Hệ thống kho hàng – Yếu tố tạo nên thành công cho Amazon
Amazon là một trong những công ty thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất thế giới và là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ. Được thành lập vào năm 1994 nhưng Amazon đã đạt những thành công vượt bậc và có được vị trí hàng đầu hiện nay. Và một điểm nổi bật góp phần tạo nên sự thành công đó cho Amazon chính là hệ thống kho hàng vô cùng hiện đại…
Hệ thống kho hàng của Amazon với nhiều đặc điểm nổi bậc
Hệ thống kho hàng của Amazon nổi bậc với hơn 110 kho hàng quy mô lớn trên toàn thế giới, trong đó có tới 64 kho rải khắp Hoa Kỳ.
Kho hàng lớn nhất của Amazon được đặt tại Phoenix, bang Arizona với diện tích khoảng 111.500 m2, đủ để chứa 28 sân bóng đá.
Số nhân viên của hãng lên tới hơn 100.000 người.
Ngoài đội ngũ nhân viên khổng lồ, Amazon còn có hàng nghìn robot hỗ trợ hoạt động. Số lượng đến cuối năm ngoái là khoảng 10.000 robot.
Mỗi kho hàng có khả năng kết nối chặt chẽ từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến khách hàng. Các kho hàng được đặt ở những vị trí chiến lược, nằm gần những trung tâm tiêu thụ lớn với hệ thống giao thông thuận lợi.
Không hề giống các kho hàng kiểu truyền thống, kho hàng của Amazon được tin học hoá cao độ, đến nổi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành, từ lúc những tín hiệu đầu tiên được máy tính gửi đi cho biết những sản phẩm nào được lấy xuống khỏi giá cho đến trình tự đóng gói, chờ đợi, bốc dỡ lên xe. Mọi thứ đều được theo dõi sát sao của những người quản lý nơi đây.
Quy trình xử lí trong kho hàng của Amazon được áp dụng theo mô hình chiến lược CFN (Customer Fulfillment Networking), nhờ đó năng suất kho tăng lên 40%, chi phí vận hành trong 3 năm giảm xuống từ 20% doanh thu còn chưa đầy 10% doanh thu.
Vậy các doanh nghiệp Việt Nam học được gì từ hệ thống kho hàng của Amazon?
Hệ thống kho hàng tiên tiến chính là sự khác biệt lớn của Amazon so với các công ty TMĐT khác chỉ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho website của mình mà không quan tâm đến hệ thống kho hàng, kệ chứa hàng. Nhờ đó, Amazon có rất nhiều lợi thế so với các đối thủ, bởi những ưu điểm của kho hàng như sau:
- Giúp khả năng kiểm soát hàng hoá tốt, đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng.
- Giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian đáp ứng đơn hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu khác trong chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng được hoạt đông trơn tru.
- Hệ thống kho hàng hiện đại lưu trữ được đa dạng các loại mặt hàng và sắp xếp chúng một cách khoa học, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt tại các thị trường tiêu thụ lớn.
Tại Việt Nam, chi phí kho vận của các doanh nghiệp còn khá cao, chiếm đếm 20% giá thành phẩm trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ dao động từ 8-12%. Đây chính là nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận ra và tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống kho hàng và hợp tác với các nhà vận chuyển để đảm bảo lượng hàng hoá cung ứng khắp cả nước. Mặc dù qui mô kho hàng còn hạn chế chỉ ở mức trung bình, nhưng cũng đã góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện được nhiều năng lực của mìnhnguyên nhân lớn khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với các doanh
Vì thế, các doanh nghiệp cần tỉnh táo để đưa ra phương án đầu tư hợp lý cho kho hàng của mình, cần có chiến lược lâu dài và nghiêm túc.
– Lê Ngọc