HRBP là gì? HRBP có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?
Khi nhắc đến ngành nhân sự, chúng ta không thể không nhắc đến HRBP. Vậy HRBP là gì? Và HRBP có vai trò gì trong doanh nghiệp? Hãy cùng CoffeeHR tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
HRBP là gì?
HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner, dịch nghĩa đầy đủ ra tiếng Việt là “Nhân sự – đối tác kinh doanh” hay còn được gọi tắt là “Đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh”.
Hiểu một cách đơn giản hơn, “HR + Business Partner”: bộ phận nhân sự đóng vai trò là đối tác với các phòng ban khác trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra của tổ chức.
HRBP vừa là người đại diện nói thay lời cho những người lao động vừa là người kết nối các phòng ban với nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc, phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị kinh doanh chiến lược (BU – Business Unit). Do đó, HRBP phải là người có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về ngành nhân sự. Đồng thời, họ cũng phải có hiểu biết về chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, đa số các công ty, tập đoàn lớn đều đã và đang triển khai mô hình HRBP vì rất nhiều ưu điểm vượt trội mà mô hình này đem lại. Nhưng làm sao để áp dụng HRBP đúng cách và triển khai thành công thì lại là một câu chuyện không hề đơn giản.
» Xem thêm: Phòng nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò phòng nhân sự
Nguồn gốc của mô hình HRBP
Từ năm 1997, Dave Ulrich đã giới thiệu trong tác phẩm “Human Resource Champions” của mình cụm từ HRBP. Trong cuốn sách này, ông đã đề cập đến khái niệm “Nhân sự – đối tác kinh doanh”, nằm trong 3 chức năng cốt lõi của người làm Nhân sự. Mô hình hrbp là gì? Dưới đây là mô hình giúp bạn có cái nhìn tổng thể về chức năng của Nhân sự trong một tổ chức:Mô hình ghế 3 chân – Bộ phận nhân sự với 3 vai trò cốt lõi của Nhân sự:
- Center of Excellence: bộ phận này thường là nhóm nhỏ các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nhân sự, có nhiệm vụ đưa ra các giải pháp nhân sự vượt trội
- Shared Service Center: là bộ phận cần số lượng nhân lực lớn nhất, với các nhiệm vụ cơ bản như tuyển dụng, hành chính, C&B…
- Embedded HR: hay còn được gọi là HRBP, có nhiệm vụ liên kết chiến lược giữa nhân sự với các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
Xem thêm Video Dave Ulrich: Ý nghĩa của công việc HRBP hiện nay
Phân biệt HRBP và HR truyền thống
Dựa vào 3 cấp độ ảnh hưởng dưới đây của HR trong doanh nghiệp, các bạn sẽ có thể phân biệt được sự khác nhau giữa HRBP và HR truyền thống:
Cấp 1: Bộ phận quản lý nhân sự (tuyển dụng và C&B)
Cấp 2: Phát triển nhân sự (L&D)
Cấp 3: Định hướng – xây dựng – đào tạo – phát triển tổ chức nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược kinh doanh cụ thể
HR truyền thống là người quản lý cấp 1 và 2, có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính nhân sự. Cấp 3 do HRBP quản lý chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển chiến lược nhân sự. Đối với quy mô toàn công ty hoặc tập đoàn, cấp 3 sẽ do HRD trực tiếp quản lý (HR director). Do đó, có thể hiểu HRBP là người vừa có năng lực của HR truyền thống vừa có hiểu biết về chiến lược kinh doanh tiệm cận HRD.
» Đừng bỏ lỡ: Headhunter là gì? Những điều bạn chưa biết về nghề Headhunter
Vai trò của HRBP
HRBP có 4 vai trò chính sau đây:
- Với vai trò là Strategic Partner – Đối tác chiến lược
- Với vai trò là Operations Manager – Quản lý hoạt động
- Với vai trò là Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp
- Với vai trò là Employee Mediator – Người hòa giải
Với vai trò là Strategic Partner – Đối tác chiến lược
Có nhiệm vụ tư vấn, điều chỉnh chiến lược nhân sự để đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình của doanh nghiệp; nắm vững thước đo năng lực của từng nhân viên; xác định chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự; hiểu rõ tầm quan trọng của các nhân tài đối với doanh nghiệp; sắp xếp, tổ chức lại hệ thống nhân sự theo mục tiêu…
Với vai trò là Operations Manager – Quản lý hoạt động
HRBP có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa của doanh nghiệp, cũng như các quy định, quy trình làm việc, chính sách đến toàn bộ nhân viên. Trong suốt quá trình làm việc, cần giám sát nhân viên và đưa ra đánh giá về thái độ, tác phong. Thường xuyên cập nhật các chương trình có sự thay đổi và bổ sung đến toàn bộ nhân viên.
