Hồ Than Thở – Vẻ Đẹp Hồ Than Thở Nghìn Năm Đà Lạt
Hồ Than Thở là một trong những hồ nước tự nhiên thuộc thành phố ngàn hoa Đà Lạt, hồ này rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến cùng với thời Hồ Xuân Hương Đà Lạt. Có nhiều truyện kể vừa diễm tình, vừa lãng mạn vừa bi thảm trong quần thể thắng cảnh: Hồ Than thở, đồi thông Hai Mộ – Rừng Ái Ân.
Một số du khách có thắc mắc là Hồ Than Thở ở đâu ? làm cách nào để đi đến đó ? Hồ Than Thở cách trung tâm thành phố Đà Lạt 6km về hướng bắc theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương. Từ khu chợ Hoà Bình tới đây bằng xe ôm, có giá giao động từ 15 đến 20 ngàn đồng.
Hồ này nằm giưa những đồi thông cao vút, mát lạnh và tĩnh mịch, cạnh bên cánh rừng cũng dầy rậm cây thông trữ tình có tên rất ấn tượng: rừng Ái Ân. Cảnh vật quanh hồ thơ mộng. Mặt nước luôn phẳng lặng.
Từ bao đời, cảnh quan ở đây rất dịu mắt. Người ta tưởng chừng như chỉ còn nghe tiếng gió nhẹ vi vu, tiếng thông reo êm tai như lời thở than, nức nở của người tình. Có lẽ do đó mà bao nhiêu truyền thuyết về những cuộc tình oan trái đã mượn hồ nước này để giữ mãi ý nghĩa sâu sắc, thâm trầm lẫn thương đau của những mối tình thuỷ chung. Nơi đây thường gây nhiều nỗi nhớ nhung, bao kỷ niệm cho du khách và làm ngẫu hứng khẩu thành thơ cho những người có tâm hồn thi sỹ.
Khi tôi trở lại với rừng đồi Ái Ân, nhìn sang hồ Than Thở, đã rạt rào con tim già cỗi, làm ngay trong vài phút bài thơ “tam giác” Đồi thông hoài niệm:
Tản mạn đồi thông một nắng chiều
Lâng lâng tâm thức mối tình yêu
Nhớ nhung, nhung nhớ đầy ấp ủ
Lần bước chân đi, thấm thía nhiều.
Ai nỡ trách người phiêu lãng?
AI hiểu được lúc hoài mong?
Chỉ tiếng chuông reo trong gió
Mới xẻ chia niệm khúc lòng.
Đà Lạt trong hoàng hôn
Như giấc mơ huyền ảo
Đưa hồn vào bãng lãng
Tản mạn cõi hư vô.
Chiều vàng lặng ngắm
Thăm thẳm tình thơ
Ý nghĩ vật vờ
Thương yêu nặng lắm!
Đà Lạt ơi!
Kỷ niệm,
Đời!
Chuyện Tình yêu bất diệt Hồ Than Thở.
Có người cho rằng tên Than Thở bắt nguồn từ truyện tình Hoàng Tùng – Mai Nương vào thế kỷ 18. Khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi quân xâm lượt nhà Thanh, Hoàng Tùng đã có mặt trong đoàn quân trai trẻ yêu nước. Trước khi lên đường chinh chiến, Hoàng Tùng dẫn người yêu tên Mai Nương ra bờ hồ này tâm tình, thề hứa sẽ trở về vào mùa xuân năm sau, lúc Mai Anh Đào nở rộ báo tin thắng trận.
Sau đó, Mai Nương nhận được tin Hoàng Tùng hy sinh trên chiến trường, nàng tuyệt vọng gieo mình xuống nước tự trầm., Trớ triêu thay, đó là tin thất thiệt, Hoàng Tùng còn sống, vinh quang trở về đúng vào mùa xuân Mai Anh Đào nở rộ. Chàng đau khổ vô hạn khi biết người yêu đã chết vì chung thuỷ với mình.
Thời gian sau, triều đại Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn Trả thù những người có công với triều đại Tây Sơn, Hoàng Tùng chạy lánh ra tới bên hồ năm xưa, quyết theo người yêu, tìm nguồn hạnh phúc chung sống với Mai Nương ở bên kia thế giới. Từ đó hồ có tên là Than Thờ cho đến ngày nay.
Chuyện tình này, xét về yếu tố thời điểm lịch sử và bối cảnh vùng Đà Lạt thấy không hợp lý và chỉ là chuyện tình… tiểu thuyết.
Một lý giải khác, tên Hồ Than Thở có liên quan đến sự tích “đồi thông hai mộ“.
Hồ Than Thở là hồ nhân tạo có diện tích ban đầu là 13ha, hiện nay mặt hồ bị bồi lấp chỉ còn khoảng 6ha. Vốn là một hồ nhỏ, người Pháp xưa kia cho làm một đập ngăn chặn nước tạo thành hồ, đặt tên là Lac Des Surprises (hồ nước có nhiều kinh ngạc).
Sau năm 1975, có một thời gian được gọi là hồ Sương Mai nhưng người dân Đà Lạt và du khách vẫn gọi cái tên vừa trữ tình, vừa lãng mạn vừa xót xa là Than Thở. Năm 1990, chính quyền thành phố Đà Lạt quyết định cho khôi phục tên này chính thức. Đầu năm 1999, Bộ văn hoá Thông tin ra quyết định công nhận hồ Than Thở là một trong 8 thắng cảnh đẹp cấp quốc gia của thành phố Đà Lạt.
Đăng bởi: du lich viet
5/5 – (1 bình chọn)