Hạch toán kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ – Tin Tức

5

/

5

(

9

bình chọn

)

Hạch toán kế toán là một công việc vô cùng quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp. Mục đích của công việc này là phản ánh, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho việc chỉ đạo và quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Vậy trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công việc hạch toán kế toán được thực hiện như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Những nội dung cần lưu ý về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa nhỏ

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 133 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bao gồm những nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. 

Thông tư 133/2016

Những nội dung quan trọng, cần lưu ý của Thông tư 133/2016/TT – BTC liên quan đến kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:

1.1 Những quy định chung về hạch toán kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông tư số 133 có hiệu lực 01/01/2017 được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tất cả lĩnh vực, ngoại trừ đơn vị thuộc quản lý, sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Nhà nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự lựa chọn chế độ kế toán để phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp nhưng phải báo cho cơ quan thuế.

Thông thường đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND). Trong trường hợp các doanh nghiệp giao dịch chủ yếu bằng ngoại tệ, nếu đáp ứng yêu cầu thì có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Khi bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, phương pháp hạch toán, ký hiệu, thì doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp cũng có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3.

1.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016

Kế toán phải quan sát, ghi chép các khoản thu, chi, xuất, nhập và tính số tồn. Các khoản thu chi phải có chứng nhận, phiếu thu, chi với đầy đủ chữ ký theo quy định.

Các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải có phiếu thu, chi và có đủ chữ ký theo quy định. Khoản hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, báo có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.

Trong trường hợp giao dịch bằng ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ra VND. Hạch toán cụ thể như sau:

Bên Nợ: Các tài khoản áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế.

Bên Có: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế dựa trên Thông tư số 133/BTC.

Nguyên tắc ghi sổ kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: kết cấu và nội dung phản ánh của từng tài khoản cụ thể theo Thông tư 133.

1.3 Nguyên tắc làm báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gửi đến cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2. Công việc kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Công việc kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1 Sắp xếp hồ sơ chứng từ

Kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên làm các công việc văn thư, hành chính. Do đó việc sắp xếp hồ sơ rất cần thiết để giúp kế toán tìm kiếm hồ sơ dễ dàng hơn trong quá trình làm việc .

Công việc kế toán còn phải lưu hồ sơ, sắp xếp, phân loại theo trình tự thời gian, để thuận tiện trong việc lưu giữ và tìm kiếm hồ sơ khi cần dùng.

2.2 Kê khai, báo cáo hàng tháng, hàng quý

Kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ cần kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hàng tháng, hàng quý. Đồng thời, họ còn phải lập báo cáo các hóa đơn, chứng từ, tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm nộp.

2.3 Quản lý nhân sự – tiền lương

Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ phận kế toán sẽ đảm nhận luôn các công việc trong quản lý nhân sự tiền lương, như tuyển dụng, đào tạo, lập hồ sơ … và theo dõi, tính chi tiết các khoản lương, thưởng, thuế cho doanh nghiệp.

3. Công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.1 Hạch toán kế toán thanh toán – công nợ

Kế toán sẽ quan sát, ghi chép các khoản thu, chi, trong tất cả các giao dịch hàng hóa dịch vụ của công ty với khách hàng cũng như nhà cung ứng. Họ cũng cần phải theo dõi công nợ của khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên trước khi, chốt sổ quỹ tiền mặt để đối chiếu với quỹ ngân hàng.

3.2 Hạch toán kế toán giá thành

Chuyên viên kế toán phải tính giá xuất kho hàng hóa. Cuối tháng họ cần thực hiện công việc tính lương, hạch toán tiền lương.

3.3 Hạch toán kế toán vật tư hàng hóa

Để hạch toán vật tư hàng hóa thì kế toán cần:

– Xuất, nhập vật tư hàng hóa phải được theo giỏi, lập phiếu chứng nhận.

– Lập báo cáo tổng hợp xuất, nhập tồn vật tư hàng hóa.

3.4 Kế toán chi phí, xác định lãi, lỗ

Để hạch toán chi phí, xác định lãi, lỗ thì kế toán cần phải:

– Tập hợp chi phí và đưa ra giá cả của sản phẩm.

– Kết chuyển chi phí rồi tính kết quả lãi, lỗ.

– Thực hiện kế toán các khoản trích theo lương.

– Theo dõi công cụ, dụng cụ (CCDC) và tài sản cố định (TSCĐ), sau đó phân bổ chúng vào cuối tháng.

Hy vọng bài viết trên một phần nào đó giúp các bạn hình dung được các công việc liên quan đến hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong thực tế thì công việc kế toán bao quát một phạm trù khá rộng và thường xuyên là trở ngại của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về phía đơn vị chúng tôi, công ty AZTAX đã và đang đưa ra rất nhiều gói dịch vụ kế toán từ dịch vụ payroll đến dịch vụ C&B, đặc biệt là gói dịch vụ kế toán trọn gói. Những dịch vụ này ra đời với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn liên quan đến kế toán, tối ưu chi phí và việc quản lý hoạt động kinh doanh cho đơn vị kinh doanh.

Nếu như bạn thắc mắc hay gặp vấn đề liên quan đến hạch toán kế toán, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ một cách tốt nhất.