Hệ thống thông tin là gì? Cơ hội việc làm cho ngành hệ thống thông tin

Ngành hệ thống thông tin đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Tìm hiểu ngay về những thông tin liên quan đến ngành hệ thống thông tin để đưa ra lựa chọn đúng đắn khi chọn ngành, chọn nghề!

Đứng trước ngã rẽ của cuộc đời – ngưỡng cửa đại học khiến mỗi sinh viên cảm thấy lo sợ vì không biết tương lai sau khi ra trường sẽ như thế nào, làm công việc gì? Một trong những câu hỏi mà sinh viên đắn đo nhất có lẽ là mình nên đăng ký học ngành nào? Hiện nay, khi công nghệ phát triển, song song với đó là sự lên ngôi của hệ thống thông tin. Vậy theo bạn ngành hệ thống thông tin là gì?

I. Hiểu bao quát về hệ thống thông tin là gì?

1. Dữ liệu và thông tin 

Dữ liệu hay còn được gọi là data là các giá trị thể hiện sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Dữ liệu sẽ là các giá trị thô khi chưa được xử lý và có thể gồm một tập hợp nhiều giá trị mà không biết mối liên hệ giữa chúng. Đồng thời, dữ liệu cũng có thể biểu diễn dưới nhiều trạng thái khác nhau như âm thanh, văn bản, hình ảnh,… 

1

Hiểu bao quát về hệ thống thông tin là gì?

Bổ trợ cho khái niệm dữ liệu, thông tin được hiểu là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý, phân tích và tổng hợp để phù hợp hơn với mục đích cụ thể của người sử dụng. Trong khái niệm về hệ thống thông tin là gì, thông tin còn gồm nhiều giá trị dữ liệu mang ý nghĩa với một đối tượng cụ thể và trong một ngữ cảnh cụ thể.

Đặc điểm của thông tin: 

  • Rõ ràng và dễ hiểu 
  • Chính xác
  • Đầy đủ và chi tiết 
  • Đúng thời điểm 
  • Có liên quan 
  • Dữ liệu kết hợp với thông tin 

2. Hệ thống 

2.1 Khái niệm

Liên quan đến khái niệm hệ thống thông tin là gì, hệ thống được hiểu là một tập thể có tổ chức với nhiều phần tử có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và cũng cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung. Ví dụ, khái niệm hệ thống cũng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như hệ thống truyền thông, hệ thống trường đại học hay hệ thống giao thông,… Phần tử thì có thể là vật chất hoặc phi vật chất như con người, máy móc, dữ liệu, phương pháp xử lý,…

2.2 Phân loại hệ thống

  • Hệ thống mở có tương tác với môi trường 
  • Hệ thống đóng thường chỉ có trên lý thuyết và không tương tác với môi trường 

Để phân loại hệ thống thông tin là gì, mục tiêu của hệ thống chính là lý do tồn tại của hệ thống. Để đạt được mục tiêu thì hệ thống cần tương tác với môi trường bên ngoài của nó. 

2

Phân loại hệ thống

2.3 Tổ chức chia theo cách tiếp cận hệ thống

Tổ chức được hiểu là một tập hợp với các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ qua lại nhằm thực hiện nhiệm vụ chung. Các loại tổ chức:

  • Tổ chức sự nghiệp và hành chính
  • Tổ chức thương mại và sản xuất 
  • Tổ chức dịch vụ 

Tổ chức là một hệ thống với nhiều cấp bậc các hệ thống con, trong đó, mỗi hệ thống con có chức năng và nhiệm vụ riêng theo sự phân công của tổ chức.

2.4 Hệ thống và các hệ thống con 

Theo khái niệm về ngành hệ thống thông tin là gì, hệ thống có thể tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau, một hệ thống sẽ là một thành phần trong một hệ thống lớn khác. Một tổ chức kinh tế thì thường được phân thành 3 hệ thống con:

  • Hệ thống quyết định bao gồm con người, phương tiện và các phương pháp tham gia đề xuất quyết định 
  • Hệ thống tác nghiệp bao gồm con người, phương tiện, phương pháp tham gia trực tiếp thực hiện mục tiêu kinh doanh.
  • Hệ thống thông tin với nhiều loại thông tin ở nhiều khía cạnh và ngành nghề khác nhau. 

3.  Như thế nào là hệ thống thông tin?

3.1 Khái niệm 

Trong ngành hệ thống thông tin, hệ thống thông tin được hiểu là tập hợp gồm nhiều người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý, truyền tải thông tin trong một tổ chức. Hệ thống thông tin có thể là những công cụ thủ công như giấy, bút hay tài liệu thô. Hệ thống thông tin hiện địa thường tự động hóa và hoạt động dựa vào máy tính và các phần mềm công nghệ thông tin khác. 

3

Như thế nào là hệ thống thông tin?

3.2 Các đặc trưng của một hệ thống thông tin hiện đại 

Hệ thống quản lý thông tin được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Hệ thống thông tin thường được cấu thành bởi nhiều hệ thống con và khi các hệ thống con được kết nối và tương tác với nhau thì chúng phục vụ cho việc liên lạc giữa các lĩnh vực và hoạt động khác nhau trong một tổ chức. 

Thông thường, trong ngành hệ thống thông tin, hệ thống thông tin hướng tới mục tiêu giúp cung cấp thông tin cho việc đưa ra quyết định và kiểm soát. Hệ thống sẽ được chuyển giao cho từng thành viên trong tổ chức với những thông tin cần thiết có thể được xác định, chọn lựa hành động phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, ngành hệ thống thông tin cũng giúp kiểm soát lĩnh vực mà mỗi thành viên chịu trách nhiệm. 

Hệ thống thông tin trong ngành hệ thống thông tin là một kết cấu nhiều hệ thống mềm dẻo có khả năng tiến hóa. Một hệ thống thông tin có thể lỗi thời nhanh chóng nếu không thể thay đổi sự mềm dẻo và mở rộng để phù hợp hơn với sự biến đổi và phát triển của tổ chức. 

3.3 Cấu trúc của một hệ thống thông tin là gì

Trong hệ thống thông tin là gì, có 3 thành phần chính:

  • Phần cứng với các thiết bị hay phương tiện kỹ thuật được dùng với mục đích lưu trữ và xử lý thông tin. Ở đây chủ yếu là dùng máy tính và các thiết bị ngoại vi để xuất nhập dữ liệu hay lưu trữ. 
  • Phần mềm gồm các chương trình, công nghệ phần mềm ứng dụng hệ thống, phần mềm chuyên dụng cho người dùng. 
  • Dữ liệu gồm thông tin, con người bên trong hệ thống thông tin. 

II. Nhiệm vụ, vai trò và chất lượng của hệ thống thông tin là gì?

Hệ thống thông tin được xem là trung gian giữa các tổ chức kinh tế với môi trường hay giữ hệ thống con quyết định với hệ thống công tác nghiệp. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc vào 3 tính chất như tính nhanh chóng, tính uyển chuyển, tính thích đáng. 

3

Nhiệm vụ, vai trò và chất lượng của hệ thống thông tin là gì?

Ở vai trò đối ngoại, hệ thống thông tin có nhiệm vụ tìm kiếm và lấy thông tin từ môi trường bên ngoài, bên cạnh đó đưa thông tin ra môi trường bên ngoài. Ví dụ điển hình là thông tin về giá cả, thị trường, nhu cầu hàng hóa hay sức lao động. Ngược lại, với vai trò đối nội, hệ thống thông tin làm cầu nối liên lạc giữa các bộ phận trong tổ chức, cung cấp thông tin cho hệ tác nghiệp hay quyết định. 

III. Chuyên ngành học hệ thống thông tin

Chuyên ngành hệ thống thông tin là một ngành giúp đào tạo ra những cử nhân chế tạo hay khai thác về các mảng và lĩnh vực liên quan đến hệ thống thông tin. Những sinh viên theo học ngành hệ thống thông tin sau khi hoàn thành chương trình và nắm vững kiến thức và có kỹ năng mềm cũng như kỹ năng cứng thông thạo tạo ra nhiều cơ hội và khả năng làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau. 

Các khối có thể thi vào ngành hệ thống thông tin:

  • Khối A: Toán, Lý, Hóa 
  • Khối A1: Toán, Lý, Anh
  • Khối D1: Ngữ văn, Toán, Anh
  • Khối D: Toán, Anh, Văn
  • Khối D7: Toán, Hóa, Anh

IV. Ra trường làm gì sau khi học ngành hệ thống thông tin

Trước khi lựa chọn ngành hệ thống thông tin thì sinh viên cần hiểu được hệ thống quản lý thông tin là gì, những công việc liên quan sau thời gian theo học. Hiểu về định hướng nghề nghiệp để biết rằng bạn có thể phù hợp với công việc gì?

Lập trình viên là một vị trí công việc phổ biến nhất trong ngành hệ thống thông tin là gì. Sau khi tốt nghiệp, tân cử nhân có thể ứng tuyển vào những vị trí liên quan đến lập trình viên ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Lập trình viên thường sẽ làm những công việc như tối ưu hóa dữ liệu, viết phần mềm, cải thiện phần mềm cũ, xử lý mọi trục trặc trên hệ thống máy tính,…

5

Ra trường làm gì sau khi học ngành hệ thống thông tin

Một công việc khác liên quan đến hệ thống quản lý thông tin chính là kỹ sư quản lý hệ thống. Bên cạnh vị trí lập trình viên, sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có thể tham gia ứng tuyển làm kỹ sư quản lý hệ thống ở nhiều công ty công nghệ thông tin. Ở vai trò của một quản lý mạng thì các kỹ sư thông tin sẽ phải chịu trách nhiệm thiết kế phần mềm, giám sát cũng như vận hành, sửa mọi lỗi hệ thống thông tin mạng. Ngoài ra, ngăn chặn mọi sự xâm nhập hay đánh cắp dữ liệu từ hacker, đảm bảo dữ liệu thông tin được bảo mật tuyệt đối. 

Một vị trí khác không liên quan nhiều đến các doanh nghiệp là giảng viên hệ thống thông tin máy tính. Hiện nay, có nhiều sinh viên tốt nghiệp với những tấm bằng tốt nghiệp giỏi, thành tích ấn tượng, yêu thích hoạt động giảng dạy hoàn toàn có thể chuyển hướng làm giảng viên. Bạn có thể lựa chọn giảng dạy những môn học liên quan đến chuyên ngành hệ thống thông tin máy tính tại trường cao đẳng hay đại học như: Ngôn ngữ lập trình C, Kiến trúc máy tính, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin,…

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn công việc liên quan đến phân tích dữ liệu như nhà quản trị cơ sở dữ liệu với công việc chính là sử dụng cơ sở dữ liệu để xác định cách tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo được tính bảo mật của data và sao lưu hệ thống. Quản trị cơ sở dữ liệu cũng là một trong những ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. 

V. Cơ hội việc làm ngành hệ thống thông tin là gì? 

Sau khi được đào tạo và hoàn thành chương trình học ngành hệ thống thông tin, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

Sinh viên sau khi được học về hệ thống quản lý thông tin có thể đảm nhận vị trí thiết kế, quản lý hệ thống thông tin ngành kinh tế phục vụ hoạt động quản trị kinh doanh, kinh tế của các doanh nghiệp hay các công ty. Ngoài ra, những bạn có đủ khả năng còn có thể làm ở nhiều vị trí như tích hợp hệ thống hay phân tích hệ thống.

6

Cơ hội việc làm ngành hệ thống thông tin là gì

Ngoài ra, với những học viên có kỹ năng giao tiếp có thể đảm nhận hướng dẫn và đào tạo nhân viên bộ phận quản lý dự án. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm những công việc như chuyên gia tư vấn, lắp đặt hay xây dựng hệ thống thông tin. Không những vậy, bạn còn có thể làm nhân viên quản trị và bảo mật hệ thống thông tin trong các công ty. 

Trên thực tế, khi công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm đã tiến bộ vượt bậc như ngày hôm nay thì cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên ngành hệ thống quản lý thông tin hoàn ở những tập đoàn đa quốc gia vô cùng lớn. Không chỉ những tập đoàn đa quốc gia mà còn có nhiều tổ chức tín dụng, công ty có lượng dữ liệu truy cập lớn, công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin hay các hệ thống trường đại học.

VI. Mức lương cơ bản ngành hệ thống thông tin

Có thể thấy ngành hệ thống quản lý thông tin là một ngành nghề khá hot hiện nay và cũng là một ngành có mức lương vô cùng hấp dẫn dao động trong khoảng 8 – 15 triệu đồng một tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm của bạn. Mức lương này còn phụ thuộc vào vị trí công việc và cấp bậc liên quan trong doanh nghiệp. Nếu bạn có thể có những bước tiến trong sự nghiệp như trưởng phòng hay leader thì mức lương có thể hấp dẫn hơn. 

7

Mức lương cơ bản ngành hệ thống thông tin

VII. Những yêu cầu tố chất về ngành nghề hệ thống thông tin 

Tố chất đầu tiên khi bạn theo ngành hệ thống thông tin là bạn cần có niềm yêu thích và đam mê với công nghệ cũng như phần mềm. Vì tính chất công việc, bạn phải ngồi làm việc trước máy tính hàng giờ liền chỉ để viết một phần mềm, vì vậy nếu bạn không thực sự yêu thích thì khó có thể chịu được áp lực và căng thẳng của công việc này. Không chỉ vậy, để con đường sự nghiệp phát triển vượt bậc hơn thì khả năng tư duy sáng tạo, nhạy bén cũng là một tiêu chí cần thiết. Với trí tuệ hiện có, bạn hoàn toàn có thể phân tích vấn đề một cách nhanh chóng, tối ưu hóa giải pháp để giảm chi phí và tiết kiệm thời gian. 

Là một người làm việc với database nên bạn cũng cần có tính cẩn thận và chính xác trong từng công việc vì dù chỉ sai một chút thôi cũng làm ảnh hưởng đến kết quả công việc. Tính chính xác gần như là yêu cầu bắt buộc của khoa học máy tính, vì trong quá trình xây dựng một ứng dụng, nếu xảy ra lỗi nhỏ thì phần mềm cũng không thể vận hành như bạn mong muốn. Không chỉ vậy, khi bạn phải làm việc với dữ liệu còn nhiều hơn với con người thì bạn cũng nên chịu được áp lực công việc và trang bị một số kỹ năng mềm như khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm. 

VIII. Kết luận 

Ngành hệ thống quản lý thông tin đang là một trong những ngành được ưa chuộng vì cơ hội nghề nghiệp cao. Với những thông tin trên, bạn cũng đã có cái nhìn bao quát về ngành hệ thống thông tin là gì và những vấn đề liên quan. Vì vậy, để một sinh viên có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp với bản thân mình thì cần tìm hiểu rõ mục tiêu của bản thân.