[HƯỚNG DẪN] Viết Trình độ ngoại ngữ trong Sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch nổi tiếng chứa nhiều thông tin khác nhau, làm thế nào để bạn trở thành ứng viên nổi bật nhất giữa đám đông chỉ với giấy tờ này? Hãy xem cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch do vieclam123.vn chia sẻ bên dưới để kéo cơ hội về gần hơn bạn nhé.
1. Làm rõ vai trò của trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Không phải tự dưng mà trình độ ngoại ngữ lại trở thành một danh mục trong mẫu sơ yếu lý lịch hay một phần trong CV xin việc, mỗi mục xuất hiện đều có vai trò và tầm ảnh hưởng riêng của nó. Vậy theo bạn, trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch mang trong mình sứ mệnh cụ thể nào?
1.1. Trình độ ngoại ngữ Sơ yếu lý lịch thể hiện rõ năng lực ứng viên
Trước hết, Trình độ ngoại ngữ là một trong những thành phần khi viết sơ yếu lý lịch phải có, nhìn vào đây mà nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy trình độ hay năng lực ứng viên đang ở cấp độ nào.
Trình độ ngoại ngữ trong Sơ yếu lý lịch thể hiện rõ năng lực ứng viên
Đương nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi ứng viên thể hiện đúng thực lực, đúng thực tế về trình độ ngoại ngữ của bản thân mình.
Ngoại ngữ là một yếu tố không thể tách rời với đời sống và xã hội hiện nay, càng phát triển thì con người càng cần đến vốn ngoại ngữ để thực hiện những giao dịch kinh tế hiệu quả. Bởi vậy, nếu là ứng viên sở hữu cho mình bất kỳ thứ tiếng nào thì bạn hãy liệt kê chúng vào mục trình độ ngoại ngữ để nhà tuyển dụng xem xét về sự phù hợp với công việc hiện tại.
1.2. Trình độ ngoại ngữ là căn cứ duy nhất giúp nhà tuyển dụng đưa ra lựa chọn
Khi mà bạn và nhà tuyển dụng chưa hề biết nhau thì những thông tin về ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch chính là căn cứ xác thực duy nhất để doanh nghiệp đặt niềm tin vào ứng viên.
Trình độ ngoại ngữ là căn cứ duy nhất giúp nhà tuyển dụng đưa ra lựa chọn
Tùy vào việc thể hiện trình độ ngoại ngữ của bạn ra sao, có thuyết phục và thông tin có phù hợp hay không thì nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá khách quan để lựa chọn ra người phù hợp.
Như vậy, Trình độ ngoại ngữ Sơ yếu lý lịch giúp ứng viên có cơ hội lọt vào vòng trong đồng thời cũng là thông tin khiến họ mất đi cơ hội việc làm của mình.
Xem thêm: Cách viết đơn xin việc bằng tiếng anh khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn
2. Trường hợp không nên ghi ngoại ngữ trong Sơ yếu lý lịch
Để nâng cao cơ hội trúng tuyển, các chuyên gia luôn khuyên bạn điền đầy đủ những thông tin xuất hiện trong Sơ yếu lý lịch, trong đó bao gồm cả mục Trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt, bạn có thể không ghi mà nhà tuyển dụng cũng không trừ điểm vì điều đó.
2.1. Khi không sở hữu trình độ ngoại ngữ bạn cũng không cần ghi vào Sơ yếu lý lịch
Với những ứng viên không sở hữu trình độ ngoại ngữ đương nhiên sẽ không có gì để ghi, như vậy bạn không cần thiết phải ghi vào mục này hoặc nếu có thì ghi “Không” vào đây cho đầy đủ.
Khi không sở hữu trình độ ngoại ngữ bạn cũng không cần ghi vào Sơ yếu lý lịch
Trên thực tế, có nhiều ứng viên bản chất không biết ngoại ngữ nhưng vì muốn được chú ý nên cũng ghi bừa một thứ ngôn ngữ vào. Trường hợp này dù có may mắn được lọt vào vòng trong thì cũng không thể thoát khỏi, các chuyên gia tuyển dụng sẽ nhanh chóng phát hiện ra và bạn sẽ mất cơ hội vĩnh viễn vì tội gian dối.
Tìm hiểu thêm: Cách làm sơ yếu lý lịch công an nhân dân mới nhất hiện nay, mục đích của nó.
2.2. Không cần thiết ghi Trình độ ngoại ngữ khi vị trí ứng tuyển là lao động phổ thông
Việc để trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch mục đích chính để những ứng viên sở hữu nó điền thông tin, tuy nhiên có những công việc không cần sử dụng đến ngoại ngữ, nếu ứng tuyển thì bạn cũng có thể không ghi vào.
Những vị trí tuyển dụng mà nhà tuyển dụng không quan tâm tới trình độ ngoại ngữ của bạn thuộc nhóm ngành lao động phổ thông bao gồm: Nhân viên bán hàng, nhân viên vệ sinh, nhân viên môi trường,… Thường thì các ngành ngân hàng hoặc ngành du lịch,… thì không chỉ sơ yếu lý lịch mà mẫu hồ sơ xin việc hay mẫu đơn xin việc nhà tuyển dụng cũng yêu cầu trình độ ngoại ngữ của bạn.
Không cần thiết ghi Trình độ ngoại ngữ khi vị trí ứng tuyển là lao động phổ thông
Đó là những trường hợp cụ thể mà ứng viên không cần thể hiện trình độ ngoại ngữ của mình trong Sơ yếu lý lịch, tất nhiên không cần thiết có nghĩa là nhà tuyển dụng cũng không chú ý tới việc bạn có điền thông tin hay không, cho nên hãy yên tâm nhé.
3. Cách viết Trình độ ngoại ngữ trong Sơ yếu lý lịch ít người biết
Trong một đợt tuyển dụng, không chỉ có bạn mà còn rất nhiều ứng viên khác cũng mong muốn là người trúng tuyển. Tất cả đều bỏ công, bỏ sức và đang sở hữu cơ hội ngang nhau. Chính vì vậy nếu bạn biết cách “đánh bóng” bản thân bằng những thông tin đắt giá thì chắc chắn cơ hội sẽ nghiêng về phần bạn nhiều hơn.
Nhiều ứng viên thường nghĩ, chỉ cần ghi đại tên ngoại ngữ mình biết vào đây vậy là đủ và nhà tuyển dụng sẽ hiểu thế nhưng thực tế thì chưa hẳn vậy. Việc ghi tên ngoại ngữ là cần thiết tuy nhiên là chưa đủ. Nếu viết như thế thì nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn là người chỉ biết sơ sơ hay sử dụng thành thạo các kỹ năng quan trọng phục vụ cho công việc.
Cách viết ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch ít người biết
Khi tuyển dụng từng vị trí, nhà tuyển dụng đã đưa ra những yêu cầu cụ thể dựa vào mô tả công việc từ thực tiễn, vậy nên nếu chỉ vẻn vẹn có cái tên ngoại ngữ thì bạn chắc chắn không phải là người bước tiếp vào vòng trong rồi.
Thực ra cách ghi đúng rất đơn giản, ngoài tên ngoại ngữ thì bạn có thể ghi thêm chứng chỉ ngoại ngữ mà mình có.
Ví dụ:
– Tiếng Anh, TOEIC/TOEFL/IELTS/CEFR/ESOL hay SAT
– Tiếng Nhật, N1/N2/N3/N4 hoặc N5
– …
Tùy vào trình độ của bản thân mà bạn sẽ ghi chính xác tên của nó vào mục trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm hồ sơ xin việc cho người chưa đủ tuổi đúng pháp luật
4. Lưu ý cần nhớ khi viết Trình độ ngoại ngữ trong Sơ yếu lý lịch
Khi viết Trình độ ngoại ngữ, ngoài việc thực hiện theo những nguyên tắc trên đây, bạn còn phải lưu ý một số lỗi sai cơ bản mà nhiều người mắc phải. Chúng sẽ được làm rõ ở nội dung bên dưới.
4.1. Nói KHÔNG với Trình độ ngoại ngữ RỞM
Chỉ cần phát hiện 1 chi tiết nhỏ khai man đã đủ để bạn mãi mãi không có cơ hội tham gia bất cứ đợt tuyển dụng nào tại doanh nghiệp, huống hồ đây là trình độ ngoại ngữ – một căn cứ quan trọng cho những việc làm ngoại ngữ.
Nói KHÔNG với Trình độ ngoại ngữ RỞM
Khi viết ngoại ngữ trong Sơ yếu lý lịch, tốt nhất bạn nên thành thật với những gì mình có, không khai khống, không độ năng lực lên cấp cao hơn. Nếu bị phát hiện sẽ không biết hậu quả nào sẽ xảy ra với bạn đâu.
Nhà tuyển dụng có thể trao cho bạn 1 cơ hội nếu họ cảm thấy bạn là một người xứng đáng, có tố chất, có chăm chỉ và chí tiến thủ, không nhất thiết phải sở hữu Trình độ ngoại ngữ quá cao siêu, vậy nên bạn hãy tự tin lên nhé.
4.2. Thông tin trình độ ngoại ngữ không cụ thể
Khi bạn viết thông tin trình độ ngoại ngữ không chi tiết, rõ ràng thì nhà tuyển dụng chẳng có lý do gì mà cho bạn một cơ hội để chứng minh bản thân mình cả.
Chỉ khi họ cảm thấy tò mò, muốn biết thực sự bạn có sở hữu năng lực như mình đã thể hiện hay không thì cơ hội mới đến.
Thông tin trình độ ngoại ngữ không cụ thể
Dù cho thế nào, hãy viết chi tiết và chính xác về trình độ ngoại ngữ của mình trong sơ yếu lý lịch để nhà tuyển dụng cảm thấy sự chân thành ở bạn, đó cũng chính là yếu tố khiến bạn dễ dàng trúng tuyển hơn bao giờ hết.
Nếu bạn đang ứng tuyển vào những vị trí yêu cầu trình độ ngoại ngữ thì hãy nhanh chóng áp dụng cách viết trên đây để hoàn thiện mục trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của mình ngay nhé. Chúc bạn thành công và sớm được mời đi phỏng vấn.