873 thì bản sơ yếu lý lịch chỉ cần xác thực chữ ký vì thế mà giấy tờ này sẽ được thực hiện theo quy định, thủ tục của việc chứng thực chữ ký. Điều đó sẽ dẫn đến những lưu ý quan trọng về việc mang theo những giấy tờ quy định bao gồm:
– Bản chính/ bản sao đã được chứng thực của Căn cước công dân/ Chứng minh thư/ Hộ chiếu. Yêu cầu dấu xác nhận còn thời hạn sử dụng.
– Sơ yếu lý lịch được dùng để ký tại cơ quan xin công chứng, chứng thực và tiến hành ngay dưới sự quan sát, chứng kiến của cán bộ có thẩm quyền.
Những giấy tờ cần công chứng khi xin việc
Thông thường, trong bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm: Đơn xin việc; CV; Chứng minh nhân dân; Sơ yếu lý lịch; Bằng cấp, chứng chỉ liên quan; Giấy khám sức khỏe.
Trong đó, các giấy tờ như Đơn xin việc, CV xin việc và Giấy khám sức khỏe không cần công chứng, chứng thực
Lưu ý, Giấy khám sức khỏe phải có xác nhận của cơ sở y tế, hiệu lực 06 tháng.
Như vậy, các giấy tờ bạn cần thực hiện công chứng, chứng thực gồm:
– Sơ yếu lý lịch;
– Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Bản photo sổ hộ khẩu;
– Bản photo giấy khai sinh;
-Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan…
Trường hợp chứng thực chữ ký, theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
– Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Đồng thời, căn cứ Điều 20 Nghị định 23/2015, khi chứng thực bản sao từ bản chính, người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao các giấy tờ yêu cầu.
Riêng với trường hợp xác nhận sơ yếu lý lịch, theo Công văn 873/HTQTCT-CT, chỉ được thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên sơ yếu lý lịch. Do đó, việc xác nhận sơ yếu lý lịch sẽ được thực hiện theo thủ tục về chứng thực chữ ký và người yêu cầu chứng thực phải chuẩn bị các giấy tờ nêu trên khi đi chứng thực.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Hồ sơ xin việc cần công chứng những gì? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ xin việc công chứng ở đâu?
Sau khi bạn đã chuẩn bị xong những thông tin cần thiết cho một bộ hồ sơ xin việc bạn cần chuẩn bị thủ tục công chứng và tìm tới địa điểm công chứng hồ sơ xin việc. Trước đây, bạn có quyền công chứng bất kỳ ở một cơ sở, cơ quan, nhà nước như: Ủy Ban Nhân Dân cấp Phường/Xã/Quận/Huyện/Thị trấn,… Nhưng hiện nay, để đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân nên có nhiều văn phòng công chứng có dấu xác nhận hợp pháp, thủ tục nhanh gọn và có khắp mọi nơi tỉnh thành trên cả nước.
Công chứng là gì?
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
5/5 – (3 bình chọn)