HÓA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Ý NGHĨA TÊN GỌI MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

———————————–

 

Ý nghĩa tên gọi của một số nguyên tố Hoá Học

1.Vàng-Autum(Latinh):Bình minh vàng.

2.Bạc-Argentum(latinh):Sáng bóng.

3.Thiếc-Stanum(Latinh)ễ nóng chảy.

4.Thuỷ ngân:
-Hydragyrum(Latinh):Nước bạc.
-Mercury(Angloxacxong cổ).
-Mercure(Pháp).

5.Chì-Plumbum:nặng.

6.Stibi:
-Stibium(Latinh)ấu vết để lại.
-Antimoine(Pháp)hản lại,thầy tu.

7.Kẽm:
-Seng(Ba tư):Đá.
-Zinke(Đức):Đá.

8.Asen:
-Zarnick(Ba tư):Màu vàng.
-Arsenikos(Hi Lạp):Giống đực.

9.Hiđro-Hidrogên(Latinh):Sinh ra nước.

10.Oxi-Oxigen,Oksysgen(Latinh):Sinh ra axit.

11.Brom-Bromos(Latinh):Hôi thối.

12.Argon-Aergon(Latinh):Không phản ứng.

13.Radium-Radi,Radon:Tia.

14.Iot-Ioeides-Màu tím.

15.Iridi-Iris:cầu vồng.

16.Xesi-Cerius:Màu xanh da trời.

17.Tali-Thallosanh lục.

18.Nito:
-Azot(Hi Lạp):Không duy trì sự sống.
-Nitrogenium:Sinh ra diêm tiêu.

19.Heli:Trời.

20.Telu:Đất.

21.Selen:Mặt trăng.

22.Xeri-Cerium:Sao Thần Nông.

23.Urani:Sao Thiên Vương.

24.Neptuni:Sao Hải Vương.

25.Plutoni:Sao Diêm Vương.

26.Vanadi:Nữ thần Vândis của Scandinavia.

27.Titan:Tên thần Titan.

28.Ruteni-(Latinh):Tên cổ nước Nga.

29.Gali-(Latinh):Tên cổ nước Pháp.

30.Gecmani-Germany:Tên nước Đức.

31.Curi:Tên nhà nữ bác học Marie Curie.

32.Mendelevi:Tên nhà bác học Mendelev.

33.Nobeli:Tên nhà bác học Anfred Nobel.

34.Fecmi:Tên nhà bác học Fermi.

35.Lorenxi:Tên nhà bác học Lorentz.

36.Lantan-(Hi Lạp):Sống ẩn náu.

37.Neodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi của Lantan.

38.Prazeodim-(Hi Lạp):Anh em sinh đôi xanh

1.Atatin:
-Astatum(La tinh).
-Astatos(Hy Lạp):Không bền.

2.Bitmut:
-Bismuthum(La tinh).
-(Tiếng Đức cổ):Khối trắng.

3.Bo:
-Borum(La tinh).
-Burac(Ả rập):Borac.

4.Cađimi:
-Cadmium(La tinh).
-Cadmia(Hy Lạp cổ):Các quặng kẽm và kẽm oxit.

5.Caxi:
-Calcium(La tinh).
-Calo:Đá vôi,đá phấn.

6.Clo:
-Chlorum(La tinh).
-Chloas(Hy lạp):Vàng lục.

7.Coban:
-Coballum(La tinh).
-Cobon:Tên từ tên của bọn quỷ Cobon xão quyệt trong các truyện thần thoại.

8.Crom-Croma(Hy Lạp):Màu.

9.Flo-Fluoros(Hy Lạp):Sự phá hoại,sự tiêu diệt.

10.Hafini-Hafnin:Tên thủ đô cũ của Đan Mạch.

11.Iot-Ioeides(Hy Lạp cổ):Tím.

12.Kali-Alkali(Ả rập):Tro.

13.Platin(Tây ban nha):Trắng bạc.

14.Rođi-Rodon(Hy Lạp):Hồng.

15.Iridi-Irioeides(Hy Lạp):Ngũ sắc.

16.Osimi-Osmi(Hy Lạp):Mùi.

17.Palađi(Hy Lạp):Thiên văn.

