HỌC VIỆN NGOẠI GIAO – THÔNG TIN GIỚI THIỆU, TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO, HỌC PHÍ, HỌC BỔNG

Học viện Ngoại Giao từ lâu vẫn được biết đến như ngôi trường đào tạo Ngoại giao hàng đầu cả nước. Với quy định tuyển sinh chặt chẽ và trình độ đào tạo hàng đầu, hãy cùng IELTS Fighter tìm hiểu Học viện Ngoại Giao thật chi tiết qua bài viết này nhé.

Giới thiệu Học viện Ngoại Giao

Học viện Ngoại giao – Diplomatic Academy of Vietnam là trường đại học công lập thuộc Bộ Ngoại giao. Trường phụ trách nghiên cứu – đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao. Học viện Ngoại giao đã đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, cán bộ phụ trách công tác đối ngoại của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội tại các Bộ, ngành và địa phương trong, ngoài Việt Nam. 

– Tên đầy đủ: Học viện Ngoại giao

– Tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam – DAV

– Mã trường: HQT

– Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên kết quốc tế

– Địa chỉ: 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

– SĐT: (84-4) 3834 4540

– Email: [email protected]

– Website: https://dav.edu.vn/ 

– Facebook: www.facebook.com/hocvienngoaigiao/

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm trường đại học, cùng xem thêm thông tin: Danh sách 80 trường đại học, học viện tại Hà Nội.

cổng trường HVNG

Sự hình thành và phát triển

1: Các mốc thời gian tiêu biểu của Học viện Ngoại Giao

Năm 1959: Thành lập trường Ngoại Giao trực thuộc Bộ Ngoại Giao

Năm 1960: Trường Ngoại Giao sáp nhập vào trường Đại học Kinh tế – Tài chính, trở thành Khoa Quan hệ Quốc Tế

Năm 1963: Khoa Quan hệ Quốc tế tách ra trở thành Trường cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương

Năm 1967: Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương tách thành Đại học Ngoại thương và Đại học Ngoại giao.

Năm 1977: Sáp nhập Đại học Ngoại giao vào Viện Quan hệ Quốc tế

Năm 1992: Viện Quan hệ Quốc tế đổi tên thành Học viện Quan hệ Quốc tế

Năm 2008: Học viện Quan hệ Quốc tế được nâng cấp và đổi tên thành Học viện Ngoại giao. 

học viện ngoại giao cổng trường

2: Cơ sở vật chất của trường

Học viện Ngoại giao triển khai thi công khuôn viên mới cùng các cơ sở vật chất khác bắt đầu từ năm 2020 với số vốn lên tới 200 tỷ đồng. Học viện Ngoại giao đã số phòng làm việc, phòng học; mở rộng hội trường, các phòng hội thảo, khu thể chất; cải tạo thư viện, ký túc xá; trang bị phòng đa phương tiện, phòng học riêng dành cho sinh viên chất lượng cao, sinh viên liên kết…nhằm nâng cao chất lượng môi trường làm việc của giảng viên và cán bộ nhân viên Học viện, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên, học viên, và nghiên cứu sinh.

thư viện DAVcơ sở học viện

Tuyển sinh và đào tạo

Học viện Ngoại giao hiện tại đang tuyển sinh và đào tạo các hệ như sau:

– Đào tạo hệ đại học

– Đào tạo hệ sau đại học

– Liên kết đào tạo

Đào tạo Đại học

1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ CHẤT LƯỢNG CAO

– Ngành Quan hệ quốc tế

– Ngành Kinh tế quốc tế

– Ngành Luật quốc tế

– Ngành Ngôn ngữ Anh 

– Ngành Truyền thông quốc tế

– Ngành Kinh doanh quốc tế

 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ TIÊU CHUẨN

– Ngành Quan hệ quốc tế

– Ngành Kinh tế quốc tế

– Ngành Luật quốc tế

– Ngành Ngôn ngữ Anh 

– Ngành Truyền thông quốc tế

Đào tạo sau Đại học

Đào tạo thạc sĩ 

đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo tiến sĩ

Học viện Ngoại giao đào tạo tiến sĩ với hai chuyên ngành dưới đây

– Quan hệ quốc tế: mã số: 9310206: chỉ tiêu tuyển sinh: 20 nghiên cứu sinh.

– Luật quốc tế, mã số: 9380108; chỉ tiêu tuyển sinh: 05 nghiên cứu sinh.

Liên kết đào tạo

Học viện Ngoại Giao đã ký kết đào tạo với nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới nhằm mở rộng cơ hội được giao lưu, đào tạo của sinh viên và giảng viên trường với các nền giáo dục tiên tiến:  

– Chương trình hợp tác đào tạo Thạc sĩ và cử nhân Quan hệ Quốc tế với Trường Đại học Lyon III (Pháp) 

– Chương trình đào tạo Thạc sĩ và cử nhân Quan hệ Quốc tế với trường Đại học Victoria Wellington (New Zealand) 

– Ký kết hợp tác đào tạo giữa Học viện Ngoại Giao và Đại học Monash, Úc (top 8 Đại học tại Úc) mô hình đào tạo năm 1 + 2: 1 năm đầu học tại Học viện Ngoại giao, 2 năm sau tại Đại học Monash, Úc

– Chương trình liên liên kết đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ giữa Học viện Ngoại giao và Đại học Flinders, Úc

đào tạo DAV

Phương thức tuyển sinh Đại học 

Học viện Ngoại Giao tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phương thức 2: Xét tuyển sớm theo học bạ THPT

Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển phải thuộc một trong những đối tượng sau

(1) Tham gia/ Đạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế/ Kỳ thi HSG Quốc gia/ Cuộc thi KHKT Quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(2) Học sinh trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm quốc gia.

(3) Có chứng chỉ quốc tế còn giá trị sử dụng tính tới ngày nộp hồ sơ xét tuyển sau: 

IELTS Academic

6.0 trở lên

TOEFL iBT

60 điểm trở lên

Cambridge English Qualifications

169 điểm trở lên

SAT

1200 điểm trở lên

ACT

25 điểm trở lên

Chứng chỉ tiếng Pháp

DELF B1 hoặc TCF từ 300 điểm

Chứng chỉ tiếng Trung

HSK 4 trở lên

Chứng chỉ tiếng Hàn

TOPIK 3 trở lên

Chứng chỉ tiếng Nhật

chứng chỉ N3 trở lên

Phương thức 3: Xét tuyển sớm theo kết quả học bạ THPT kết hợp phỏng vấn

Phương thức 4: Xét tuyển sớm theo kết quả phỏng vấn

Ngoài các điều kiện chung theo quy định,thí sinh đăng ký xét tuyển cần đáp ứng các điều kiện bắt buộc như sau:

– Tốt nghiệp chương trình THPT

– Có 1 trong các chứng chỉ quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển sau đây:

IELTS Academic

6.0 trở lên

TOEFL iBT

60 điểm trở lên

Cambridge English Qualifications

169 điểm trở lên

SAT

1200 điểm trở lên

ACT

25 điểm trở lên

Chứng chỉ tiếng Pháp

DELF B1 hoặc TCF từ 300 điểm

Chứng chỉ tiếng Trung

HSK 4 trở lên

Chứng chỉ tiếng Hàn

TOPIK 3 trở lên

Chứng chỉ tiếng Nhật

chứng chỉ N3 trở lên

Phương thức 5:  Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

CHÍNH SÁCH VỀ ĐIỂM ƯU TIÊN CỦA HỌC VIỆN

Ngoài điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh được cộng điểm ưu tiên theo quy định của Học viện nếu đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau: 

– Tham gia/ Đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi; 

– Là học sinh trường THPT Chuyên/ Trọng điểm quốc gia; 

– Có chứng chỉ quốc tế; 

– Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực được cấp có thẩm quyền (tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TW trở lên) xác nhận và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định; 

– Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định.

ưu tiên cộng điểm

Rất nhiều trường đại học, học viện đào tạo, ưu tiên với chứng chỉ từ 6.0 IELTS trở lên, xét theo điểm từ trên xuống để cộng điểm – đặc biệt với một ngôi trường nặng về kiến thức ngoại ngữ như Học viện Ngoại giao.  Vì thế học IELTS là một cơ hội cho các bạn học sinh đến gần hơn với ngôi trường mình mong ước.

Bên cạnh đó, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Danh sách các trường đại học xét tuyển IELTS nhé. 

Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao

Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao luôn dao động ở mức cao đến rất cao. Kỳ thi THPTQG năm 2022, điểm chuẩn của trường lấy từ 25,15 điểm trở lên, cao nhất ở chuyên ngành Trung Quốc học với 29,25 điểm ở tổ hợp C00.

Tên chuyên ngành

Khối xét tuyển

Điểm chuẩn

2020

2021

2022

Ngôn ngữ Anh

 

34.75

36.9

35.07

Kinh tế quốc tế

 

26.7

27.4

26.15

Luật quốc tế

 

26

27.3

26.5

C00

 
 

27.5

Truyền thông quốc tế

A01, D01

27

27.9

27.35

D03, D04

26

26.35

D06, D07

 
 

27.35

C00

 
 

28.35

Kinh doanh quốc tế

A00, A01, D01

 

27

26.6

D03, D04

 
 

25.6

D06, D07

 
 

26.6

Luật thương mại quốc tế

A01, D01

 
 

26.75

D03, D04

 
 

25.75

D06, D07

 
 

26.75

C00

 
 

27.75

Quan hệ quốc tế

A01, D01

26.6

27.6

26.85

D03, D04

25.6

25.85

D06, D07

 
 

26.85

C00

 
 

27.85

Hàn Quốc học

A01, D01, D07

 
 

28

C00

 
 

29

Hoa Kỳ học

A01, D01, D07

 
 

26.55

C00

 
 

27.55

Nhật Bản học

A01, D01, D06, D06

 
 

27

C00

 
 

28

Trung Quốc học

A01, D01, D07

 
 

28.25

D04

 
 

27.25

C00

 
 

29.25

một buổi học của DAV

Quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Học viện Ngoại giao chấp nhận những chứng chỉ ngoại ngữ sau: 

– Tiếng Pháp: DELF, TCF.

– Tiếng Trung Quốc: HSK.

– Tiếng Anh: TOEIC, TOEFL ITP, TOEFL CBT, TOEFL IBT, IELTS.

– Đối với ngành Ngôn ngữ Anh:

TOEIC

TOEFL ITP

TOEFL CBT

TOEFL IBT

IELTS

700

550

215

80

6.0

– Đối với ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế:

TOEIC

TOEFL ITP

TOEFL CBT

TOEFL IBT

IELTS

600

525

200

70

5.5

– Đối với Tiếng Pháp: DELF B2, TCF 400.

– Đối với Tiếng Trung Quốc: HSK cấp 4.

Hiện tại, đa số sinh viên trường chọn học IELTS với mục tiêu đạt chuẩn đầu ra cũng như chuẩn bị cho các công việc tương lai. Với lộ trình cơ bản dành cho sinh viên, IELTS Fighter đồng hành cùng sinh viên Học viện Ngoại Giao sở hữu IELTS điểm tốt với khóa học trọn gói, các bạn có thể xem thêm tại: https://ielts-fighter.com/ielts-master.html 

hoạt động ngoại khoá DAV

Học phí Học viện Ngoại Giao

STT

Chuyên ngành

Học phí (triệu đồng/ tháng)

1

Quan hệ quốc tế

4.150.000

2

Ngôn ngữ Anh

4.150.000

3

Kinh tế quốc tế

4.150.000

4

Luật quốc tế

4.150.000

5

Truyền thông quốc tế

4.150.000

6

Kinh doanh quốc tế

4.150.000

8

Châu Á – Thái Bình Dương học

1.900.000

9

Luật thương mại quốc tế

1.900.000

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Học bổng Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giao có rất nhiều suất học bổng dành cho các sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên học tập, rèn luyện:

– Chương trình Học bổng Thắp Sáng Niềm Tin dành cho tân sinh viên

– Học bổng SCIC – Nâng bước tài năng trẻ

– Học bổng Reamey

– Trung tâm Biên-phiên dịch Quốc gia trao đóng góp cho Chương trình Học bổng Khuyến học Nguyễn Cơ Thạch

đối thoại DAV

Thông tin khác

Cựu học sinh nổi bật

Học viện Ngoại giao được gọi là nơi “xuất thân” của nhiều nhà lãnh đạo tài ba. Thực tế qua nhiều thế hệ đào tạo, đã có rất nhiều sinh viên ngoại giao thành công ở đa ngành đa nghề. Đặc biệt có rất nhiều nhà ngoại giao trong và ngoài Việt Nam đã trưởng thành từ Học viện Ngoại giao như Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền thứ sáu của nước CHXHCNVN tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Đình Quý.

Hoạt động ngoại khoá

Bên cạnh những hoạt động giảng dạy, Học viện Ngoại giao cũng có hàng loạt hoạt động ngoại khóa tiêu biểu như chương trình IC Master, cuộc thi Hùng biện tiếng Trung, các buổi nói chuyện, workshop cùng các chuyên gia đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau…

hoạt động ngoại khoá

sinh viên DAV

Trên đây là thông tin cơ bản về Học viện Ngoại giao. Quý độc giả đặc biệt là các bạn học sinh nếu đang mong muốn chọn nơi đây làm mục tiêu đại học sắp tới có thể biết thêm thông tin và tìm hiểu về trường nhé.