Hồ sơ xin việc bác sĩ là gì? Các giấy tờ bắt buộc có trong hồ sơ bác sĩ
Trang Hạ Thứ ba, 17/05/2022
Hiện nay, bác sĩ là một ngành khá hot không chỉ vì mức thu nhập khủng mà sự đãi ngộ với ngành này là khá tốt. Vậy những bạn đang có nguyện vọng được khoác trên mình bộ đồng phục blouse đã trang bị cho mình được những kiến thức gì về hồ sơ xin việc? Cùng đồng hành với chúng tôi để có được thêm kinh nghiệm chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc bác sĩ đầy đủ nhất nhé!
1. Hồ sơ xin việc bác sĩ là gì?
1.1. Hồ sơ xin việc bác sĩ
Hồ sơ xin việc bác sĩ là một thủ tục bắt buộc phải có nếu các bạn muốn xin việc tại các cơ sở y tế. Nó giúp nhà tuyển dụng có thông tin của ứng viên như: trình độ học vấn, địa chỉ,… để từ đó có thể tìm ra ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Hồ sơ xin việc bác sĩ là gì
1.2. Những thủ tục bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc bác sĩ
Để có một bộ hồ sơ xin việc bác sĩ ứng viên cần phải chuẩn bị các giấy tờ bao gồm: sơ yếu lý lịch, đơn xin việc vị trí bác sĩ, CV xin việc, cùng với bản sao của các văn bằng chứng chỉ đối với việc hành nghề bác sĩ, kinh nghiệm làm việc của ứng viên.
Ngoài ra còn có giấy khám sức khỏe, giấy tờ cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, cùng với sổ hộ khẩu và ảnh thẻ theo yêu cầu của đối với vị trí bác sĩ, ngoài ra còn có các loại giấy tờ khác theo yêu cầu nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng có thể gửi văn bản hoặc yêu cầu riêng với từng ứng viên.
1.3. Cách làm hồ sơ xin việc bác sĩ
Không chỉ ngành bác sĩ mà tất cả các ngành đều yêu cầu ứng viên phải chuẩn bị hồ sơ xin việc. Trong bộ hồ sơ có 4 loại quan trọng nhất là: đơn xin việc, CV ứng viên, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe,…
Cách làm hồ sơ xin việc bác sĩ
1.3.1. Đơn xin việc bác sĩ
Đơn xin việc bác sĩ là một loại văn bản được đi kèm trong hồ sơ xin việc, trong đó được thể hiện nguyện vọng của ứng viên khi muốn ứng tuyển vào vị trí bác sĩ tại các cơ sở y tế. Đơn này bạn có thể viết bằng tay hoặc đánh máy tùy sở thích cũng như khả năng của bạn.
Trong đơn này bạn có thể trình bày qua về trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn trước khi vào nơi bạn muốn ứng tuyển.
Đơn xin việc chủ yếu gồm 4 phần chính:
– Thông tin cá nhân của ứng viên như: tên, tuổi, quê quán,…
– Trình độ giáo dục của ứng viên
– Kinh nghiệm và chuyên môn làm việc
– Số điện thoại ứng viên để nhà tuyển dụng liên lạc khi có mời phỏng vấn hoặc khi đã trúng tuyển
1.3.2. CV để ứng tuyển vị trí bác sĩ
Đây cũng là một bản đi kèm cùng hồ sơ xin việc. CV và đơn xin việc tuy giống nhau về bản chất nhưng khác nhau ở chỗ CV là bản chi tiết nhất thông tin của ứng viên, còn đơn xin việc là bản tóm tắt.
Trong CV bao gồm 7 phần chính:
CV ứng tuyển bác sĩ
– Hình ảnh và thông tin của ứng viên
– Mục tiêu nghề nghiệp: nói lên kế hoạch trong tương lai, và sự cố gắng phấn đấu của bản thân ra sao.
– Kinh nghiệm làm việc: Nói lên quá trình làm việc của ứng viên: làm ở đâu, chức vụ gì, từ ngày nào đến ngày nào.
– Học vấn: Học những trường nào, chuyên ngành gì.
– Chứng chỉ: trong quá trình học tập bạn đã có những loại chứng chỉ nào, tốt nghiệp loại gì?
– Sở thích: những điều mà ứng viên yêu thích nhất
Ngoài ra ở một số CV khác còn có thêm một phần nữa là thành tích, tức là trong quá trình làm việc và học tập thì ứng viên đã có những thành tích nào nổi bật
1.3.3. Sơ yếu lý lịch đối với vị trí bác sĩ
Trong hồ sơ xin việc bác sĩ, sơ yếu lý lịch tự thuật là một dạng thông tin cá nhân bắt buộc ứng viên phải có. Đây là một dạng để kê khai chi tiết về thông tin cá nhân để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm được thông tin về ứng viên. Trước khi viết sơ yếu lý lịch thì ứng viên cần chuẩn bị trước các giấy tờ cần thiết để quá trình kê khai thuận lợi và nhanh chóng nhất. Các loại giấy tờ bạn nên chuẩn bị trước khi làm sơ yếu: ăn cước công dân, sổ hộ khẩu, các loại văn bằng, chứng chỉ,…
Sơ yếu lý lịch hồ sơ bác sĩ
Trong phần sơ yếu lý lịch bao gồm 2 phần chính: thông tin các nhân và hoàn cảnh gia đình.
