Hai cách làm nước sấu ngâm đường chua ngọt thêm cay nhẹ từ gừng

    Cách 1: Nấu nước đường, gừng rồi mới ngâm sấu:

    Chuẩn bị hũ/lọ thủy tinh sạch, tráng qua nước sôi để nguội sau đó, cho sấu đã nguội vào. Rót nước đường gừng vào và ngâm 3 – 4 ngày là dùng được. Cho vào tủ lạnh dùng dần.

    Đun sôi nồi nước, thêm 1/2 thìa cà phê muối, cho sấu vào chần 10-15 giây. Đảo đều khi thấy sấu chuyển từ màu xanh sang vàng thì vớt ra ngay.

    Cho vào nồi 1 kg đường và 400 ml nước, vừa đun vừa khuấy đều cho đường không bén nồi và tan hẳn. Thêm 1/3 thìa cà phê muối tinh. Khi nước sôi lăn tăn thì cho gừng thái sợi hoặc đập dập vào rồi tắt bếp, để nguội hoàn toàn.

    Sấu nhặt bỏ các quả bị thâm dập. Dùng dao cạo sạch vỏ, cạo tới đâu thì cho vào chậu nước muối loãng tới đó để không bị thâm. Sau đó, dùng dao nhỏ khía từng quả sấu đường tròn xoắn ốc và cũng cho vào nước muối loãng ngâm 30 phút.

    Cách 2: Ngâm sấu và đường rồi nấu nước đường sau

  1. Sấu cạo sạch vỏ, ngâm nước muỗi loãng. Sau đó, đặt sấu lên mặt thớt, dùng dao đập dập nhẹ cho nứt vỏ nhằm giúp ngâm đường dễ thẩm thấu hơn, đồng thời khi ăn róc hạt. Rửa sạch, để ráo nước.

  2. Chần sơ sấu 10-15 giây chuyển màu vàng, vớt ra nhanh, để nguội. Rồi sau đó cho một lớp sấu vào âu, rải một lớp đường, làm lần lượt cho tới hết.

  3. Sau khoảng 6-8 giờ đường tan và sấu săn lại thì vớt sấu ra hũ/lọ thủy tinh sạch đã tiệt trùng, để khô.

  4. Phần nước đường trút vào nồi, thêm 1/3 thìa cà phê muối tinh cho đậm vị, bật bếp đun lửa nhỏ, khuấy đều. Khi nước đường sôi thì cho gừng đập dập hoặc thái sợi vào, tắt bếp, để nguội. Việc này nhằm đảm bảo sấu ngâm không bị nổi váng.

  5. Rót nước đường đã nguội vào lọ đựng sấu, ngâm 3 ngày sấu tiết nước ra là dùng được. Sau đó, cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

  6. Yêu cầu thành phẩm: Quả sấu giòn róc hạt, ngấm đường, nước chua dịu ngọt, thơm mùi  sấu đặc trưng quyện với chút the cay từ gừng. Hai cách ngâm sấu ở trên đều đảm bảo sấu ngâm đường để lâu vẫn không bị lên men, nổi váng, dùng được vài tháng.