Hệ Thống Trong Kinh Doanh Theo Mạng Là Gì | Cơ Hội Kinh Doanh
Ngày đăng:14-08-2021
“Thành công mà không có sao chép thì đó chỉ là những thành tích nhất thời, chỉ là sự thất bại được che đậy một cách khéo léo mà thôi” – Theo Randy Gage .
Kinh doanh hệ thống là việc kết nối mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn thành một hệ thống có thể được quản lý hoặc cải thiện bằng cách áp dụng các nguyên tắc chính xác. Một hệ thống kinh doanh được thiết kế để kết nối tất cả các bộ phận phức tạp của các tổ chức và các bước liên quan đến nhau để cùng nhau đạt được chiến lược kinh doanh.
Kim tứ đồ của Kiosaki
Trên hình mô tả Kim tứ đồ là 4 dạng kiếm tiền trong xã hội. Mỗi người đều đang kiếm tiền theo một hay vài dạng.
Dạng 1: Làm công ăn lương
Bạn làm việc phục vụ cho một Hệ thống, làm giàu cho ông chủ và hệ thống đó trả lương cho bạn. Bạn thì muốn lương cao, còn ông chủ thì cố gắng để chỉ phải trả lương thấp nhất. Phần lớn mọi người chọn dạng kiếm tiền này, nhưng ít ai hài lòng với thu nhập của mình.
Dạng 2: Dạng làm tư
Đó là người tự kinh doanh hoặc làm dịch vụ, như làm phòng mạch tư, mở quầy bán hàng, tiệm thẩm mỹ v.v… Họ làm việc cho chính mình. Bản thân họ cũng chính là Hệ thống.
Họ không làm việc cũng đồng nghĩa với việc Hệ thống dừng hoạt động.
Hai dạng 1 và 2 (bên trái Kim tứ đồ) là các dạng kiếm tiền ít ưu việt hơn và cũng thường ít hơn so với các dạng ở bên phải.
Dạng 3: Bạn là chủ doanh nghiệp
Bạn thuê người làm việc cho hệ thống, tức là hệ thống hoạt động không cần có sự tham gia của bạn. Bạn phải làm việc nhiều trong giai đoạn xây dựng nên hệ thống.
Khi bạn đã cho nó vận hành được thì tức là hệ thống phục vụ lại cho bạn. Những người có thu nhập lớn hầu hết đều nhờ việc xây dựng được hệ thống và nhân rộng ra.
Dạng 4: Dạng đầu tư
Bạn có tiền , bạn lựa chọn để đưa tiền vào một hệ thống và hệ thống trả cho bạn lợi nhuận. Đây là mơ ước của nhiều người bởi vì nó mang lại một cuộc sống hoàn mỹ.
Ở dạng thứ 3 Kiosaki chỉ ra ba mô hình hệ thống phổ biến:
– Mô hình thứ nhất là kinh doanh truyền thống, đòi hỏi vốn liếng, sự sắc sảo và kỳ công trong giai đoạn xây dựng và tạo lập thương hiệu. Vì thế không nhiều người thành công.
– Mô hình thứ hai là Kinh doanh nhượng quyền, tức là không phải xây dựng mới mà sử dụng thương hiệu và Hệ thống sẵn có. Dạng này ít mạo hiểm hơn, nhưng luôn đòi hỏi vốn lớn và lệ thuộc hoàn toàn vào Hệ thống của người khác.
– Và mô hình thứ ba chính là Kinh doanh theo mạng. Tham gia kinh doanh theo mạng tức là Bạn đã ngay lập tức có được một Hệ thống làm sẵn, đồng thời chỉ cần một số vốn rất ít. Nhưng ban đầu Hệ thống của Bạn về con người mới chỉ có một mình bạn. Bạn cần từng bước phát triển mở rộng Hệ thống của mình trong lòng Hệ thống lớn hơn và dưới một mái nhà chung là Hệ thống lớn của toàn Công ty.
Vai trò của hệ thống trong kinh doanh MLM
Trong công việc một câu hỏi vô cùng quan trọng luôn được đặt ra, đó không phải là “Điều này có hiệu quả không?”, mà là “Điều này có sao chép được không?”. Vì thế mà từng khâu của dây chuyền phải luôn đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, để ai cũng hiểu và thực hiện được.
– Ở mỗi một khâu của dây chuyền đều có các hình thức làm việc rõ ràng và các công cụ hỗ trợ nhất quán để bạn làm việc với tầng 1 của bạn thế nào thì người ở tầng 10 của bạn cũng dễ dàng làm việc với người tầng 11 giống như thế.
– Nhà phân phối bám theo hệ thống, tức là đi theo dây chuyền sẽ tận dụng được tối đa sức mạnh của cả một cơ chế lớn xung quanh, giống như một người biết đặt mình và con thuyền của mình vào dòng chảy chung, sẽ được dòng chảy cuốn đi nhanh mà lại nhẹ nhàng, không mất sức.
– Hệ thống bảo vệ nhà phân phối trước những điểm yếu của anh ta: vì nhà phân phối tận dụng được sức mạnh chung và hàng loạt công cụ làm việc thay mình nên nó cho phép người ít kiến thức, khiêm tốn, ít quảng giao, kém ăn nói . . . vẫn có thể làm doanh nghiệp đạt kết quả tốt.
– Đã có nhiều tấm gương thành công là những nhà phân phối vốn là người nội trợ, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc một cán bộ hưu trí chưa bao giờ kinh doanh v.v… chính là vì họ đã tin tưởng sử dụng và tuân thủ hoàn toàn Hệ thống.
– Hệ thống bảo vệ nhà phân phối trước những “điểm mạnh” của anh ta: Đây là một điều có vẻ như nghịch lý, nhưng lại chính là một sức mạnh to lớn của Hệ thống.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều người có hàng loạt ưu thế mạnh, rất hưng phấn, thành công ban đầu rất nhanh nhưng sau đó kết quả kém dần rồi từ bỏ kinh doanh theo mạng mà bản thân họ không hiểu vì sao. Đây chính là “triệu chứng nhà doanh nghiệp phá sản”.
Khi một nhà phân phối mới có lợi thế như có kỹ năng bán hàng rất giỏi trong doanh nghiệp truyền thống, hay là có tài ăn nói thuyết phục, hay có uy tín cao trong phạm vi quan hệ của mình, hoặc rất am tường về sản phẩm như một nhà chuyên môn giỏi… mà không sử dụng Hệ thống thì các lợi thế này tuy có thể giúp cho anh ta bán hàng hoặc đưa người vào mạng lưới rất nhanh, nhưng mạng lưới lại không phát triển được, chỉ dừng ở một vài mức. Đó là vì những người đi sau không thể lặp lại được người đi trước, và tức là không có sao chép, và điều này chặn bước tiến cũng như ước mơ của nhiều người.
– Nhà phân phối “mạnh” biết “giấu” những ưu thế của mình, làm việc theo phương pháp chung một cách đơn giản và sử dụng các công cụ chung đồng nhất thì ai cũng có thể làm theo được.
– Nhà phân phối có thành tích mà không có hệ thống: vì họ bền bỉ, cá nhân họ hấp dẫn… nhưng nếu họ đi vắng 2 tháng doanh nghiệp của họ giảm sút 30%, đi vắng 4 tháng giảm 60%, và nếu họ đi vắng 6 tháng doanh nghiệp của họ có thể trở về con số 0. Vì thế cần phải nén cái TÔI của mình lại một cách tối đa. Đừng cố thể hiện bản thân. Cắn răng lại! Không nói, mà để các kết quả của Hệ thống nói thay cho Bạn. Cá nhân nổi bật khó sao chép sẽ chặn Hệ thống lại.