Với vai trò là Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp
Có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý và phản hồi những thắc mắc, khiếu nại của nhân viên; bên cạnh đó cần có các biện pháp dự trù cho các tình huống có thể xảy ra để giải quyết nhanh chóng và kịp thời nhất, tránh xảy ra nhiều rủi ro.
Với vai trò là Employee Mediator – Người hòa giải
Giải quyết các mâu thuẫn; ứng phó trước những thay đổi đột ngột cấu trúc nhân sự trong tổ chức; giải quyết những vấn đề khác liên quan đến nội bộ.
4 nhiệm vụ chính của HRBP
Kiểm soát chiến lược quy trình nhân sự
Nhân viên chính là nguồn lực quý giá nhất của công ty và sự thiếu hụt các chuyên gia trong nghề hiện nay là một trong những thách thức rất lớn của ngành nhân sự. Một chuyên viên HRBP cần được trang bị tầm nhìn chiến lược để sớm phát hiện ra tình trạng mà công ty đang gặp phải, từ đó giúp cho quy trình tuyển dụng được tối ưu, trở nên hiệu quả hơn.
Ngoài ra, chuyên viên HRBP còn có nhiệm trụ trong việc giữ chân nhân viên dựa trên cơ sở dữ liệu phân tích về con người. Bởi xét cho cùng, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao sẽ tạo ra một khoản tổn thất về chi phí trong hầu hết các doanh nghiệp.
Đánh giá & phát triển nhân sự
Sau khi tuyển dụng được những ứng viên phù hợp, các HRBP cần đảm bảo rằng họ luôn đi đúng hướng và giúp công ty phát triển. Để làm được điều này, họ cần đưa ra các đề xuất về đào tạo, phát triển chuyên môn phù hợp cho các quản lý, nhân viên. Khi nhân viên có lộ trình phát triển rõ ràng và cảm thấy được đánh giá cao, tình trạng nghỉ việc ở các doanh nghiệp sẽ được giảm đáng kể.
Hầu hết mọi doanh nghiệp đều có những chính sách riêng để đánh giá hiệu suất công việc, tìm người bổ nhiệm. Nhưng câu chuyện là làm thế nào để áp dụng đúng cũng là bài toán đau đầu mà họ cần giải quyết. Trên thực tế, không dễ để mọi việc có thể trở nên công bằng và minh bạch, vì giữa doanh nghiệp và người lao động luôn tồn tại các góc nhìn và lượng thông tin tiếp cận rất khác nhau.
Nhận thấy được những vấn đề này, đội ngũ CoffeeHR đã xây dựng hệ thống Coffee HRM với tính năng thiết kế lộ trình phát triển sự nghiệp. Với hệ thống đào tạo, đánh giá, phê duyệt chặt chẽ, hệ thống này giúp chuẩn hóa các nghiệp vụ trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi nhân sự trong tổ chức.
Hợp tác chặt chẽ với bộ phận điều hành
Một HRBP đóng vai trò là đầu mối liên hệ trực tiếp giữa bộ phận nhân sự với quản lý điều hành. Họ sử dụng các công cụ quản lý, phân tích dữ liệu để hỗ trợ ban điều hành trong các quyết định lớn như:
- Cần điều chỉnh chính sách nhân lực như thế nào để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp khi có khủng hoảng?
- Cần tuyển dụng những vị trí nào, số lượng bao nhiêu để hỗ trợ chiến lược kinh doanh mới sao cho hiệu quả?
- Những kỹ năng còn thiếu trong đội ngũ để có lợi thế so với các đối thủ?
- Đối với quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự, công nghệ nào sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chuyển đổi số?
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Việc cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: sau khi có được bản kế hoạch về văn hóa doanh nghiệp, chuyên gia HR có nhiệm vụ đưa những điều đó vào thực tế của nội bộ và đảm bảo rằng nó sẽ hỗ trợ sự phát triển của tổ chức.
Trong thị trường lao động cạnh tranh cao như hiện nay, các HR cũng nên cân nhắc trong việc quảng bá văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu tuyển dụng của mình đến công chúng. Bởi đây là điều cần thiết và mang tính chiến lược lâu dài nếu bạn muốn thu hút những ứng viên tốt nhất về cho tổ chức.
