Hiromi Shinya – Thư viện Vì Ngày Mai
Hiromi Shinya là bác sĩ đầu tiên trên thế giới phát minh ra kỹ thuật nội soi, cũng là người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp đại tràng. Ông cũng chính là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Nhân tố Enzym – Phương thức sống lành mạnh”.
Báo chí nói về Hiromi Shinya
Liên hệ tác giả
Sách của Hiromi Shinya
- Nhân tố Enzyme – Phương thức sống lành mạnh
- Nhân tố Enzyme – Thực hành
- Nhân tố Enzyme – Trẻ hoá
- Nhân tố Enzyme – Minh hoạ
Review “Nhân tố Enzyme – Phương thức sống lành mạnh”
“Cuốn sách bất cứ ai còn quan tâm đến sức khỏe của mình nên cầm lên đọc ngay và luôn!
Sách khá mỏng, chỉ có 200 mấy trang, dành cả một ngày là đọc xong thôi. Nhưng lượng kiến thức sức khỏe chứa trong 200 mấy trang này nhiều và bổ ích không tưởng được! Đọc rồi mới biết tất cả những quan niệm ăn uống mà mạng, báo chí, tv quảng bá rầm rộ mà bạn tin là tốt cho sức khỏe đều sai lầm hoàn toàn! Từ giờ cố gắng không bỏ bê sức khỏe nữa, đọc xong quyển này ngộ ra được nhiều chân lí sức khỏe mới.
Ngưỡng mộ bác sĩ Hiromi Shinya đã nghiên cứu để đưa ra những quan niệm hoàn toàn mới mẻ trong cuốn sách. Bảo sao ông sống khỏe tới vậy!”
Vivian Đình – Goodreads
“”NHÂN TỐ ENZYME” CON DAO HAI LƯỠI
Tại sao mình lại nói cuốn này là “Con dao hai lưỡi”, bởi vì nếu đọc nó mà không tỉnh táo, thì chưa chắc nhận thức và sức khỏe của các bạn đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực đâu!
Bản thân mình cũng có 1 chút thích thú việc tìm hiểu và đọc sách y học, vì vậy, mình đã tìm hiểu 1 số bài review và thấy các bạn đánh giá rất cao, thậm chí thần thánh nó lên 1 tầm cực cực cao nên mình đã quyết định mua 1 bộ 4 quyển về nghiền ngấm.
Mở từng trang sách trong niềm hào hứng và mình đã gần như thực sự tin rằng cuốn sách này đúng như các bạn giới thiệu khi đọc qua 1 số chi tiết về tác giả.
Tác giả quả thực là một người rất nổi tiếng, tài năng, điều này không thể phủ nhận và bàn cãi. Thậm chí ông còn là người đầu tiên “cắt bỏ polyp bằng phương pháp nội soi đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng” và đương nhiên với sự nổi tiếng đó thì bệnh nhân đến với ông không chỉ có những người dân bình thường mà cả những người nổi tiếng trong giới nghệ thuật, thậm chí là cả nguyên thủ quốc gia.Vì thế nên việc đánh giá tác phẩm cũng lại phải dưới 1 cái nhìn khắt khe hơn rồi!
THẾ NHƯNG, mọi sự mong chờ ở 1 cuốn sách mà mình đầy hy vọng đã dừng lại ở phần này. Sau khi đọc 50 trang, thực sự mình đã có ý định dừng lại và không bao giờ đọc tiếp, và thực sự mình đã dừng nó lại trong vài tháng. Thế nhưng tối hqua mình lại vô tình đọc được 1 bài review của 1 bạn trên 1 pape đọc sách và cũng vẫn là những nội dung review đại loại như hết sức ca ngợi, thần thánh nó như 1 bảo vật để bắt đầu áp dụng vậy. Thực sự mình cảm thấy rất BẤT NGỜ, không hiểu sao nó lại được nó lại được mọi người khen ngợi nhiều như vậy, luôn được xuất hiện trong danh sách sách y học đáng mua như vậy. Vì vậy mình đã quyết định đọc nốt quyển tập 1, đọc 1 quyển là đủ review cho bộ 4 quyển này rồi.
I. Chúng ta bắt đầu vào lưỡi thứ nhất nhé, đây là lưỡi mà đa số các bạn đọc đều nhìn thấy và nhận ra. Chúng thực sự là những lời khuyên rất tốt cho sức khỏe và nếu áp dụng chính xác, các bạn sẽ có 1 sức khỏe tốt, không bệnh tật cả vể thể chất lẫn tinh thần. Thế nhưng, nhưng, các bạn có để ý không? Tất cả những kiến thức ấy mọi người không nhận thấy nó rất phổ thông sao, nó xuất hiện xung quanh các bạn hằng ngày luôn ấy, trên báo, tạp chí, ti vi, thậm chí là bố mẹ, người thân hay các bà bán rau ngoài chợ cũng biết 1 số:
…”Với những ai ăn nhiều thịt, hãy nhớ rằng ăn nhiều thịt sẽ phá hoại sức khỏe của bạn và đẩy nhanh quá trình lão hóa”.
Cái này không phải bây giờ gần như ai cũng biết hay sao, tivi, thời sự, đài phát thanh nói quá nhiều về tác hại của việc ăn nhiều thịt trong thời gian mà thực phẩm k đảm bảo hiện nay rồi, chẳng có gì đặc biệt.
…”Các món dầu mỡ không thích hợp với người Nhật”. Trong mục này tác giả đại ý nói rằng ăn nhiều thực phẩm có dầu mỡ, chiên xào 1 hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất lớn là không tốt cho sức khỏe. Dĩ nhiên, điều này là đúng.
…”Rượu và thuốc lá chính là thói quen tồi tệ nhất”. Các bạn có thể nói rằng tuy những điều này rất phổ biến xung quanh nhưng không có ai giải thích như tác giả phải không. VD như trong nhận định này, tác hại của hút thuốc lá và rượu thì các bạn chắc cũng biết rồi. Nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi hàng đầu là do thuốc lá, hay rượu dẫn tới xơ gan, ung thư gan, loạn thần… Nhưng ở đây tác giả đề cập tới việc sạm da:” Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là có thể biết người đó hút thuốc hay không” mình xin thưa là ông này bốc phét. Thế bây giờ bố mình, da trắng như cgai, mới hút thuốc 1 năm, t nói thẳng là da chẳng có gì khác mấy đâu các bạn à. Quá trình sạm da nó không phải diễn ra trong 1 sớm 1 chiều mà có thể nhìn phát nhận ra ngay như thế. Chưa kể mấy ông Châu phi, người Mĩ đầy da đen, chắc bệnh nhân của ông ấy cũng nhiều người da đen lắm, có mà nhìn cái biết ngay được -_-
Còn nhiều lắm, những kiến thức cực kì phổ thông, không có gì quá đặc biệt ở bộ này như ăn nhiều rau củ quả này, uống nhiều nước này, khi ăn nên nhai kĩ này, thành phần bữa ăn nên chưa nhiều rau này…bla bla. Thậm chí còn nhai đi nhai lại nhiều lần cùng 1 nội dung. Vậy mình dừng lại ở đây phần lưỡi thứ nhất.
II. Lưỡi thứ 2: Phần lưỡi này cực kì nguy hiểm nếu bạn đọc không tỉnh táo, dễ gây hiểu lầm cho nhận thức. Mình sẽ cố gắng phân tích 1 vài ý, chứ có nhiều lắm:
1. “Trong cuốn sách này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp ăn uống Shiyna giúp tỉ lệ tái phát ung thư còn 0%”. Khẳng định luôn với mọi người rằng tính đến giây phút hiện tại, thế giới chưa có bất kì một công bố về một phương pháp, kĩ thuật, liệu trình, thủ thuật nào khẳng định chắc chắn giúp tỉ lệ tái phát ung thư xuống còn 0% cho tất cả các bệnh nhân cả.Còn ở VN, cứ ung thư là án tử, nói thế cho nó vuông. Chứ còn bảo tỉ lệ tái phát còn 0% thì khác gì là chữa khỏi bệnh. Vậy nên nếu nhầm lẫn chỗ này là rất nguy hiểm nè, sợ các bạn lại ảo tưởng, người nhà có ung thư mà lại cứ chế độ ăn uống Shiya mà phang xong không đến bệnh viện thì hẹo :)))) chế độ ăn uống rất tốt, nhưng cũng chỉ là hỗ trợ 1 phần quan trọng thôi.
Chia sẽ với mọi người nhé, bây giờ ấy, chỉ có ung thư là án tử thôi. chứ HIV người ta bây giờ sống nhăn răng, 15,20,30 năm là bình thường. Thậm chí đang giai đoạn AIDS (T-CD4 < 200) người ta còn điều trị ổn định được cho về giai đoạn chưa AIDS cơ mà. Chính HIV/AIDS bây giờ lại sướng, được nhà nước hỗ trợ, hỗ trợ cả chất bôi trơn cơ mà :))) xong sống thọ như các cụ ấy :v. Tiếp nhé…
2. “Theo lý thuyết y học hiện đại ngày nay, sau khi ung thư được phẫu thuật, dù không còn ung thư nữa nhưng bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc chống ung thư trong thời gian dài để phòng tránh. Riêng với tôi, những loại thuốc này không khác gì thuốc độc giết người, tốt nhất không nên dùng”. Sau đó tác giả khuyên nên loại bỏ các yếu tố gây ung thư và áp dụng pp ăn uống Shiya. Điều tác giả nói về thuốc chống ung thư có hại là đúng, mình hoàn toàn ủng hộ rằng phương pháp đó tốt nhưng mà chỉ trên lý thuyết thôi nha, vào người nhà mình ở VN thì mình khuyên chân thành các bạn đừng cản người nhà uống thuốc, không áp dụng được đâu. Chế độ ăn uống, tinh thần khắt khe vô cùng. Điều đáng nói ở đây là tác giả có vẻ rất chắc chắn về phương pháp của mình và đã có nhiều bệnh nhân thực hành có hiệu quả. Nhưng xin thưa ai kiểm chứng, cũng chỉ là lời tác giả đúng không nào, chưa hề có cơ quan y tế có thẩm quyền nào kiểm chứng nha, cho nên mình không quản đối nhưng cũng xin lưu ý các bạn như vậy.
3. “Trong tự nhiên, không tồn tại một loài động vật nào sau khi trưởng thành vẫn còn uống sữa. Đó chính là quy luật tạo hóa của thiên nhiên. Chỉ có con người là đang cố tình uống các loại sữa bị oxy hóa của các loài động vật khác. Và tất nhiên, như vậy là đi ngược lại với quy luật của tự nhiên”.
Mình đã phì cười khi đọc đoạn này, thực sự. Có thể là tác giả đúng, nhưng vẫn cứ là chưa được kiểm chứng, chưa được khẳng định. Tròng sách còn rất rất nhiều đoạn tác giả khuyên không nên uống sữa. Nhưng trời ơi, tác dụng của sữa thì 10 trong khi những điều tác giả nêu về tác hại chỉ là 1 mà thôi, trong khi nó lại chỉ là giả thiết. Con người là động vật bậc cao, sao có thể so sánh với động vật như vậy là trái quy luật tự nhiên? Trí thông minh của con người được sử dụng để dung nạp vào người những thực phẩm tốt nhất, và một trong những thực phẩm không thể thiếu hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, khắp nơi trên thế giới không gì khác chính là sữa. Quá trời tác dụng của sữa, vì thế bạn nào bỏ cứ bỏ nhé, mình là mình cứ uống rồi đấy.
Có lẽ là thôi nhỉ, còn nhiều lắm các bạn ạ, mà đây là mình mới đọc 1 quyển tập 1 thôi ấy,k có kiên nhẫn đọc thêm nữa :v, nhưng thế này chắc cũng đủ để mọi người có 1 cái nhìn đa chiều hơn về bộ này.
Kết luận: Đây là 1 cuốn sách y học thường thức tốt, được xây dựng trên cơ sở giả thiết về “enzyme diệu kì” do 1 bác sĩ nổi tiếng người Nhật đề xuất nhưng chưa được kiểm chứng, chứng nhận bởi bất kì tổ chức y tế có chức năng quyền hạn nào chứng nhận.
Các bạn cần một cuốn sách tổng hợp những thông tin về ăn uống hợp lí, chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lí để có 1 sức khỏe tốt tổng hợp lại những thông tin trên mạng, tivi nhưng diễn giải ra theo giả thiết “enzyme diệu kì” thì được nhưng cũng không đến mức huyền thoại và thần thánh như các bạn đánh giá trên mạng đâu.
Cuối cùng, mình xin cực kì lưu ý, hết sức cẩn trọng và tỉnh táo khi nếu bạn muốn áp dụng tất cả những kiến thức này vào đời sống cá nhân và gia đình mình. Lời khuyên và chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị ở VN vẫn là ưu tiên số 1, sách vở cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Thực hành khác xa lt, chắc mn cũng biết, đặc biết là ngành y. Cơ thể mỗi con người là khác nhau, không ai giống ai cả. vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và là bác sĩ của chính mình bằng những thông tin chính xác nhất, đã được kiểm chứng qua các tổ chức có thẩm quyền và qua thời gian.
Chúc các bạn có 1 sức khỏe thật tốt để học lập, lao động và cống hiến!”
Tùng Hoàng Mạnh – Goodreads
“Một trong những điểm cuốn sách tạo ấn tượng với mình có lẽ là “đã bán được hơn 2 triệu bản”, tuy nhiên những kiến thức trong sách mình đã được biết qua các kênh khác nên cuốn sách không ấn tượng với mình như cái nhìn ban đầu. Lí do nằm ở cuốn sách được viết năm 2005, cách đây 17 năm. Ở thời điểm đó, việc sống lành mạnh và ăn uống healthy như trong cuốn sách chưa được phổ biến nên chắc có lẽ sách được yêu chuộng và bán được nhiều.
Cuốn sách viết về những phương thức sống khỏe mạnh trước đó mình đã biết đã nghe nhưng không áp dụng vào đời sống hằng ngày nhiều và thường xuyên. Đọc cuốn sách này làm mình có thêm động lực và cảm giác như được cổ vũ nên đã thay đổi lối sống nhiều hơn. Ngủ sớm dậy sớm, ăn rau nhiều hơn, nhai kĩ hơn, tránh làm những việc trái với cơ chế hoạt động của cơ thể là những việc cụ thể mình đã làm (trước đó thì biết nhưng không làm). Nói cách khác cuốn sách không bổ sung thêm kiến thức nhưng khiến mình áp dụng kiến thức vào thực tế.
Cuốn sách có những ý hay nhưng cũng có những ý chưa thực sự thuyết phục( ví dụ như uống sữa bò sẽ bị loãng xương, sữa chua không tốt cho đường tiêu hóa). Tác giả hơi chém gió ví dụ như chỉ cần nhìn vào đường ruột là biết người đó bị bệnh gì và sống được bao lâu nữa. Cơ thể gồm nhiều bộ phận khác, không thể chỉ dựa vào đường ruột mà kết luận được
Rate: 6/10”
Nha Nguyen – Goodreads
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
Review “Nhân tố Enzyme – Thực hành”
“Sau tập 1 gây khá nhiều tranh cãi về vấn đề “không nên uống sữa bò” thì sang tập 2 tác giả đã đi sâu vào từng chương sách giúp độc giả thực hành sau những chương lý thuyết khô khan. Ông đưa ra 7 phương pháp sống khoẻ mạnh: Ăn đúng cách – Uống nước đúng cách – Bài tiết đúng cách – Hít thở đúng cách – Vận động điều độ – Nghỉ ngơi điều độ – Cười và cảm nhận hạnh phúc.
Nhìn chung sau khi đọc xong cuốn sách mình cảm thấy cần phải có ý thức hơn về lối sống của bản thân, phải trân trọng sinh mệnh của chính mình. Lâu lâu đọc một cuốn sách về sức khoẻ mới thấy bản thân mình đã lơ là với các tế bào sống trong cơ thể biết bao nhiêu :)) ”
Thu Hien – Goodreads
“Nôi dung cuốn 2 không có nhiều mở rộng so với cuốn 1. Tác giả vẫn xoay quanh những luận điểm chính đã đưa ra ở cuốn trước.
Phần thực hành đa phần là cách ăn với ẩm thực người Nhật (có thể hiểu vì tác giả là người Nhật) vì vậy để thực hành đc thì phải linh hoạt trong việc tìm thực phẩm thay thế. Một số khác thì đa phần đã phổ thông (Ví dụ: ko nên hoạt động ban đêm, ko nên thở bằng mồm mà nên thở bằng mũi, rồi việc phải suy nghĩ tích cực, hạn chế rượu bia, chất kích thích, nên có giấc ngủ trưa…)
Phần câu từ nhiều đoạn khá lủng củng, ko mượt mà, nhiều đoạn dùng từ “Tuy nhiên”, “ngoài ra”, “hơn nữa” lặp đến 3 – 4 lượt, đọc rất khó vào.
Điểm cộng của cuốn sách Enzyme 2 – “thực hành” này là luận điểm con người là tập hợp của các sinh mệnh, chỉ có sinh mệnh mới có thể duy trì sinh mệnh. Và những quan niệm về y học với góc nhìn là phương pháp enzyme trị liệu cũng đem lại nhiều điều mới mẻ và hấp dẫn.
Tóm lại, nếu thực sự tin và muốn thực hiện phương pháp này thì bạn hãy đọc cả 4 quyển, còn không thì đọc cuốn enzyme 1 – “phương thức sống lành mạnh” là đủ.”
Hoàng Anh – Goodreads
“Lâu rồi mình mới đọc một cuốn non-fiction trơn tru một mạch từ đầu đến cuối, không buông. Lúc đọc, có mấy suy nghĩ:
– Sinh Mệnh. Mình thích từ này và cách bác nói về chúng ta: “Cơ thể chúng ta là tập hợp của hàng triệu sinh mệnh khác.” “Chỉ có sinh mệnh mới nuôi dưỡng được sinh mệnh”. Từ trước đến giờ, mình được dạy ‘Con cần chất A, chất B để sống. Con cần canxi để cao, con cần Vitamin D để không còi xương’. Cách giao tiếp đó hằn sâu vào suy nghĩ của mình, ‘chúng ta cần một số dạng vật chất nhất định để sống’. Từ đó, mình xem thực phẩm như một dạng vật chất. Nhưng thực tế, khi chúng ta ăn, chúng ta không ăn một chất tách rời, chúng ta ăn chất đó trong mối tương quan với hàng triệu chất khác, trong thực phẩm. Và những chất đó không đứng yên, chúng tương tác, để tạo ra sự sống, tạo ra sinh mệnh cho đối tượng ấy. Ăn là tiếp nhận sinh mệnh khác để dung dưỡng sinh mệnh của mình. Ăn là tiếp nhận chuỗi các tương tác của những vật chất đó, chứ không phải tiếp nhận 1 vật chất thuần túy. Mình cảm thấy đó là một paradigm shift.
– Đọc những đoạn bác nói về ADN, về tế bào, về enzyme, Hexan, benzen, mình nhớ lại những tiết Hóa, Sinh năm 12 và chuyện giáo dục lối sống. Ngày đó, mình ghét những công thức loằng ngoằng, cảm thấy vô nghĩa, chỉ háo hức khi cô kể về ứng dụng của các gốc vào đời thường – ví dụ nấu ăn cho rượu thì thơm, etilen dùng ủ chín, bla bla… Đại loại, mỗi bài học, cô đều giải thích về tính ứng dụng trong đời sống của các chất, và đó là phần duy nhất mình thấy kiến thức có hồn.
Đọc xong ‘Enzyme (2)’, mình thấy tiếc. Tiếc bởi nếu ngày xưa, phần ứng dụng không chỉ là những câu chuyện bên lề, và bọn mình có cơ hội tìm hiểu sâu hơn, đối thoại với nhau trên lớp về việc mặt tích cực và tiêu cực của ứng dụng những chất này trong đời thường, hẳn đã có 1 thế hệ sống rất khác. Mình không nghĩ đến việc trẻ cấp 3 thành chuyên gia dinh dưỡng hay Sinh Hóa, mình chỉ nghĩ, bản thân mỗi tiết học Hóa/ Sinh, mỗi câu chuyện, mỗi bài tập tìm hiểu về ứng dụng thực tế để so sánh lợi hại,…là một không gian để trẻ đào sâu hơn vào lối sống hàng ngày, và từ đó có sự lựa chọn cho lối sống của mình.
– Mọi người thường phân môn Tự Nhiên và Xã Hội. Những môn học Tự Nhiên trong trường học đang đi xa Tự Nhiên. 🙂 Mỗi tiết học thuần về gọi tên chất, ghi nhớ phản ứng, không kể nên câu chuyện về chất ấy trong Tự Nhiên, hoặc nếu có thì rất mờ nhạt. Ngay cả phần học về ứng dụng, cũng để phô bày chúng ta đang dùng chất đó như thế nào để ‘thuần hóa’ Tự Nhiên. Mình thầm nghĩ, sau này, dạy con, mình sẽ cùng bé khám phá những chất, những vật trong Tự Nhiên, để hiểu Tự Nhiên, để sống hài hòa và nương tựa vào Tự Nhiên, chứ không để dung dưỡng trong con ý niệm ‘chúng ta học Tự Nhiên để thuần hóa Tự Nhiên’ 🙂
– Còn chuyện lối sống thì cứ rành rành ra đấy thôi. Mình tập tành sống gần tự nhiên được đâu 1 năm. Chuyện vệ sinh cá nhân thôi đã thấy phải học lại từ đâu như một đứa bé. Chuyện ăn đúng nghĩa đen của ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Cảm giác hai mươi mấy năm trên đời, những thứ cơ bản nhất để sống cũng chưa hiểu tận tường, nên thân. Đôi lúc, có quay sang trách cứ trường lớp, những thứ cần dạy lại không dạy; nhưng rồi nghĩ lại, phải thấy may mắn vì ít nhất, cộng đồng xung quanh cũng đánh thức mình để ‘quay đầu’ ở tuổi 25. 🙂
Chỉ là những suy nghĩ vớ vẩn mình viết vội. Đọc vài ba cuốn sách, dạy năm bảy đứa trẻ, thực hành lọc cọc đôi tháng, không cho mình đủ tư cách phán xét cái gì. Mình chỉ kể lể một ít kỉ niệm/ ý niệm của mình, và mình hiểu điểm nhìn của mình còn thiển cận. Viết ra đây để được bảo ban.
Tây Ninh, 290817″
Phuong Vy Le – Goodreads
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
Review “Nhân tố Enzyme – Trẻ hoá”
“Cuốn sách bổ ích chuyên về Trẻ Hoá- anti aging- chủ đề đang khá hot hiện nay.
Bí quyết mình rút ra là:
1. Ăn đúng: ăn ngũ cốc toàn phần là chính, rau quả hữu cơ, thịt/cá chiếm ko quá 15% tỉ trọng bữa ăn.
Sữa ko tốt. Nên ăn món ăn truyền thống- là kết tinh tinh hoa trí tuệ xưa.
Nên ăn đồ muối, lên men vì có nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ.
Con người là 1 phần của tự nhiên, nên chỉ có TP từ thiên nhiên, nuôi trồng ko hoá chất mới tốt cho con người.
Tránh ăn TP từ nhà máy, vì chúng chưas nhiều hoá chất, phụ gia, sẽ khiến tăng gốc oxy hoá tự do.
Dầu ăn, bơ Thực vật có hại: vì chúng là nguồn chất béo chuyển hoá, gây nên nhiều gốc oxy hoá tr cơ thể.
Người trẻ trung là ng có tràng tướng đẹp. Gạo lứt hay ngũ cốc nguyên cám toàn phần rất tốt cho dạ dày, tiêu hoá.
2. Uống đúng: nước sạch đã lọc Clo.
Nước tiệt trùng ko tốt, vì nó cũng loại bỏ luôn các khoáng chất có lợi trong nước tự nhiên.
Nước có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, bài tiết, etc, nên cần uống đủ nước mỗi ngày 1.5-2lit nước.
Da khô; hoặc khát nước là 1 trong nhung biểu hiện bạn uống thiếu nước.
Cafe, trà là đồ uống chứa cafein, uống nhiều ko tốt và gây lão hoá. Do cafein lợi tiểu, nên nước bị đào thải ra ngoài nhanh; và do kích thích hệ TK khiến não hoạt động hưng phấn- tiêu tốn enzyme… cafein còn làm cản trở 1 loại enzyme tốt cho trí não.
Nước ngọt ko phải là nước tốt, vì chứa quá nhiều đường.
Rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá là rất hại và gây lão hoá nghiêm trọng.
3. Bài tiết đủ:
Qua nước tiểu, phân: cần đủ nước, ăn ngũ cốc toàn phần vốn có nhiều chất xơ sẽ giúp ruột bài tiết tốt.
Qua mồ hôi: vận động.