18.Ruteni(La Tinh):Tên nước Nga.

19.Argon(Hy Lạp cổ):Không hoạt động.

20.Reni-Rhin:Tên sông Ranh(Rhin).

21.Rubiđi-Rubidis:Đỏ thẫm.

22.Scandi:Tên vùng Scandinavia.

23.Silic-Silix:Đá lửa.

24.Stronti-Stronxien(Hy Lạp):Tên làng Strontian ở Scotland.

25.Tali-Thallos:Nhánh cây màu lục.

26.Tantali-Tantale:Tên một nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp là hoàng đé Tântle.

27.Tecnexi-Technetos(Hy Lạp):Nhân tạo.

28.Kripton:Ẩn.

29.Neon:Mới.

30.Xenona.

31.Rađon:Lấy từ tên gọi Rađi(Rađon là sản phẩm phân rã phóng xạ của Rađi).

32.Liti-Lithos(Hy Lạp):Đá.

33.Molipđen-Molindos:Tên của Chì.

34.Amerixi:Tên châu Mỹ.

35.Beckeli:Tên thành phố Beckeli ở bang Califocnia ở Mỹ.

36.Kursatovi:Tên của nhà bác học I.V.Kursatop.

37.Jolioti:Tên của nhà bác học I.Joliot Curie.

38.Ninbori:Tên của nhà bác học Niels Bohr.

39.Gani:Tên của nhà phát minh ra hiện tượng phân rã của Uran là O.Hanh.

40.Prometi-Prometei:Tên của thần Promete trong thần thoại Hi Lạp.

41.Niken-Nick:Tên của con quỷ lùn lão Nick trong trong những truyền thuyết của thợ mỏ.

42.Niobi-Nioba:Tên con gái của hoàng đế Tantal trong truyện thần thoại đã bị Zeus kết án suốt đời phải chịu sự hành hạ.

43.Rađi-Radius:Tia.

44.Thori-Thor:Tên thần Thor trong truyện cổ ở Scandinavia.

45.Titan:Tên những người khổng lồ con cái của thần Uran và nữ thần Hea.

46.Vanađi-Vanadis:Tên nữ thấn sắc đẹp trong thần thoại cổ Scandinavia.

47.Xezi-Cesius(La Tinh)anh da trời.

48.Einsteinum:Tên nhà bác học Albert Einstein

HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG CHO

CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG.

Câu 1: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bóc lên  mịt, nước vôi như bị sôi

lên  nhiệt độ hố vôi rất cao  thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người  động vật.

Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?

Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt

Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi

rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây

nguy hiểm đến tánh mạng.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 31: Một số hợp

chất quan trọng của kim loại kiềm thổ – Hóa 12.

Câu 2: “Hiện tượng mưa axit”   ? Tác hại như thế nào ?

Giải thích: – Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có

chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí

nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4

và axit nitric HNO3.

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4

còn HNO3 đóng vai trị thứ hai.

– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm

mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch,

đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên những hậu quả

nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường

luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do

vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng

như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu

hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong các bài :Hợp chất của Nitơ- Hóa 11, Hợp chất của

Lưu huỳnh – Hóa 10.

Câu 3: Axit clohiđric  vai trò như thế nào đối với  thể ?

Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001

mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất

xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm)

thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho

người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc

bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ 

chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc

muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Áp dụng: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống ngày càng đa

dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày ngày càng tăng. Giáo viên có thể đưa

vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric bài : Axit HCl và muối clorua – Hóa 10

Câu 4:  sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc  chỉ  thể đổ axit sunfuric

đậm đặc vào nước ?

Giải thích: Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh báo bạn đọc: “

Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc, mà chỉ

được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao vậy ?

Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa

ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn

cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh

liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.

Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc

nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều

trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố

đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.

Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải đổ từ từ ”

axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng

nhiệt độ khi pha.

Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những tiết dạy có

sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H2SO4 đặc thì rất nguy hiểm. Giáo viên có

thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất

vật lí của axit sunfuric đặc trong bài : Axit sunfuric – Hóa 10.

Câu 5:  sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?