Những tố chất để trở thành một HRBP thành công
Một HRBP thành công là người có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết về tất cả các lĩnh vực và bộ phận của doanh nghiệp. Họ là những người biết lắng nghe, đề xuất và trình bày ý tưởng để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Theo Upcounsel, những tố chất để trở thành một HRBP thành công bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn về ngành Nhân sự
- Khả năng quản lý con người tốt
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
- Kỹ năng xử lý các tình huống
- Tự tin, sẵn sàng thể hiện quan điểm
- Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ với các đồng nghiệp và khách hàng
- Nắm rõ ngành nghề kinh doanh của công ty, từ đó có thể giao tiếp bằng các thuật ngữ trong ngành.
Mức lương và yêu cầu cho vị trí HRBP
Vì vị trí của HRBP đòi hỏi toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và có tác động đến kinh doanh nên mức lương của vị trí này thường cao hơn HR truyền thống, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và trách nhiệm thực tế. Cụ thể:
- Vị trí HRBP Specialist: 700 usd – 1000 usd
- Vị trí HRBP Supervisor: 1,500 usd – 2,000 usd
- Vị trí HRBP Manager: 2,000 usd – 3,500 usd
(các số liệu trên được dựa vào khảo sát lương trung bình trên trang Vietnamwork và Career Builder)
Mô tả công việc vị trí HRBP của công ty HRAM
Khung năng lực của HRBP
Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cơ bản như kiến thức về nhân sự, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, thì HRBP đòi hỏi một số kĩ năng chuyên biệt khác.
Dưới đây 7 năng lực cần có của một HR Business Partner theo 3 cấp độ vị trí:
Cấp độ HRBP Specialist (3 năng lực)
HRBP Specialist là cấp độ đầu tiên của HRBP yêu cầu 3 năng lực sau:
- Năng lực 1: Hiểu về mô hình kinh doanh của tổ chức và chuỗi giá trị của các BU (Business Unit – đơn vị kinh doanh chiến lược)
- Năng lực 2: Thiết lập cấu trúc tổ chức và chiến lược nguồn của các BU
- Năng lực 3: Xây dựng kế hoạch và nguồn lực để phục vụ việc phỏng vấn tuyển dụng
Cấp độ HRBP Supervisor (5 năng lực)
HRBP Supervisor chính là cấp độ thứ 2 trong hệ thống HRBP bao gồm thêm 2 kỹ năng nữa:
- Năng lực 4: Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thành tựu công việc
- Năng lực 5: Xây dựng hệ thống Career Development (Lộ trình phát triển sự nghiệp)
Cấp độ HRBP manager (7 năng lực)
Đây là cấp độ cao nhất trong hệ thống HRBP đòi hỏi người HR hội tụ cả 7 năng lực bao gồm 2 năng lực bổ sung so với 2 cấp độ trên là:
- Năng lực 6: Hiểu và vận dụng được Total Reward (hệ thống đãi ngộ)
- Năng lực 7: Xây dựng hệ thống sự gắn kết vững mạnh giữa các Phòng ban/Bộ phận
HRBP trong thời kỳ chuyển đổi số doanh nghiệp
Có thể nói, HR hiện nay đã trở thành bộ phận đối tác kinh doanh, chủ động góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Trong tương lai, vai trò của HRBP sẽ được tăng cường, nó như một cầu nối giữa ban điều hành, bộ phận nhân sự, quản lý cấp cao với nhân viên.
Đồng thời, với xu hướng chuyển đổi số, các chuyên viên HR sẽ được giảm nhẹ các công việc hành chính hiện tại. Bởi các trợ lý kỹ thuật số, tức các phần mềm nhân sự sẽ giúp họ thực hiện những công việc này. Thay vào đó, bộ phận HR sẽ nhận thêm các vai trò chiến lược như một HRBP.
CoffeeHR là giải pháp Quản trị Nhân sự Chuyên sâu trên nền tảng công nghệ Cloud. Được phát triển từ OOS Software – đơn vị có lịch sử hơn 10 năm trong việc xây dựng giải pháp HRM cho nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Lotte, SHB, Th True Milk, Vua Nệm… Giải pháp CoffeeHR tự hào có thể đáp ứng được bài toán tổng thể cho doanh nghiệp, giúp các chuyên gia nhân sự tiết kiệm thời gian, làm việc hiệu quả hơn.
TẠM KẾT
HRBP là một bộ phận vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi Doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên của CoffeeHR sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn HRBP là gì và vai trò của bộ phận này trong doanh nghiệp. Từ đây, giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được một đội ngũ HRBP hùng mạnh, đem lại hiệu quả trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh.
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự