Hệ thống tài khoản – 356. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

TÀI KHOẢN 356 – QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Thông tư 133/2016/TT-BTC)

✵ ✵

Nguyên tắc kế toán

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Phương pháp hạch toán kế toán

Nguyên tắt kế toán vốn chủ sở hữu

▼về cuối trang

1. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa và công nghệ (PTKH&CN) của doanh nghiệp . Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.

b) Quỹ PTKH&CN được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc trích lập và sử dụng Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

c) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Quỹ PTKH&CN để tài trợ cho việc ngiên cứu, sản xuất thử nghiệm, số tiền thu được khi bán sản phẩm sản xuất thử được bù trừ với chi phí sản xuất thử theo nguyên tắc:

– Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử được ghi tăng Quỹ PTKH&CN;

– Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử thấp hơn chi phí sản xuất thử được ghi giảm Quỹ PTKH&CN.

d) Định kỳ, doanh nghiệp lập Báo cáo về mức trích, sử dụng, quyết toán Quỹ PTKH&CN và nộp cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

▲về đầu trang

2. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 356 – QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Bên Nợ:

– Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

– Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ; giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý; chi phí thanh lý; nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

– Giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

Bên Có:

– Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

– Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.

Số dư bên Có:

– Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệp.

Tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, chỉ tiêu quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

– Tài khoản 3562 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ (quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ).

▲về đầu trang

 

3. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

a) Trong năm khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công
nghệ, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)

Có TK 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

b) Khi chi tiêu Quỹ PTKH&CN phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 356- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)


các TK 111, 112, 331…

c) Khi sử dụng Quỹ PTKH&CN để trang trải cho hoạt động sản xuất thử sản phẩm:

– Kế toán tập hợp chi phí sản xuất thử, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh daonh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152, 331.

– Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).

– Chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử được điều chỉnh tăng, giảm Quỹ, ghi:

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi tăng Quỹ PTKH&CN, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 356- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử nhỏ hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi ngược lại với bút toán trên.

d) Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ:

– Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ (nguyên giá)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)


các TK 111, 112, 331.

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.

– Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa hoạc và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

– Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)


TK 211 – TSCĐ.

+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ


TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 3561 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)


các TK 111, 112, 331.

– Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 3562 – Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết)


TK 711 – Thu nhập khác.

Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo bộ phận sử dụng TSCĐ.

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

1. Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như:

– Vốn góp của chủ sở hữu;

– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;

– Các khoản khác được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.

2. Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sỡ hữu. Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tai ngày góp vốn .

3. Việc nhận góp bằng các loại tài sản vô hình như bản quyền, quyền khai thác, sử dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu… chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi thuê tài sản hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:

– Đối với bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Ghi nhận số tiền thu được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại là doanh thu cho thuê tài sản vô hình, nhượng quyền thương mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị khoản đầu tư;

– Đối với bên nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Không ghi nhận giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại và ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận góp vốn. Khoản tiền trả cho việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí nhượng quyền thương mại.

4. Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Mọi người hợp trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về bản chất đều là giảm vốn góp, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng ký kinh doanh.

▲về đầu trang