Thụt tháo hậu môn bằng cafe hữu cơ.
4. Hít thở:
Hít thở sâu và bằng bụng. Giúp Oxy cung cấp lên não và toàn bộ cơ thể.
TB tươi mới.
5. Nghỉ ngơi:
Hãy ngủ trưa 5- dưới 30′- để giúp cơ thể hồi phục enzyme.
Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể hồi phục.
6.Vận động đều đặn, đầy đủ:
Vận động giúp khí huyết lưu thông, tăng cường trao đổi chất, nâng cao hệ bạch huyết từ đó nâng cao sức đề kháng. Cơ thể dẻo dai, cân bằng giúp bạn trẻ lâu hơn.
Vận động quá mạnh giúp tiêu tốn calo, đồng thời tiêu tốn enzyme.
7. Cười vui. Sống tích cực yêu đời.
Tinh thần có vai trò quan trọng. (Tự kỷ ám thị/ sức mạnh tiềm thức)
Nếu bạn tin bạn trẻ đẹp, khoẻ mạnh, và sống lành mạnh hướng tới điều đó, bạn nhất định sẽ trẻ trung và khoẻ mạnh.
Sách quá hayyy! :)”
Minh Huong – Goodreads
“Sách viết đơn giản dễ hiểu. Vì đọc lề mề quá nên h cũng ko nhớ hết dc ý:(( Cơ bản là muốn trẻ hoá thì ngoài thân thể khoẻ mạnh cần có tinh thần, tâm lực khoẻ mạnh.
Muốn khoẻ thì uống nhiều nước (là nước chứ ko phải nước ép, trà, cafe cho cơ thể đỡ tốn enzyme lọc), hạn chế ăn thịt động vật (1 vài lần 1 tháng), hạn chế dùng đồ chế biến sẵn (đỡ oxy hoá), ngủ đủ giấc và nên ngủ trưa (ko quá 30ph).
Về tinh thần, phải luôn có tâm niệm là mình phải trẻ trung, giữ tinh thần vui vẻ, tận hưởng những thứ mình làm, cở mở và dành tình yêu thương với mọi người.”
Lien – Goodreads
“Thực sự mình thích cuốn sách không chỉ vì những kiến thức vô cùng bổ ích, lối suy luận logic, thuyết phục của tác giả mà hơn thế nữa là những tâm huyết, tình yêu thương tác giả đã thể hiện qua từng trang sách của mình. Những kiến thức về lối sống Shinya về cơ bản thì các bạn chỉ cần đọc cuốn ‘Phương pháp sống lành mạnh’ là đã khá đầy đủ ý và bao hàm gần như là toàn bộ nội dung chính của các cuốn khác trong bộ sách. Tuy nhiên mình vẫn và sẽ đọc cũng như đánh giá cao cả những cuốn khác trong bộ sách này vì thực sự là chúng rất hay, rất dễ đọc. Quan trọng hơn cả là khi đọc những cuốn sách như vậy mình đã được truyền cảm hứng rất lớn từ chính tác giả, từ cái tâm của người bác sĩ, từ tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên. Những cuốn sách như vậy không chỉ cho mình những kiến thức để sống khỏe hơn, hạnh phúc hơn mà còn cho mình động lực để sống tốt và chia sẻ tình yêu thương đến mọi người. Thực sự cảm ơn tác giả nhiều lắm. Cảm ơn dịch giả Như Nữ đã dịch cuốn sách ra tiếng Việt để mình cũng như nhiều người Việt Nam khác có cơ hội đọc cuốn sách!!!”
Sam Pham – Goodreads
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
Review “Nhân tố Enzyme – Minh hoạ”
“Nội dung siêu hay, hữu ích, dễ hiểu với đại chúng; được thể hiện bằng hình minh hoạ dễ thương nên lại càng rất cuốn hút. Mình đọc có trong một ngày kaka. Có nhiều thông tin về sức khoẻ mà từ trước đến giờ mình vẫn hay hiểu nhầm và thật sự bất ngờ khi nhận ra khoa học khác hoàn toàn với những gì mình nghĩ trước đó, cũng một phần nhờ những trang báo lá cải tràn lan trên mạng xã hội và hàng nghìn lời khuyên của những người mình gặp, mà câu lý giải cửa miệng của họ là “vì các cụ bảo thế” xD ( ờm cũng biết là mn muốn tốt cho mình nhưng mà cần kiểm tra kỹ hơn về mặt khoa học của mọi thứ haha)
Nguyệt cho mình mượn cả 4 quyển enzyme, mặc dù mình cũng có kindle nhưng mà thật sự đọc sách giấy vẫn thích hơn nhiều ấy, đặc biệt là với quyển sách tranh như này.
