Hạt nhựa Filler là gì? Lợi ích từ hạt nhựa Filler Masterbatch | Chậu Composite Havico
Hạt nhựa Filler là một loại hạt có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực sản xuất. Sở hữu nhiều ưu điểm, hạt nhựa Filler ngày càng khẳng định được giá trị của chúng trong các ngành sản xuất và công nghiệp khác nhau. Trong bài viết này, Havico sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức về vật liệu này!
Nội Dung Chính
Hạt nhựa Filler – Filler Masterbatch là gì?
Hạt nhựa Filler hay đầy đủ là Filler masterbatch, thường được hiểu nôm na là chất độn nhựa. Chúng được hình thành từ sự liên kết giữa các thành phần gồm nhựa nguyên sinh, CaCO3 và những phụ gia khác.
Hạt nhựa Filler là loại hạt nhựa chứa đến 70 – 80% thành phần Canxi Carbonate (CaCO3). Nguyên liệu này được tìm thấy ở nhiều khu vực, điển hình là các mỏ địa chất. Hoặc trong cơ thể của các sinh vật sống (cấu tạo sinh học).
CaCO3 chiếm một vị trí không nhỏ trong thành phần của hạt nhựa Filler. Chúng giúp hạt Filler có màu trắng rất tự nhiên. Một trong những đặc tính tiêu biểu của hạt nhựa Filler là tan chảy ở nhiệt độ khá cao, trung bình trong khoảng từ 800 độ C – 1400 độ C.
Về phương diện hóa học, loại hạt này bị ảnh hưởng rất lớn bởi thành phần CaCo3. Bởi chúng cũng là thành phần cốt lõi hình thành nên hạt nhựa Filler. Mặc dù vậy, CaCO3 lại không có sự thay đổi trong khi được kết hợp với những loại nhựa khác hoặc những chất phụ gia khác.
Chính bởi ưu điểm này đã khiến hạt nhựa Filler masterbatch được ứng dụng hầu hết trong lĩnh vực sản xuất của nhiều ngành.
Đặc tính cơ bản của nhựa Filler
Khi tìm hiểu hạt nhựa Filler là gì? Chúng ta có thể tự hình dung ra những đặc trưng cơ bản của loại nhựa này. Bởi chúng mang những đặc trưng của các thành phần bên trong nó, nhất là thành phần CaCO3. Hạt nhựa Filler masterbatch có những đặc trưng sau:
- Có thể phân tán rất tốt.
- Nhựa Filler được đánh giá cao về độ an toàn khi sử dụng và thân thiện với môi trường.
- Có bề mặt chống xước.
- Hạt nhựa Filler có khả năng tạo và tăng độ cứng, tăng độ dẻo, tăng công suất (cơ – lý – hóa – nhiệt), tăng trọng lực, tăng đặc tính chống cháy cho những sản phẩm nhựa.
Nhựa Filler có bao nhiêu loại?
Với những công dụng đặc biệt, hạt nhựa Filler ngày nay đã được chế tác và sản xuất dưới nhiều loại khác nhau. Nhưng xét về mức độ phổ biến nhất, có lẽ là hai loại sau đây:
- Viên PE Filler: Loại này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm ép phun. Chúng thay thế một phần nhựa nguyên sinh với mục đích gia tăng tính năng bề mặt sản phẩm và giảm chi phí đầu vào.
- Nhựa PP Filler: Loại này được ứng dụng phần lớn trong quá trình thổi màng, đùn, ép phun, đúc… với mục đích thúc đẩy năng suất của máy đùn. Đồng thời, tiết kiệm được thời gian làm mát khuôn.
Giá trị tuyệt vời của hạt nhựa Filler mang lại
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hạt nhựa Filler khi nhận ra những ưu điểm vượt trội từ loại hạt nhựa này. Những giá trị tuyệt vời mà nó mang lại được thể hiện qua những ưu điểm sau đây:
Tiết kiệm chi phí sản xuất
Thành phần chính yếu cấu thành nên hạt Filler là CaCO3. Bột đá CaCO3 là vật liệu dễ tìm, có trữ lượng rất lớn ở khắp nơi.
Từ đó, có thể thấy được đầu vào sản phẩm ổn định hơn. Làm giảm chi phí cho hoạt động sản xuất, qua đó có thể tối ưu giá cả của sản phẩm đầu ra, gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Gia tăng tính cơ học cho sản phẩm nhựa
Hạt nhựa Filler có thể thúc đẩy những đặc tính cơ học cho những sản phẩm nhựa như tăng độ dẻo, tăng độ cứng, tăng trọng lực, tăng hiệu quả chống cháy…
Ứng dụng một cách linh hoạt
Hạt nhựa Filler với độ cứng nhất định, kết hợp với đặc tính hóa học ổn định. Do vậy, có thể dễ dàng xử lý loại hạt này bằng cách cán nhỏ thành hạt hoặc bột. Sau đó, trộn cũng những loại nhựa nền khác để gia tăng giá trị cũng như tính năng cho sản phẩm.
