HUYỆN DUY XUYÊN

Duy Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

Vị trí địa lý

Huyện nằm phía bắc tỉnh Quảng Nam, phía bắc là thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An, phía tây bắc là huyện Đại Lộc, phía tây nam và phía nam là huyện Quế Sơn, phía đông nam là huyện Thăng Bình và phía đông là biển.

Diện tích, dân cư, giao thông

Huyện có diện tích 298 km², dân số là 123.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Nam Phước nằm cạnh đường quốc lộ 1, cách thành phố Hội An khoảng 3 km về hướng tây. Huyện cũng là nơi có đường sắt Bắc Nam chạy qua.

Các đơn vị hành chính

Gồm 1 thị trấn Nam Phước và 13 xã: Duy Châu, Duy Hải, Duy Hòa, Duy Nghĩa, Duy Phú, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Thành, Duy Thu, Duy Trinh, Duy Trung, Duy Vinh.

Lịch sử

Sau năm 1975, huyện Duy Xuyên có 10 xã: Duy Châu, Duy Hòa, Duy Nghĩa, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Thành, Duy Trinh, Duy Trung, Duy Vinh.

Ngày 21-3-1986, thành lập thị trấn Duy Xuyên (thị trấn huyện lỵ huyện Duy Xuyên) trên cơ sở 275 hécta diện tích tự nhiên với 6.340 nhân khẩu của xã Duy An và 135 hécta diện tích tự nhiên với 2.134 nhân khẩu của xã Duy Trung; chia xã Duy Tân thành 3 xã lấy tên là xã Duy Tân, xã Duy Phú và xã Duy Thu, chia xã Duy Nghĩa thành 2 xã lấy tên là xã Duy Nghĩa và Duy Hải.

Ngày 29-8-1994, thị trấn Duy Xuyên đổi tên thành thị trấn Nam Phước.

Văn hóa, kinh tế, xã hội

Duy Xuyên nổi tiếng với di sản thế giới – Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm. Ngoài ra, Duy Xuyên còn có kinh thành Trà Kiệu, có thủy điện Duy Sơn, đập Vĩnh Trinh.

Duy Xuyên nổi tiếng đất Quảng là miền đất học, với ngôi trường mang tên Phan Bội Châu, trường Trung hoc Phổ thông Sào Nam, ngôi trường được nhận danh hiệu anh hùng lao động. Trường đứng đầu tỉnh về chất lượng giáo dục với 50% học sinh xếp loại học lục khá giỏi, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước khoảng 80%/năm, nhiều thí sinh của trường còn là thủ khoa của các trường đại học cao đẳng trong các kì tuyển sinh.

Huyện còn có khu công nghiệp Tây An đang được xúc tiến các thủ tục đầu tư xây dựng.

Về nông nghiệp, Duy Xuyên nổi tiếng với nghề tơ tằm, tại khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước và xã Duy Trinh.

Người nổi tiếng

  • Nhạc sĩ Thuận Yến
  • Nhà văn Nguyễn Thành Long

Duy Xuyên nằm bên bờ Nam hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 150 43’ đến 150 49’ vĩ độ Bắc và từ 1080 02’ đến 1080 22’ kinh độ Đông; nằm trên quốc lộ 1A và trải dài từ vùng biển lên miền núi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.

Phần đất liền của huyện có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Đông giáp thành phố Hội An với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Nông Sơn, phía Nam giáp huyện Quế Sơn. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 299ha

Duy Xuyên là vùng cửa sông – ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: sông Thu Bồn – Vu Gia theo trục Đông – Tây (đoạn sông Thu Bồn chảy qua Duy Xuyên được gọi là sông Cái, với chiều dài qua địa phận huyện là 36,5 km), sông Trường Giang theo trục Nam – Bắc, sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang) theo trục ngang Bắc – Nam (đoạn sông Cổ Cò chảy qua Duy Xuyên và Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km).

Các nguồn sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dòng sông này, từ Duy Xuyên ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện Đại Lộc, Nam Giang, hay xuôi dòng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…Ngoài ra, từ Cửa Đại – Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất nước và cả thế giới. Trục lộ ven biển từ Sơn Trà vào Cẩm An, qua Cẩm Thanh vượt cầu Cửa Đại vào các huyện phía Nam, cùng với tỉnh lộ 607 đi Non Nước- Đà Nẵng và tỉnh lộ 608 đi Vĩnh Điện – Quốc lộ 1A là các tuyến giao thông đường bộ chủ yếu nối Duy Xuyên với các vùng trong và ngoài tỉnh.  

Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng- thủy văn, địa hình, địa mạo của Duy Xuyên khá phong phú và đa dạng. Duy Xuyên có Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn; vừa có đồng bằng; vừa có biển, có núi tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản…Phần lớn diện tích tự nhiên của Duy Xuyên được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát; những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước.

Địa hình Duy Xuyên nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải trung bình 0,015o. Địa hình các vùng đồng bằng của Duy Xuyên chia thành ba vùng:

– Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ địa bàn xã Duy Phước, sang xã Duy Vinh, qua Duy Nghĩa, chạy dọc biển xuống xã Duy Hải, kết nối với vùng cát phía Đông thành phố Hội An (giáp các xã Cẩm Kim).

– Vùng núi cao gồm các xã Duy Sơn, Duy Phú.

– Vùng đồng bằng gồm phần lớn diện tích 3 xã Duy Trung, Duy Trinh và thị trấn Nam Phước.

Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận. Nhiệt độ không khí ở Duy Xuyên lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông nam và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6oC, cao nhất là 39,8oC, thấp nhất là 22,8oC. Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: gió mùa đông từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Bão ở Duy Xuyên thường xuất hiện vào các tháng 9,10,11 hàng năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.

Chế độ sóng và dòng chảy cũng biến đổi theo chế độ gió mùa. Chế độ mực nước sông Thu Bồn, Trường Giang phụ thuộc vào chế độ thủy triều lên xuống ngày hai lần (bán nhật triều); giữa kỳ nước cường và nước kém biên độ triều chênh lệch không đáng kể (triều max= 1,4m, triều min= 0,00m). Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây nên độ nhiễm mặn (trung bình 12%).