Nói chung là sách hay, người cho mượn dễ thương. 9 đ ^^ Cảm ơn Nguyệt nhé!”
Hoàng Thảo – Goodreads
“Cuốn sách này của một bác sỹ người Nhật Bản. Ông chính là người phát minh ra phương pháp nội soi dạ dày. Cuốn sách này là cuốn sách tóm tắt lại nội dung của ba cuốn sách trước đó của ông:
– Nhân tố enzyme – phương thức sống lành mạnh
– Nhân tố enzyme – thực hành
– Nhân tố enzyme – trẻ hóa
Trước khi đọc cuốn sách này, tôi chưa hề biết vai trò của ăn uống lại quan trọng đến cơ thể chúng ta nhiều như thế. Cuốn sách đã gợi mở cho tôi một nhận thức khác về sức khỏe và cách chăm sóc sức khỏe cho bản than.
Như đã đề cập ở trên, cuốn sách này tóm tắt nội dụng của ba cuốn sách khác cùng với những hình ảnh minh họa dễ hiểu và dễ nhớ. Để đọc cuốn sách này, bạn chỉ mất 30 phút nhưng nội dung bạn nhận được lại vô cùng ý nghĩa. Vì vậy, nếu không có thời gian, bạn chỉ cần đọc cuốn này cũng được nhé. Ba cuốn sách kia tác gia phân tích chi tiết hơn, nhưng thật sự tôi thấy chỉ cần đọc cuốn này thôi cũng được.
Tác giả hướng dẫn những thói quen ăn uống lành mạnh, thói quen sinh hoạt hằng ngày sao cho đỡ tiêu hao enzyme nhất đồng thời sản sinh ra nhiều enzyme lành mạnh nhất. Sau khi đọc nội dung cuốn sách, tôi cảm thấy có nhiều mâu thuẫn. Vì nội dung cuốn sách ít nhiều mâu thuẫn với những gì tôi đã đọc được ở trên mạng, những gì tôi được dạy dỗ và thói quen trước giờ của tôi. Nhưng tôi vẫn có xu hướng tin vào sách nhiều hơn và đang tập một số thói quen tốt như:
– Tập nhai thật kĩ
– Thói quen uống nước sao cho tốt cho sức khỏe
– Tập ngủ sớm, dậy sớm
– Tập yoga
– Hạn chế ăn thịt….
Cuốn sách cũng hướng dẫn phương pháp lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đây cũng là phần mà tôi cảm thấy khó áp dụng nhất vì tìm được sản phẩm tươi sạch không đơn giản ở nơi tôi đang sống. Khi mà vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, sản phẩm sạch lại cực kỳ đắt đỏ, nên tôi chưa áp dụng được nội dung này trong thực tế cuộc sống. Nhưng nếu bạn có điều kiện, thì nên cố gắng lựa chọn và sử dụng thực phẩm như trong cuốn sách hướng dẫn nhé.
Đây là một cuốn sạch đẹp, dễ đọc, dễ nhớ và có giá trị cao, tôi khuyên bạn nên đọc nó.”
Lucy – Goodreads
“Nội dung của sách Hiromi Shinya thường rất hữu ích và khoa học.
Tuy nhiên so với các tập trước của Nhân tố Enzym thì lượng kiến thức cuốn này cung cấp không bằng, chỉ là tóm lược lại các ý chính của các tập trước, không có gì mới. Nếu đã đọc các tập trước thì không cần mua cuốn này, tốn tiền 😛
Cuốn sách này vẫn có thể phù hợp với trẻ em, hay những người thích nhiều hình, ít chữ. Dù sao cũng là cuốn sách hữu ích cho sức khỏe chúng ta.”
Cát Tường – Goodreads
Xem thông tin chi tiết sách ở Tiki hoặc Shopee
Hồng Duyên
Bấm Facebook để chia sẻ bài viết!