Hiểu đúng để làm đúng phóng sinh rằm tháng 7 mùa Vu Lan báo hiếu

GD&TĐ – Nghi thức phóng sinh khá quan trọng trong ngày Rằm tháng 7, là nét đẹp trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Cùng tìm hiểu về phong tục này thế nào đúng nhất…

Theo phong tục của người Việt, ngày Vu Lan thường đi kèm với nghi thức phóng sinh. Vào tháng 7 âm lịch cùng với việc thực hiện những mâm cỗ cúng rằm tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, không ít gia đình còn tổ chức lễ phóng sinh để cầu nguyện cho bản thân, gia đình, thân quyến. Lễ vật phóng sinh có thể là ốc, cua, cá, lươn, chim…

Quan niệm của người xưa, một trong những việc làm giúp tăng tuổi thọ, sức khỏe là phóng sinh. Phóng sinh đã trở thành việc hành thiện phổ biến diễn ra mỗi dịp đầu năm , rằm tháng 7 âm lịch… tại các chùa, gia đình hoặc từ mỗi cá nhân.

Vậy phóng sinh là gì? Có ý nghĩa thế nào và cách hành phóng sinh thế nào cho đúng?… là điều chưa phải ai cũng thấu rõ.

Phóng sinh là gì?

Dựa trên nguyên lý của Đạo Phật, Phước báu được tạo ra từ sự bố thí, Đức được tạo ra từ tu nhẫn, Thọ được cộng thêm từ việc phóng sinh. Con người có bốn việc cần tu là tu đức, tu phước, tu huệ và tu thọ trên đời. Phóng sinh chính là cách điển hình nhất trong tu thọ.

Việc phóng sinh chính là sự phóng thích, tạo ra sinh khí, sự sống cho các loài khác bao gồm cả con người, con vật. Phóng sinh là khi chúng ta giải thoát cảnh bần cực, cứu sự sống những con người, con vật đang trong hoàn cảnh khó khăn, đe dọa về tính mạng hay đơn thuần chúng ta phóng sinh là ban thêm tuổi thọ, ơn huệ, cứu rỗi tính mạng cho một loài khác.

Khi phóng sinh, chúng ta có thể giúp hay thả những con người đang bị vướng mắc, khó khăn, đe dọa mạng sống hay trong vòng lao lí tù tội, bị nhốt giam về với gia đình và xã hội (dưới sự cho phép của phát luật).

Chúng ta có thể gặp các con vật đang bị nhốt, bị mua bán để giết thịt, tuổi thọ sắp kết thúc mà giúp con vật được trở về môi trường sinh sống, được tăng thọ bằng cách mua hoặc xin rồi đem ra môi trường của loài vật đó sinh sống mà thả.

Hoặc gặp những con vật đang ở những tình cảnh khó khăn, đe dọa về sức khỏe, tính mạng như con cá mắc kẹt trên cạn, con chim bị sa vào lưới… mà giải thoát cho loài đó thì cũng được gọi là Phóng sinh.

Ý nghĩa của việc phóng sinh

Con người, cũng như các loài vật đều có linh hồn và thần lực chính là việc sống bằng năng lượng của mỗi loại. Khi con vật hay thậm chí con người bị lâm vào cảnh cùng cực như bị bệnh tật, bị nhốt, bị mua bán, bị giết thịt, chuẩn bị mất đi sự sống… thì cả tinh thần và năng lượng của loài đó trở về mức thấp nhất. Tinh thần thì bấn loạn, buồn phiền lo âu về tai họa sắp tới.

Xét về mặt khoa học, khi năng lượng mất dần, không còn sức lực để duy trì sự sống hoặc dễ bị nhiễm những năng lượng xấu, bệnh tật vào bản thân thì sức sống dần cạn kiệt. Khi chúng ta hành việc phóng sinh, sức sống được cứu rỗi khiến năng lượng cả về tinh thần và sức khỏe của loài đó được nâng cao.

Sự biết ơn mà con người hay loài vật khi được quay lại với sự sống, khi được giải thoát, sự vui mừng hạnh phúc, sức sống từ mỗi loài trỗi dạy cao hơn bao giờ hết tạo ra luồng năng lượng truyền tới người cứu rỗi, người phóng sinh mà từ đó họ thêm thọ, thêm sức khỏe và tinh thần cũng được cải thiện hơn do sự khắc tốt ghi tâm từ những người, con vật được cứu rỗi. 

Phóng sinh sao cho đúng và ý nghĩa?