– Hệ thống đòi hỏi phải luôn được toàn vẹn, nghĩa là những người đi theo phải tuân thủ hoàn toàn. Bởi vì nếu Bạn bắt đầu làm một thay đổi nào đó thì những người đi sau cũng sẽ làm như vậy, khi đó Hệ thống sẽ không còn và sự sao chép sẽ chấm dứt. “Vì thế chừng nào mà Bạn còn chưa trở thành một thủ lĩnh độc lập hoặc Bạn tự thấy chưa đủ sức để tự mình làm tất cả mọi việc thì khôn ngoan nhất là Bạn sử dụng và tuân thủ Hệ thống của người đỡ đầu và đừng có thay đổi gì, cho dù Bạn hiểu hay không hiểu, và hơn nữa cho dù Bạn thích hay không thích” (Randy Gage).
– Mỗi nhà phân phối đều đứng trước hai con đường: làm việc không có hệ thống để không bao giờ có được doanh nghiệp lâu bền và vững mạnh, và làm việc theo hệ thống để đảm bảo sự thành công đích thực và bền vững. Sự lựa chọn ở đây là duy nhất: Hệ thống!
– Để làm việc theo Hệ thống nhà phân phối cũng lại đứng trước hai sự lựa chọn, mà không có lựa chọn nào thứ ba: một là tự mình làm ra Hệ thống riêng của mình và phải đảm đương tất cả mọi việc, hai là dẹp bỏ cái “tôi” của mình và tuân thủ hoàn toàn Hệ thống sẵn có. Cả hai lựa chọn đều không dễ, nhưng nếu Bạn còn chưa đủ mạnh thì lựa chọn thứ hai sẽ là khôn ngoan hơn
“Không phải là Bạn tạo nên thành công, mà là dây chuyền do Bạn xây dựng làm nên thành công. Khả năng sao chép của nó làm cho Bạn trở thành thủ lĩnh”. – Theo (Randy Gage)
Để thành công trong kinh doanh theo mạng bạn cần có một Hệ thống sao chép. Hệ thống sao chép sẽ làm cho cơ chế sao chép được vận hành, giúp bạn trở thành thủ lĩnh và biến khả năng thu nhập hậu kỳ thành hiện thực.
Hệ thống sao chép của bạn bao gồm :
– Một dây chuyền mô phỏng toàn bộ qúa trình dẫn dắt để chọn lọc, phát hiện và giúp đỡ một người từ khi mới vào doanh nghiệp tới khi trở thành thủ lĩnh;
– Một tập hợp đầy đủ các công cụ được sử dụng một cách nhất quán
– Một đội ngũ cùng với bạn toàn tâm toàn ý tuân thủ theo dây chuyền
– Dây chuyền được mô phỏng bằng 4 giai đoạn:
- Giai đoạn tuyển chọn,
- Giai đoạn bắt đầu
- Giai đoạn trưởng thành
- Giai đoạn phát triển.
Bạn đi theo dây chuyền và dẫn dắt người của bạn đi theo dây chuyền, người của bạn lại dẫn những người tiếp theo cũng đi theo dây chuyền v.v…
– Nếu không có Hệ thống sao chép thì chẳng khác gì bạn phải ì ạch kéo đoàn người của mình theo cầu thang bộ và không thể leo cao, còn với Hệ thống sao chép thì bạn và người của bạn sẽ được đẩy lên cao mãi bằng một thang máy cuốn.
– Dây chuyền lớn bao gồm nhiều quy trình nhỏ đơn giản – như những mắt xích của thang máy cuốn – mỗi quy trình mô tả một vài bước thao tác cụ thể kèm theo các công cụ phù hợp và nhất quán để thực hiện từng loại công việc.
Một tổ chức không nhiều người mạnh nhưng đồng tâm nhất trí tuân thủ và truyền bá các quy trình để cơ chế sao chép được vận hành bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều so với dù có nhiều người mạnh nhưng mỗi người làm theo một kiểu và sẽ không bao giờ đạt được sự sao chép.
Uyên Linh chúc bạn thành công trong sự nghiệp xây dựng hệ thống kinh doanh theo mạng !
********************************
Hãy liên hệ với Uyên Linh để được hỗ trợ thêm thông tin bạn nhé.
Hotline / Zalo : 0983.183.077
Facbook : www.facebook.com/uyenlinh.forever
Website: www.uyenlinhshop.com
Có thể bạn quan tâm :