Hiến máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Những điều cần lưu ý

Hiến máu là hành động, nghĩa cử vô cùng cao đẹp cho cộng đồng. Dù vậy, vẫn còn nhiều người đắn đo về việc sức khỏe bị tổn hại khi hiến máu. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về ý nghĩa của hiến máu cũng như trả lời những thắc mắc xoay quanh vấn đề hiến máu là xấu hay tốt.

23/05/2021 | Góc giải đáp: Đang ngày đèn đỏ có thể hiến máu được không
18/03/2021 | Tập thể, cá nhân MEDLATEC Thái Bình nhận giấy khen của Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh
11/11/2020 | Giúp bạn hiểu hơn về “hiến máu” – nghĩa cử cao đẹp, đầy ý nghĩa
13/02/2020 | Sau 3 ngày hiến máu tình nguyện, MED GROUP thu được hơn 500 đơn vị máu cấp cứu người bệnh

1. Hiến máu là gì?

Hiến máu được đánh giá là một việc làm cao cả cho cộng động, là hành động thiết thực và ý nghĩa mà một cá nhân có thể làm để giúp đỡ người khác. 

Hiến máu hay nói chính xác hơn là hiến hồng cầu. Trong máu, 55% thể tích là huyết tương và 45% còn lại là các tế bào máu. Trong các tế bào máu, chiếm số lượng nhiều nhất là hồng cầu, tiếp đến là các bạch cầu và tiểu cầu.

Trong các tế bào máu, đời sống của hồng cầu là dài nhất, khoảng 90 ngày. Đây là thời điểm cần thiết để sản sinh ra một hồng cầu mới, thực hiện nhiệm vụ và bị tiêu biến trong lá lách, gan. Cụ thể hơn, những hồng cầu có chứa trong máu đều được sinh ra từ tủy xương và sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế. 

Do đó, khi một lượng máu nhỏ trong cơ thể được cho đi thì sẽ không ảnh hưởng gì đối với bản thân người cho, tuy nhiên đối với người nhận máu thì đó lại là một điều có ý nghĩa vô cùng to lớn. 

Đôi nét tổng quan về việc hiến máu

Đôi nét tổng quan về việc hiến máu

2. Hiến máu tốt hay xấu?

Nếu tần suất hiến máu phù hợp và có thể trạng tương thích với thể tích máu hiến thì việc hiến, cho máu không hề tổn hại đến sức khỏe, điều này nhờ chu kỳ sinh lý của máu. Thậm chí, hiến máu còn được coi là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn. Sau đây là những nguyên do ít người biết về lợi ích của việc cho máu, gồm: 

2.1. Giúp kích thích sản sinh máu

Ước tính, thể tích máu chiếm 1/10 khối lượng của cơ thể, điều này có nghĩa là một người lớn nặng khoảng 50 kg trong cơ thể sẽ có lượng máu khoảng 5000ml. Theo quy định cho máu hiện tại, mỗi lần hiến không vượt quá 9ml/kg (khoảng 450ml) và không được vượt ngưỡng 500ml trong 1 lần hiến. Chính vì thế, lượng máu hiến là không quá nhiều.

Bên cạnh đó, một khi cơ thể mất đi một lượng máu, hệ thống tủy xương sẽ sinh ra phản ứng tạo nguồn máu mới bổ sung. Do đó, giúp cơ thể có cơ hội thay đổi máu, hồng cầu sẽ làm việc hiệu quả hơn vì chất lượng được trẻ hóa. 

Trên thực tế, chỉ có nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mới xảy ra mất máu sinh lý do chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Còn những đối tượng khác như phụ nữ sau mãn kinh, nam giới thì những tế bào hồng cầu thay đổi khá chậm, khả năng ứng phó sẽ kém nếu việc thiếu máu xảy ra đột ngột. Do đó, định kỳ thực hiện hiến máu là dịp để nguồn máu được thay mới cũng như giúp hệ tạo máu được trau dồi thường xuyên.

Việc cho máu sẽ giúp cơ thể kích thích sản xuất nguồn máu mới

Việc cho máu sẽ giúp cơ thể kích thích sản xuất nguồn máu mới

2.2. Thải sắt

Hồng cầu khi đủ ngày sẽ trở nên già đi và bị tiêu hủy. Nhưng thành phần sắt chứa trong hồng cầu sẽ được dùng lại để sản sinh ra các hồng cầu mới. Do đó, lượng sắt nhìn chung sẽ không bị hao mòn, trong khi cơ thể mỗi ngày lại được cung cấp sắt thông qua đường ăn uống. Kết quả là sự ứ trệ của sắt tại các bộ phận nội tạng như thận, gan, tim, phổi,… nếu chu trình sắt chuyển hóa diễn ra không thuận lợi sẽ dẫn đến các bệnh lý.

Do đó, bạn sẽ hiến các chất sắt trong quá trình cho máu, đây là biện pháp thải sắt gián tiếp, giúp các cơ quan tồn dư sắt giảm nhẹ gánh nặng. 

2.3. Được khám sức khỏe

Trước khi thực hiện cho máu, việc khám sức khỏe là một chuyện bắt buộc, bạn phải đạt tiêu chuẩn về thể lực, tuổi tác theo giới mới được phép cho máu. Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy chiều cao, cân nặng, chỉ số huyết áp và số mạch của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám để bảo đảm bạn không bị các bệnh lý nặng như suy gan, suy thận, suy tim, bệnh ác tính, thiếu máu,…

Cuối cùng, nếu bạn được phép cho máu sẽ thể hiện sức khỏe của bạn về mặt cơ bản là ổn định, bình thường. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội thăm khám sức khỏe miễn phí khi bạn đi hiến máu, hơn nữa bác sĩ cũng sẽ giúp bạn nhận biết những căn bệnh tiềm ẩn như tim mạch, huyết áp,… (nếu có).

2.4. Biết được nhóm máu và bệnh truyền nhiễm 

Trước khi đưa vào sử dụng, mọi đơn vị máu đều được xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lý lây nhiễm thông thường và xác định nhóm máu. Túi máu sẽ bị loại bỏ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường. Người cho máu sẽ nhận được các thông báo về kết quả xét nghiệm này.

Nói cách khác, bạn sẽ biết mình có mắc bệnh truyền nhiễm gì không, biết mình thuộc nhóm máu nào khi đi cho máu. Có nhiều trường hợp phát hiện bệnh sớm nhờ vào việc đi hiến, cho máu.

Người hiến sẽ biết được nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm khi cho máu

Người hiến sẽ biết được nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm khi cho máu

2.5. Tạo ra niềm vui 

Bạn không chỉ giúp được nhiều bệnh nhân khi trao một giọt máu mà đây còn là liều thuốc tinh thần cho chính người hiến.

Vì sự mất máu tạm thời sau khi cho máu sẽ khiến cơ thể bạn có cảm giác mệt mỏi, tuy nhiên chúng chỉ hiện hữu trong ngày hiến máu. Sau khi hiến xong, bạn cần nằm nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, làm việc nhẹ thì lượng máu sẽ phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, niềm vui khi có hành động đẹp sẽ làm bạn hạnh phúc, phấn chấn và yêu đời hơn.

Có khá nhiều người thắc mắc rằng việc cho máu là tốt hay xấu? Thật ra, việc hiến máu là cho đi một lượng máu rất nhỏ mà bạn không thực sự cần. Hoàn toàn không ảnh hưởng gì cho cơ thể, thậm chí còn mang đến nhiều lợi ích mà không có loại thuốc nào thay thế được.

Việc cho máu hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến

Việc cho máu hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến

3. Lưu ý trước và sau hiến máu

Cho máu là hành động vô cùng đẹp, mang đến cho người bệnh món quà sức khỏe cực kỳ giá trị. Những chú ý được chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn trong những lần cho máu.

3.1. Trước khi hiến 

  • Không nên thức khuya trước ngày hiến máu, nên ngủ đủ giấc, ít nhất 6 tiếng.

  • Không nên dùng các món nhiều mỡ, nhiều đạm thay vào đó chỉ nên ăn nhẹ.

  • Không được phép uống bia, rượu, nên uống nhiều nước.

  • Mang theo giấy tờ tùy thân.

  • Tạo tâm lý thoải mái.

3.2. Sau khi hiến 

  • Hơi nâng cao và duỗi thẳng cánh tay trong khoảng 15 phút sau hiến.

  • Trong quá trình nghỉ ngơi cần hạn chế gập tay.

  • Nghỉ ngơi tối thiểu 15 thiểu ngay tại điểm hiến máu, nếu bạn thấy buồn nôn, đau đầu nhẹ, choáng váng sau khi nghỉ ngơi thì có thể nằm xuống và nâng nhẹ chân lên. Nếu tình trạng trên còn tái diễn trong vài giờ sau hiến thì bạn nên thăm khám bác sĩ.

  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.

  • Chỉ khi thấy thoải mái mới ra về.

  • Cầm máu nếu từ vết băng xuất hiện máu chảy.

  • Nếu tại chỗ hiến xuất hiện các phản ứng phụ như vết bầm, bạn nên chườm lạnh tại khu vực bị bầm vài phút trong vòng 24 giờ đầu sau khi thực hiện cho máu.

Trước và sau khi cho máu cần lưu ý những điểm gì?

Trước và sau khi cho máu cần lưu ý những điểm gì?

Như vậy, hiến máu là một hành động tốt đẹp rất đáng được truyền bá và nhân rộng để giúp đỡ những bệnh nhân kém may mắn. Với mỗi lần hiến máu, bạn sẽ cứu được 3 người, vì vậy đừng ngần ngại thực hiện hành động cao đẹp này và cũng cần chú ý kỹ những việc cần ghi nhớ để bảo đảm sức khỏe. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.