Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Thành lập công ty TNHH 1 thành viên là lựa chọn của rất nhiều doanh nhân. Với đặc thù sự linh động của Công ty TNHH là do 1 người hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu nên loại hình công ty này rất phù hợp với nhu cầu thực tại của doanh nhân. Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên về cơ bản giống các loại hình công ty khác tuy nhiên công ty TNHH 1 thành viên có một số vấn đề pháp lý khác biệt cụ thể. Tại bài viết này, công ty Luật Việt An sẽ hướng dẫn doanh nghiệp một số vấn đề pháp lý khi thành lập Công ty  dẫn TNHH một thành viên.

Số lượng thành viên khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Như đúng tên gọi của loại hình công ty, số lượng thành viên khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên luôn duy nhất là một người hoặc một tổ chức. Theo đó thành viên Công ty có thể là do người góp vốn hoặc 1 công ty góp vốn thành lập.
  • Công ty TNHH 1 thành viên trước đây chỉ có tổ chức mới được thành lập,do đó hiện còn rất nhiều công ty có vốn nhà nước hoạt động ở loại hình công ty này.

Lưu ý về hạch toán tiền lương của giám đốc công ty TNHH do cá nhân là chủ sở hữu

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau: “Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

[…]2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

[…] 2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

[…] d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. […]”

  • Như vậy, nếu như giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên đồng thời là chủ công ty TNHH 1 thành viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi giám đốc này là chủ sở hữu của công ty TNHH thì tiền lương người này nhận được “do người này chi trả cho chính mình”, không phù hợp với nguyên tắc xác định “tiền lương”. Do đó tiền lương trả cho giám đốc đồng thời là chủ sở hữu công ty không chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Nếu là giám đốc do công ty TNHH 1 thành viên thuê theo dạng hợp đồng lao động thì vẫn tính chi phí như chi phí lương bình thường của lao động. Đồng thời tiền lương của giám đốc thuê phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuy nhiên, khách hàng chỉ cần chuẩn bị bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tương đương như thẻ căn cước công dân. Các việc còn lại Luật Việt An sẽ hỗ trợ toàn bộ với thời gian hoàn thành từ 04 – 06 ngày làm việc bao gồm tư vấn và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh. Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Lưu ý: Theo quy định của pháp luật công ty TNHH một thành viên phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân cho công ty tnhh 1 thành viên

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Việt An sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.

Lưu ý: Hiện nay trong năm 2022

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp

Trong trường hợp Công ty có nhu cầu khắc con dấu pháp nhân thứ hai, Luật sư Việt An sẽ hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục khắc con dấu thứ hai.

Mọi thông tin về chính sách, thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập công ty TNHH một thành viên và các thủ tục sau thành lập, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết!