Hãy cùng tìm hiểu cách mà máy tính lưu trữ dữ liệu
Đối với những người sử dụng máy tính, việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính là cực kỳ quan trọng. Việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính giống như việc cho phép chúng ta có “một bộ nhớ thứ hai”. Lưu trữ dữ liệu trong máy tính giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác. Thay vì phải mất hàng giờ, thậm chí là nhiều ngày để tìm những tài liệu giấy (tài liệu cứng). Giờ đây, mọi thứ sẽ được lưu trữ một cách hệ thống thông qua các thiết bị lưu trữ của máy tính. Vậy máy tính lưu trữ dữ liệu như thế nào? Làm thế nào để lưu trữ dữ liệu trên máy tính? Và có những cách lưu trữ dữ liệu như thế nào? Mọi thứ sẽ được đề cập đến ngay trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Máy tính lưu trữ dữ liệu như thế nào?
Dữ liệu là tất cả những thông tin được người dùng đưa vào trong máy tính. Hay nói cách khác, dữ liệu là dạng thông tin đã được mã hóa trong máy tính. Lưu trữ dữ liệu là việc ghi thông tin hay dữ liệu trong một phương tiện lưu trữ. Lưu trữ dữ liệu trong máy tính là một trong những chức năng cốt lõi của việc sử dụng máy tính. Các thông tin và dữ liệu được sắp xếp ngăn nắp và khoa học. Vì thế, thời gian tìm kiếm dữ liệu cũng nhanh chóng và chính xác hơn nhiều. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và dữ liệu dù đang ở bất kì nơi đâu, trong bất kì thời gian nào chỉ cần có một chiếc máy tính kết nối với mạng Internet.
Các loại lưu trữ dữ liệu trên máy tính
Để lưu trữ dữ liệu, trước hết máy tính cần mã hóa thông tin mà bạn cung cấp. Thông tin sẽ được mã hóa thành các dãy bit. Hiểu đơn giản, bit là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin. Bởi vì máy tính không đọc được các thông tin người dùng cung cấp. Nên bit ra đời với chức năng như ngôn ngữ của máy tính. Hệ thống máy tính sẽ biểu diễn dưới dạng hai số 0 và 1, hay còn gọi là hệ nhị phân. Thông tin khi cập nhật trên máy tính sẽ được máy tính hiểu theo dạng 0 và 1. Sau khi thông tin được xử lý xong, máy tính sẽ trả kết quả là những dãy bit đã được biến đổi thành văn bản, âm thanh, và hình ảnh để hiển thị cho người xem.
Khi lưu trữ, các dữ liệu sẽ nằm trong các bộ phận, được gọi là thiết bị lưu trữ. Thiết bị lưu trữ được dùng để lưu trữ, chuyển đổi và giải nén các tập tin dữ liệu của các đối tượng. Nó vừa có thể lưu thông tin tạm thời vừa có thể lưu giữ vĩnh viễn. Lưu trữ có ba dạng: lưu trữ sơ cấp, lưu trữ thứ cấp, và lưu trữ ngoại tuyến.
Lưu trữ sơ cấp
Lưu trữ sơ cấp (hay lưu trữ ở bộ nhớ trong) hiểu đơn giản là bộ nhớ được truy cập trực tiếp bởi CPU (bộ xử lý trung tâm). CPU sẽ làm nhiệm vụ đọc các lệnh mà bạn thao tác và thực hiện các lệnh này.
Lưu trữ thứ cấp
Lưu trữ thứ cấp (hay lưu trữ ở bộ nhớ ngoài) khác lưu trữ sơ cấp ở điểm bộ xử lý trung tâm CPU không tham gia trực tiếp. Lưu trữ thứ cấp thường liên quan đến đĩa cứng. Lưu trữ thứ cấp có ưu điểm chi phí rẻ hơn so với lưu trữ sơ cấp. Hơn nữa, dữ liệu đang lưu trên máy tính sẽ không bị mất đi nếu nguồn điện chạy cho đột ngột bị ngắt.
Lưu trữ ngoại tuyến
Lưu trữ ngoại tuyến là kiểu lưu trữ nằm ngoài khả năng điều khiển của CPU. Nếu muốn lưu trữ ngoại tuyến, người dùng phải lắp thêm phương tiện vào một cách thủ công.
Như vậy, có thể thấy, phương thức lưu trữ phổ biến nhất vẫn là lưu trữ thứ cấp. Phương thức này mang những ưu điểm về thời gian, không gian, tốc độ hơn những phương thức còn lại mà chi phí lại thấp hơn nên được nhiều người dùng máy tính sử dụng.
Làm thế nào để lưu trữ dữ liệu trên máy tính? Và lưu trữ bằng những cách nào?
Có ba cách chính và chủ yếu để lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Đó là lưu trữ trên các ổ đĩa của máy tính, lưu trữ trên các mềm/ ứng dụng đám mây, lưu trữ thông qua các bộ nhớ USB, thẻ nhớ…
Lưu trữ trên các ổ đĩa của máy tính
Lưu trữ trên các ổ đĩa của máy tính là việc đơn giản nhất đối với tất cả người dùng. Giả sử bạn muốn tải hình ảnh, video trên mạng về máy tính. Bạn chỉ cần download và hình ảnh, video sẽ được lưu vào một ổ đĩa nào đó trên máy tính. Khi tải về rồi, bạn có thể xem trực tiếp mà không cần kết nối mạng. Tuy nhiên, lưu trữ trên ổ đĩa của máy tính cũng mang đến những rủi ro. Nếu máy tính của bạn bị hỏng, hoặc bị virus xâm nhập, khả năng rất lớn dữ liệu trong máy tính của bạn sẽ bị mất đi hoàn toàn. Giải pháp đám mây và lưu trữ thông qua thẻ USB hay ổ cứng di động sẽ là giải pháp giúp bạn tối ưu được khả năng lưu trữ của máy tính.
Lưu trữ đám mây
Trong kỉ nguyên số hiện nay, lưu trữ đám mây là phương thức phổ biến và thông dụng nhất cho các cá nhân và tổ chức. Lưu trữ đám mây là gì? Lưu trữ đám mây là hình thức cho phép người dùng/ khách hàng lưu trữ, quản lý, backup (sao lưu) chia sẻ dữ liệu của mình ở khoảng cách xa. Chỉ cần có máy tính đang kết nối với mạng internet, bạn có thể truy cập dữ liệu của mình bất cứ khi nào cần thiết.
Lưu trữ đám mây gồm những loại sau:
- Personal Cloud: hình thức lưu trữ này giúp người dùng lưu trữ, bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu trên Smartphone (điện thoại thông minh). Khi gặp sự cố hỏng, mất điện thoại hoặc đổi sang điện thoại mới, bạn không phải lo sẽ mất hết dữ liệu cũ.
- Private Cloud: đây là hình thức phổ biến mà doanh nghiệp, công ty thường áp dụng. Private Cloud kết hợp cùng các hệ thống ERP( hệ thống quản trị doanh nghiệp) giúp chia sẻ thông tin trong nội bộ công ty và nâng cao năng suất lao động.
- Public Cloud: loại hình lưu trữ đám mây cung cấp tài nguyên thông qua mạng internet. Tất cả các tài nguyên đều dưới sự quản lý của nhà cung cấp điện toán đám mây.
- Hybrid Cloud: sự kết hợp giữa Private Cloud và Public Cloud. Mang những ưu điểm của cả hai nhưng đồng thời cũng gây tốn kém chi phí.
Lưu trữ trên các đám mây này như thế nào?
Bạn chỉ cần tải các tài liệu của mình từ ổ cứng của máy tính, hoặc các tài liệu trên các nền tảng online (mạng xã hội, trang web..) lên các điện toán đám mây là bạn có thể truy cập được vào tài liệu của mình mọi lúc mọi nơi.
Lưu trữ thông qua bộ nhớ USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động
USB, thẻ nhớ SD, ổ cứng di động cũng khá phổ biến trước khi điện toán đám mây và internet phát triển nhanh như bây giờ. Bạn chỉ cần sao chép thông tin, dữ liệu từ ổ cứng của máy tính sang các thiết bị này. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng mang thông tin của bạn đến bất cứ đâu mà không nhất thiết phải kết nối với internet. USB, thể nhớ SD,… Điều này giúp hỗ trợ bộ nhớ trên máy tính, tránh tình trạng máy tính của bạn quá “tải” với số tài liệu được lưu trữ. Khi bạn reset máy, dữ liệu vẫn còn trên USB, thẻ SD nên không lo lắng vì bị mất dữ liệu. Tuy nhiên, trường hợp nhiều máy tính không kết nối được với USB, thẻ SD cũng hay xảy ra gây ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Tạm kết:
Ngày nay máy tính rất phổ biến với nhiều loại máy tính, mẫu mã kiểu dáng khác nhau. Có thể nói máy tính và cuộc sống chúng ta khó có thể tách rời được. Đặc biệt là trong công việc hàng ngày chúng ta có hàng tá những dữ liệu quan trọng cần lưu trữ. Và tất cả đều được máy tính giải quyết với bộ nhớ gần như không giới hạn.
Hi vọng thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn có thêm thông tin bổ ích về lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Từ đó lựa chọn được chiếc máy tính phù hợp cùng với cách lưu trữ phù hợp với bản thân.
Tìm hiểu ngay!
>>> 15 LỢI ÍCH KINH ĐIỂN NẾU BIẾT SỬ DỤNG MÁY TÍNH & INTERNET <<<
Cơ hội sở hữu khóa học khuyến mại chỉ 399.000đ về tin học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao. Tại Đây!