Hình ảnh Đền Thượng vườn Quốc gia Ba Vì, Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì

Tìm hiểu đền Trung đền Hạ Và đền Thượng trên núi Vườn Quốc Gia Ba Vì

Ba Vì với rất nhiều những di tích đánh dấu các cột mốc lịch sử của đất nước ta như: đền Mẫu, đền Trung, đền Hạ, Đá Chông… Và đền Thượng cũng năm trong số đó. Và sau đây tôi sẽ gửi đến các bạn một số thông tin cơ bản và những hình ảnh đền Thượng nhé.

Thông tin đền Thượng

 Đền Mẫu Thượng còn gọi là Chính cung thần điện. Là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn.

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh đền thượng ba vì

Du lịch Ba Vì đến Đền Thượng Chỉ với khoảng 67km và hơn 1 tiếng chạy xe từ thành phố Hà Nội là bạn đã đặt chân đến Đền  Mẫu Thượng rồi đó.

Toạ lạc trên độ cao 1227m trên đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì. Hàng năm rất nhiều người lên đây vừa thắp hương Đức thánh Tản, đồng thời thăm thú cảnh quan thiên nhiên…

Bạn muốn tìm hiểu: Đền Thượng Ba Vì bao nhiều bậc, Đền Thượng Ba Vì có mở của không, Văn khấn Đền Thượng Ba Vì, Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên Ba Vì, Đền Mẫu Thượng Ba Vì, Bài khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên ngoài trời

Đường đi đến đền Thượng Vườn Quốc Gia Ba Vì Hà Nội

Xuất phát từ BigC Thăng Long đi đến đền Thượng Vườn Quốc Gia Ba Vì đi theo đại lộ Thăng Long con đường cao tốc đẹp nhất Việt Nam đi khoảng 30km đến cầu vượt Hòa Lạc thì ta đi thẳng vào khu vực Làng Văn Hóa theo biển chỉ dẫn đến xã Yên Bài là đến vùng Núi Ba Vì tổng khoảng cách từ HN khoảng 42km.

Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Trần Duy Hưng. Tuyến đường này đi qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất đến ngã tư giao với Quốc lộ 21A (km 31 + 64, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh).

Đường đi đến đền Thượng theo Google Maps

Quý khách nên đi lễ tại Đền Thượng một ngày. Hoặc có thể ở lại và đi lễ tại một vài khu vực đền chùa khác tọa lạc tại huyện  Ba Vì như:

Đền Hạ, Chùa Tản Viên Sơn, Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích lịch sử K9

Đền Trung, Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến, Khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh

Một số hình ảnh đền Thượng

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh đền thượng ba vì

Đền Thượng – Ba Vì

Nhắc tới Ba Vì là nhắc tới hình ảnh núi Tản, ngọn núi kỳ vĩ, linh thiêng gắn liền với truyền thuyết về Sơn Tinh – đệ nhất phúc thần trong tâm thức của người Việt.

Huyện Ba Vì có 75 điểm thờ Tản Viên Sơn Thánh, tập trung nhiều nhất ở vùng núi Tản, sông Đà- nơi được coi là điểm phát tích của truyền thuyết về Sơn Tinh. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức rộng khắp vùng xứ Đoài Ba Vì.

Đặc biệt nhất là tại cụm di tích đền Thượng- đền Trung- đền Hạ thuộc địa phận hai xã Minh Quang và Ba Vì. Đền Thượng hay còn gọi là chính cung Thần Điện. Theo truyền thuyết và Ngọc phả, đền Thượng có từ thời An Dương Vương.

 

Đền có vị trí và kiến trúc độc đáo, một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn nằm ở độ cao 1.227m bên sườn núi Ba Vì. Đền Trung hay còn gọi là Trung cung, tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì.

Đền thờ bà Ma Thị Cao Sơn, vị thần chủ cai quản núi Tản Viên, đồng thời cũng là mẹ nuôi của Đức Thánh Tản. Đền Hạ còn gọi là Tây cung, nằm dưới chân núi Tản, bên bờ sông Đà.

Hình ảnh có liên quan

Chúc bạn có một chuyến đi với thật nhiều trải nghiệm bổ ích tại đền Thượng nhé. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có thêm nhiều ưu đãi cho chuyến đi của mình!!!

Tháp Báo Thiên thuộc quần thể ở Đền Thượng Ba Vì

Được tạo hóa ban tặng cho một vùng đất có núi non, sông suối, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và kỳ vĩ, cùng với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Ba Vì là địa phương đang lưu giữ một kho tàng di tích lịch sử văn hóa đa dạng, có số lượng di tích lớn nhất trong toàn thành phố Hà Nội, với 394 di tích các loại.

Đền thờ Bác Hồ thuộc quần thể ở Đền Thượng Ba Vì

Trong đó có 106 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố. Nhắc đến các di tích nổi tiếng của Ba Vì, người ta nhớ ngay đến những cái tên: Tây Đằng, Thanh Lũng, Thụy Phiêu, Đông Viên, hay núi Tản, sông Đà, đền Thượng, đền Hạ, đền Trung…Trong đó có 3 ngôi đình cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỷ thứ 16 là Tây Đằng, Thụy Phiêu, Thanh Lũng.

Lễ rước nước, dâng hương Đức Thánh Tản

Với một hệ thống dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, đình, đền, chưa kể các nhà thờ họ như vậy, Ba Vì là nơi bảo lưu rất nhiều giá trị văn hóa lịch sử của Thủ đô và cả nước.

Thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì đã rất nỗ lực trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Bảo tồn di tích đền Thượng Ba Vì

Các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa là Nghi môn tứ trụ đền Hạ và một số hạng mục tại di tích đền Thượng. Ngoài ra, UBND huyện Ba Vì đã phân bổ 6 tỷ đồng cho công tác chống xuống cấp 8 di tích lịch sử bị xuống cấp ở các địa phương.

Theo lãnh đạo huyện Ba Vì, những năm qua, công tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời được đông đảo nhân dân ủng hộ và đóng góp tâm sức, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử.

Xem video Đền Thượng linh thiêng trên Núi Tản Viên – Ba Vì

Đền Thượng linh thiêng. Nằm trong khuôn viên của vườn quốc gia Ba Vì, cách Hà Nội 65 km về phía tây, đỉnh non Tản thuộc dãy núi Ba Vì là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá. Ngày đông, đến ngọn núi Tản Viên, nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Video Đơn vị thực hiện :TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ SVTV VIỆT NAM

Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên trên đỉnh núi Ba Vì

Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên trên đỉnh núi Ba Vì

Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên, được xây dựng và thờ phụng ở các tỉnh phía bắc.

Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên – Ba Vì

Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên – tại đền Mẫu Ba Vì. Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên là thánh mẫu cai quản 9 tầng trời bao gồm.

Tầng Trời thứ 1: trên từng Trời nầy có Vườn Ngạn Uyển do Nhứt Nương DTC cai quản.

Tầng Trời thứ 2: trên từng Trời nầy có Vườn Ðào Tiên của Ðức Phật Mẫu do Nhị Nương cai quản.

Tầng Trời thứ 3: tên gọi là Thanh Thiên.

Tầng Trời thứ 4: Huỳnh Thiên.

Tầng Trời thứ 5: Xích Thiên.

Tầng Trời thứ 6: Kim Thiên.

Tầng Trời thứ 7: Hạo Nhiên Thiên, do Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát cai quản.

Tầng Trời thứ 8: Phi Tưởng Thiên, do Ðức Từ Hàng Bồ Tát cai quản.

Tầng Trời thứ 9: Tạo Hóa Thiên, do Ðức Phật Mẫu cai quản và Ðức Phật Mẫu chưởng quản tất cả 9 từng Trời của Cửu Trùng Thiên.

Bên dưới là Cửu Trùng Thiên (9 từng Trời)

Kế trên là từng Trời thứ 10: Hư Vô Thiên, do Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật chưởng quản.

Kế tiếp là từng Trời thứ 11: Hội Nguyên Thiên.

Trên hết là từng Trời thứ 12: Hỗn Nguyên Thiên.

Hai từng Trời 11 và 12 do Ðức Di-Lạc chưởng quản. 12 từng Trời ấy được gọi chung là Thập nhị Thiên.

Trong Thập nhị Thiên có Cửu Trùng Thiên. Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai hóa Cửu Trùng Thiên được gọi là Cửu Thiên Khai Hóa.

Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai mở Thập nhị Thiên được gọi chung là Thập nhị Khai Thiên.

Bố cục tế lễ 

Khi có tế lễ, chức sắc Ðại Thiên phong hàng Tiên vị qui liễu.

Hội Thánh cho dựng bên trên Ðài Cửu Trùng Thiên, một cái nhà rộng có 8 cột cao khoảng 12 mét. Đứng theo hình Bát Quái, nóc nhà có 8 mái tạo thành 8 cung Bát Quái.

Tại mỗi cung có vẽ một bức tranh lớn nói lên ý nghĩa của mỗi cung theo Bát Quái đồ:

Cung Càn: vẽ cảnh Rồng bay trên mây.

Cung Khảm: vẽ cảnh biển cả mênh mông.

Cung Cấn: vẽ cảnh núi non.

Cung Chấn: vẽ cảnh sấm chớp.

Cung Tốn: vẽ cảnh bão tố.

Cung Ly: vẽ cảnh núi phun lửa.

Cung Khôn: vẽ cảnh con trâu cày đất.

Cung Ðoài: vẽ cảnh đầm nước, ao hồ.

Bài Văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên

Mẫu Cửu Trùng Thiên – Dâng kính lễ vật lên Mẫu Cửu Trùng Thiên – Núi Ba Vì
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con, thành tâm kính lạy. Đức Hiệu Thiên chí kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.

Kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phủ, Lân nữ công chúa.

Kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị Chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là . . . . . . . . . . . Ở tại . . . . . . . . . . . Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền) . . . . . . . chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật. Cúi xin các Ngài xót thương ủng hộ, kiến cho gia chúng con tiêu trừ tai nạn.

Điềm lành thường tới, điềm dữ lánh xa. Hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi.

Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến cho chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.