Tăng độ định hình
Hạt Filler giúp phân bố đồng đều nhiệt độ cho những sản phẩm kéo sợi, thổi màng… Nhờ đó có thể giảm thiểu tình trạng bề mặt nhựa xuất hiện bong bóng trong quá trình sản xuất. Mang lại sản phẩm với độ định hình cao hơn, tính thẩm mỹ vượt trội hơn.
Ứng dụng của hạt nhựa Filler trong sản xuất
Trong lĩnh vực sản xuất nói chung, loại hạt này được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Chúng được kết hợp với nhiều loại nhựa đa dạng như nhựa cứng, nhựa nhiệt, nhựa dẻo… Những ứng dụng phổ biến nhất của hạt nhựa Filler như sau:
Ứng dụng trong sản xuất cửa, khung, trần nhựa
Vật liệu này được dùng nhiều trong sản xuất và phối trộn nhằm tạo ra những ống, tấm trần nhựa. Tác dụng của chúng trong mảng này là làm tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cải thiện độ bóng của bề mặt sản phẩm. Làm phân tán đồng đều hóa chất trong nhựa và cải tiến quá trình sản xuất.
Ứng dụng trong sản xuất ống nhựa PVC, phụ kiện nhựa
Nhựa Filler cũng được dùng trong sản xuất phụ kiện nhựa và các ống nhựa PVC. Với mục đích tạo và tăng độ cứng cho sản phẩm này.
Mặt khác, chúng cũng giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất… Nhờ đó, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận trong mảng này.
Ứng dụng trong sản xuất dây cáp
Hạt nhựa Filler ngày càng được ưu ái trong lĩnh vực sản xuất cây cáp điện nhằm tối ưu giá thành của sản phẩm này. Đồng thời, chúng còn giữ vai trò là một chất chống cháy. Mặc dù để phát huy công dụng này, vẫn cần pha trộn với chất phụ gia và các loại nhựa khác.
Ứng dụng trong sản xuất màng
Hạt Filler từ lâu đã được sử dụng như một nguyên liệu chính để sản xuất màng. Từ mỏng cho đến dày, loại hạt này đều có thể gia tăng năng suất và tính hóa học cho sản phẩm.
Chúng giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng độ cứng và tuổi thọ cho sản phẩm màng nhựa, màng phim. Tiếp đó, với những màng nhựa có lỗ nhỏ để thoát hơi, chúng góp phần gia tăng tính năng thoát hơi của sản phẩm này.
Ứng dụng trong sản xuất sợi
Một ứng dụng phổ biến nữa của hạt nhựa Filler là để sản xuất sợi trong túi PP, nhựa PE… nhằm ngăn ngừa tác động của việc phân đoạn và kết sợi.
Ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm đúc
Dùng hạt Filler trong sản xuất các sản phẩm đúc giúp tăng tuổi thọ và độ cứng cho sản phẩm. Ngoài ra, còn góp phần tối ưu chi phí sản xuất, hỗ trợ giảm giá thành…
Cụ thể, hạt nhựa Filler ứng dụng trong đúc thổi nhằm sản xuất ra những sản phẩm thùng chứa hoặc chai nhựa. Với mảng ép phun thì vật liệu này dùng trong sản xuất thiết bị, phụ tùng gia dụng và chi tiết trong lĩnh vực công nghiệp ô tô.
Nên dùng hạt nhựa Filler hay nhựa nguyên sinh?
Xét về bản chất, nhựa nguyên sinh là loại nhựa được hình thành từ những nhóm polymer (cao phân tử). Các nhóm này lại được hình thành từ những đơn phân tử (monomer) qua phản ứng kết nối.
Để sản xuất ra nhựa, người ta sẽ kết hợp các nguyên liệu gồm mủ cao su, Cellulose, khí Ethen, Ethin… và đặc biệt là dầu hỏa. Do đó, việc dùng nhựa nguyên sinh hoàn toàn để chế tác ra những sản phẩm nhựa có nhiều bất cập như:
- Không tốt cho môi trường vì đa phần các sản phẩm làm từ loại nhựa này không thể phân hủy trong điều kiện tự nhiên.
- Thành phần dầu hỏa trong nhựa nguyên sinh là nguyên liệu nhập khẩu từ quốc tế. Do đó khiến giá thành bị đội lên rất cao, tác động không tốt đến nguồn cung dầu hỏa.
- Dầu hỏa cũng là nguyên liệu không thể hoàn nguyên. Do vậy, khiến sản phẩm có nguồn đầu vào không ổn định.
Từ phân tích trên, có thể thấy hạt nhựa Filler là “cứu tinh” có thể thỏa mãn những yêu cầu khắt khe từ những sản phẩm nhựa và giúp các công ty tối ưu chi phí sản xuất.
Trên đây là thông tin mà Havico muốn cung cấp về hạt nhựa Filler cho những ai đang quan tâm. Hẹn gặp lại bạn đọc ở những chủ đề thú vị khác!
Ban biên tập: Havico
5
/
5
(
1
bình chọn
)