– Thông tin cá nhân: ảnh, tên tuổi, quê quán,số căn cước, số điện thoại của người thân để nhà tuyển dụng có thể liên lạc khi cần, trình độ văn hóa, ngoài ra còn có các thông tin cơ bản về ứng viên.
– Hoàn cảnh gia đình: mục này thì bao gồm các thông tin về bố, mẹ, và quá trình làm việc và hoạt động của họ.
Ngoài ra ở một số tờ sơ yếu lý lịch khác thì còn có thêm mục các thành viên trong gia đình và quá trình làm việc và công tác của ứng viên theo từng mốc thời gian cụ thể.
1.3.4. Giấy khám sức khỏe ứng viên
Giấy khám sức khỏe mục đích chính là giúp nhà tuyển dụng biết được tình trạng hiện nay của ứng viên như thế nào? Và từ đó nhà tuyển dụng biết được ứng viên đó có phù hợp với cường độ công việc của cơ sở y tế hay không?
Trong giấy khám sức khỏe có 3 mục chính: thông tin cá nhân, tiểu sử bản thân, phần khám.
– Ảnh và thông tin cá nhân
– Tiền sử bệnh của bản thân: tức là trước khi đi khám sức khỏe thì ứng viên có bị bệnh gì hay không.
1.3.5. Văn bằng và chứng chỉ liên quan
Văn bằng và chứng chỉ liên quan rất quan trọng trong hồ sơ xin việc bác sĩ. Ứng viên cần cung cấp các loại bằng mà liên quan đến công việc mà bác sĩ ứng tuyển: bằng đại học, hoặc bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ ( nếu có). Ngoài bằng Đại học thì các ứng viên cũng cần chuẩn bị các chứng chỉ đã được cấp ví dụ như; chứng chỉ tin học, tiếng anh,…
Các văn bằng chứng chỉ liên quan
Những loại giấy tờ này ứng viên chỉ cần photo và xin công chứng là được.
1.3.6. Các loại giấy tờ khác
Ngoài những giấy tờ bắt buộc phải có thì ứng viên còn có thể chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ khác mà cơ sở y tế yêu cầu như:
– Chứng chỉ hành nghề: 36 tháng hoặc 54 tháng (nếu có)
– Sổ bảo hiểm xã hội hay giấy chứng nhận ưu tiên gia đình có công với cách mạng
– Căn cước công dân (bản photo có công chứng), sổ hộ khẩu (bản photo có công chứng)
– Chuẩn bị 2 – 4 ảnh 3*4 hoặc 4*6 để dán vào các giấy tờ có trong hồ sơ. Ảnh hồ sơ phải chụp trong khoảng 6 tháng trở lại đây
2. Một số kinh nghiệm khi chuẩn bị hồ sơ xin việc bác sĩ
2.1. Tất cả các loại giấy tờ đều phải đầy đủ
Vì bác sĩ là một nghề rất đặc thù nên việc yêu cầu giấy tờ đầy đủ ngay khi đi xin việc là điều rất cần thiết. Điều này giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự cẩn thận cũng như đánh giá được phần nào ứng viên có phù hợp với công việc mà nhà tuyển dụng đang cần hay không.
Ngoài ra có một số loại giấy tờ bắt buộc có công chứng của chính quyền địa phương thì mới được chấp nhận. Vì vậy, nếu muốn ứng tuyển vị trí bác sĩ thì các ứng viên cố gắng dành ra khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị.
Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin việc bác sĩ
2.2. Thông tin rõ ràng và phải đảm bảo chính xác
Một điều nữa chúng tôi muốn chia sẻ với ứng viên đó chính là việc cung cấp thông tin một cách chính xác nhất. Bạn nên nhớ là các nhà tuyển dụng sẽ rất có kinh nghiệm trong việc đánh giá thông tin của ứng viên qua một vài câu hỏi.
Hiện nay, thời đại công nghệ số nên việc nộp hồ sơ ứng tuyển trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể nộp online hoặc trực tiếp cho nhà tuyển dụng tùy theo yêu cầu mà họ đưa ra.
Như vậy, để có được một bộ hồ sơ xin việc bác sĩ thực sự ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết. Trước khi nộp cho nhà tuyển dụng bạn nên kiểm tra xem giấy tờ có bị nhàu nát hay gạch xóa gì không? Từ đó, các nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có thực sự cẩn thận và yêu công việc này. Chúc các bác sĩ tương lai có thêm nhiều hành trang để đi xin việc nhé!
Đơn xin việc bác sĩ – Cơ hội việc làm dành cho các ứng viên
Hiện nay, nghề bác sĩ đang khá hot và là sự lựa chọn của rất nhiều bạn ứng viên. Để nắm bắt cơ hội của mình thì đơn xin việc bác sĩ sẽ là điều mà bạn cần chuẩn bị. Cùng tìm hiểu chi tiết về đơn xin việc bác sĩ qua bài viết dưới đây nhé.
Đơn xin việc bác sĩ