Thông thường, với cuộc sống nhộn nhịp hiện tại, để gặp các hoàn cảnh bị nhốt, bị mắc trong tự nhiên không dễ, nên thông thường, các việc phóng sinh hay được tạo ra từ việc đi mua các loài vật được bán ngoài chợ, hoặc nơi trao đổi mua bán mà thả về môi trường tự nhiên để giúp loài vật đó được vui vầy trong sự sống và niềm hân hoan.

Mua cá để mang ra sông, ra bến nơi loài cá sinh sống mà thả, mua chim bị nhốt trong lồng mà thả lên nơi có cây, thoáng đãng cho chim được bay nhảy, mua ốc, mua lươn, mua ếch mà thả ra ao hồ, sông ngòi, ruộng đồng giúp loài đó sinh sống thuận lợi.

Tại sao nên mua mà không nên bắt? Khi chúng ta đi mua đồ phóng sinh, có khá nhiều người mua tại ao hồ nuôi mà mang ra chỗ khác thả với mong muốn mua được nhiều, được rẻ, được thuận tiện cho công việc và tiết kiệm thời gian của bản thân. Nhưng việc này vô hình dung lại tạo ra sự oán trách của loài vật đó vì chúng bị chia cắt với đồng loại, hoặc đang sinh sản, đang có cuộc sống an bình (chưa ý thức được sự đe dọa vì chưa bị mang đi bán giết thịt) thì bị người mua (người phóng sinh) làm hại, bắt nhốt thả vào nơi chúng khó sinh sống.

Vì vậy, để tránh điều này, hãy mua những loài vật phóng sinh ở ngoài chợ, nơi buôn bán vì ở đây tính mạng của chúng bị đe dọa và sắp bị đem đi giết thịt mang tính chất cấp thiết nhất mà tránh sự hiểu nhầm, oán trách đến với người đi phóng sinh.

Khi phóng sinh, nên tìm những nơi thuận lợi cho loài vật được dễ dàng sinh sống, thuận lợi cho một cuộc sống lâu dài. Tránh phóng sinh mà lại đưa cho loài vật từ hoàn cảnh khó khăn này sang hoàn cảnh khó khăn khác, ví dụ thả cá ở những nơi cống rãnh ô nhiễm, thả chim ở những nơi nhiều bẫy, nơi ít cây cối khó cư ngụ, ít thức ăn tự nhiên, thả ếch trên đường phố, trong khu khô ráo nắng nóng… thì chẳng khác gì đem từ đe doa này sang đe dọa khác cho loài vật. Điều này nên cần được lưu ý và tránh trong việc phóng sinh.

Khi phóng sinh, cũng tương tự như khi chúng ta gặp những đứa trẻ bơ vơ cõi đời mà mang về cứu giúp. Chỉ có điều khác biệt là chúng ta đón những đứa trẻ đó về bên chúng ta, trao yêu thương, dạy dỗ, ăn học và nên người.

Còn phóng sinh chỉ dừng ở mức trao cho sự sống đúng lúc, trao cho môi trường thuận lợi mà tiếp tục sinh sống. Để phóng sinh trở nên trọn vẹn ý nghĩa và công đức, thì nên trao cho con người và loài vật sự giác ngộ, giáo dục và trí tuệ để quay lại với cuộc sống đúng nghĩa.

Với con người, khi thoát ra khỏi tù ngục mà không được giáo huấn, khi được thả ra từ những nơi khó khăn đe dọa tính mạng mà không được chỉ bảo để phòng tránh, nhận thức thì rất có thể lại ngựa quen đường cũ hay lại tiếp tục bị lừa ngạt.

Phạm tội bị xử phạt theo pháp luật được thả ra mà không được giáo dục lẽ phải thì e rằng lại không tránh khỏi việc tái phạm mà bị bắt vào, vì vậy, giáo phạm trong các khu giáo dưỡng, nhà giam, nhà tù sinh ra vì lẽ này.

Trao cho sự sống đã tốt, trao cho sự giáo dục, giác ngộ còn trọn vẹn hơn. Đối với loài vật, khi phóng sinh có thể làm lễ quy y cho các loài vật, hoặc gửi gắm những lời cầu nguyện: cầu mong điều tốt đẹp, cầu sự thuận lợi trong cuộc sống cho loài vật, gửi lời niệm Phật tới con vật đó để được giác ngộ với Phật pháp, được giáo dục hướng thiện, được che chở và ban phước lành trong kiếp này và kiếp sau được đầu thai, được lên những cõi tốt đẹp hơn.

Vì vậy khi phóng sinh các loài vật, người phóng sinh có thể làm lễ quy y, cho nghe kinh phật, nghe giảng pháp: CHÚ ĐẠI BI, KỆ SÁM HỐI, QUY Y TAM BẢO, CHÚ VÃNG SINH, KINH BÁT NHÃ… (thường diễn ra tại chùa, tại nhà..) hoặc khi cấp bách đi phóng sinh ngay lập tức ví dụ gặp chú cá mắc kẹt cần thả xuống sông ngay có thể niệm danh hiệu: Nam Mô Ai Di Đà Phật (3 lần) rồi thả.

Ngoài phóng sinh các loài vật, việc phóng sinh trong khai tâm của mỗi con người cũng rất quan trọng. Chúng sinh tồn tại trong thâm tâm của mỗi người bằng việc thực hưởng trong các bữa ăn… Dạ dày chính là được xem là nghĩa địa của rất nhiều loài vật. Thịt chúng sinh chúng ta ăn cũng khiến hồn linh đeo bám theo chúng ta mà oán trách. Hòa vào trong hồn linh của con người, do cố ý ăn, giết hại gây ra quả báo oan nghiệp.

Phóng sinh những loài hiện hữu trong cuộc sống cũng rất cần thiết nhưng phóng sinh những loài chúng sinh trong chính bản thân bằng việc tránh sát hại, tránh ăn thịt, tránh làm tổn thương tới những loài vật khác cũng là được xem là điều có ý nghĩa nhất trong việc phóng sinh, ăn chay.

Do cuộc sống hiện đại, ăn chay không dễ để thực hiện liên tục trong sinh hoạt có thể phát tâm ăn chay 1 tháng ít nhất 2 ngày nhằm tạo thêm phước đức mà tha mạng sống cho các loài khác. Từ đó, dần dần mà tu cao hơn, thêm vào đó phát tâm kiêng ăn những loài đã thả, đã cứu mà hành thiện lâu dài, mà khắc cốt ghi tâm những việc đã làm hướng tới sự hoàn thiện trong phóng sinh, hưởng trọn vẹn sự tu thọ đúng đắn.

Chưa làm ngay việc ăn chay ăn kiêng liên tục, có thể làm từng bước, phát tâm theo những ngày cụ thể trong tháng, trong năm mà hành, điều này giúp từng bước thực hiện dễ dàng hơn. Không thể hôm nay thả cá, thả tôm mà ngày mai lại đi mua mà giết thịt, thụ hưởng ngon miệng thì chúng sinh có thể cứu nhưng chung sinh trong bản thân lại sinh ra thì vẫn khó tránh oan nghiệp.

Nghi thức khi phóng sinh tại nhà

Việc phóng sinh được diễn ra tại các chùa thường được các nhà Sư tại chùa thực hiện các nghi thức bài bản và đầy đủ. Ngoài ra chúng ta có thể tự làm lễ phóng sinh ở nhà theo nghi thức sau:

Tụng Chú Đại Bi hoặc niệm danh hiệu: Nam Mô Ai Di Đà Phật (3 lần) sau đó đọc bài kệ Sám hối: (3 lần).

Chúng con đã tạo bao ác nghiệp

Đều vị ba độc tham, sân, si

Từ thân, miệng, ý phát sinh ra

Tất cả nay cầu xin sám hối

Sau đó niệm bài Quy y Tam Bảo (3 lần)

Con xin quay về nương nhờ cửa Phật

Con xin quay về nương nhờ cửa Pháp

Con xin quay về nương nhờ cửa Tăng

Quay về nương tựa Phật, con không đọa vào Địa ngục

Quay về nương tựa Pháp, con không đọa vào Ngạ quỷ

Quay về nương tựa Tăng, con không đọa vào Súc sinh

Chúng con đã về nương tựa cửa Phật

Chúng con đã về nương tựa cửa Pháp

Chúng con đã về nương tựa cửa Tăng

Con xin thành tâm khấn nguyện cho các chúng sinh này: …(chim, cá, rùa…) nghe tiếng niệm Phật A Di Đà, được hưởng hồng ân mau được chuyển kiếp thành người được gặp chính pháp, giác ngộ, phát bồ đề tâm.

Hôm nay là ngày:… Con tên là… Địa chỉ tại…

Con xin hồi hướng công đức phong sinh này: (Cho người bản thân muốn hồi hướng) hoặc khấn như sau:

Cầu cho gia tiên tiền tổ nhiểu kiếp tịnh độ siêu sinh, oan gia trái chủ từ vô lượng kiếp đến hiện tại hỷ xả cho con, cho con được giải oan kiết, xin quý vị hoan hỷ mau chóng mà giác ngộ theo Phật.

Cầu an cho con tên là… hoặc tên người mình muốn hồi hướng…được… (khấn gì tùy ý).

Sau đó niệm: Nam Mô Ai Di Đà Phật (nhiều lần) cho tới khi thả hết.