Giải thích: Vì chất chua (tức axit hữu cơ) có trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần

trong thuốc đánh răng theo bàn chảy sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi

vậy người ta đợi đến khi nước bọt trung hòa lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho,

chanh…

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của axit khi

tác dụng với bazơ tạo phản ứng trung hòa bài3:Axit, Bazơ, muối – Hóa 11

Câu 6:  sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ ?

Giải thích: Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi

khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chấy chỉ thị màu này, trong

chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu

của nước rau. Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh lét là chứa chất kiềm.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của axit khi

tác dụng với quỳ tím ở bài về Tính chất của Axit ở Hóa 10. Hóa 11, Hóa hữu cơ 12

Câu 7:  sao bôi vôi vào ch ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?

Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên là axit

fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của Axit

cacboxylic ở Bài :Tính chất hóa học của axit cacboxylic- Hóa 12.

Câu 8: Tại sao khi  vôi lên tường thì lát sau vôi khô  cứng lại ?

Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung

dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống khô và cứng lại vì tác dụng với

CO2 trong không khí theo phương trình:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O ↑

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của canxi

hiđroxit ở Bài :Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ- Hóa 12.

Câu 9: Tại sao những người  thối quen ăn trầu thì luôn  lợi  hàm răng chắc khỏe?

Giải thích: Trong miếng trầu có vôi Ca(OH)2 chứa Ca2+ và OH- làm cho quá trình tạo men

răng (Ca5(PO4)3OH) xảy ra thuận lợi:

5Ca2+ + 3PO43- + OH-             Ca5(PO4)3OH

Chính lớp men này chống lại sâu răng.

Câu 10: Tại sao ăn trầu phải  đủ cau, trầu  vôi, nhất  không thể thiếu vôi ?

Giải thích: Trong lá trầu có chứa tinh dầu, trong hạt cau có chứa một chất gọi là arecolin,

chất này có tính độc. Không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang màu đỏ, vôi là chất

kiềm khi tác dụng với arecolin làm chất này chuyển thành arecaidin không độc mà có tác

dụng gây hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt

khuẩn làm sạch miệng, làm chặt chân răng.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ sức khỏe ở Bài Hợp

chất quan trọng của kim loại kiềm thổ – Hóa 12…

Câu 11: Bột nở  chất    thể làm cho bánh to ra  xốp được ?

Giải thích: (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc

nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở.

0

 

Áp dụng : Dạy bài hợp chất của kim loại kiềm  Hóa 12

Câu 12: Tại sao khi nấu nước giếng  một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn  đáy

ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào ?

Giải thích: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có chứa các

muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:

Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng

giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng bài : Nước cứng- Hóa 12). Mục

đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ đó có thể giải thích được

bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh

có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng.

Câu 13:  sao muối thô dễ bị chảy nước ?

Giải thích: Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như

magie clorua …, Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan

trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Câu 14: Muối  biển  từ đâu ? Em hãy tìm xem nguồn gốc của muối  trong nước

biển?

Giải thích: Biển cả là quê hương của muối, trong đó NaCl chiếm 85%. Trong quá trình lâu

dài hình thành đại dương ban đầu đã hòa tan tất cả các loại muối khoáng. Đồng thời nham

thạch trong quá trình phong hóa (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và

vi sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng 

sông để ra đại dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn

gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả.

Câu 15: Tại sao người ta phải bỏ muối vào các thùng nước đá đựng kem que hoặc trong

các bể nước đông đặc nước đá  các nhà máy sản xuất nước đá ?

Giải thích: Nhiệt độ của nước đá là 00C, nếu cho muối vào nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 00C.

Lợi dụng tính chất này để làm cho kem que hoặc nước nhanh đông thành chất rắn.

Câu 16:  sao nước mắt lại mặn ?

Giải thích: Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ

nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn

cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi

khuẩn trong mắt.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 4 các câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài :Axit,

Bazơ và muối – Hóa 11.

Câu 17: Tại sao phải ăn muối iot ?

Giải thích: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở

người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg. Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần

thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot

không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần

độn, vô sinh và các chứng bệnh khác.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài :Brom- Iot- Flo – Hóa 10. nhằm

giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng.

Câu 18: Người ta biết chất diệp lục trong cây xanh  công thức phân tử C55H70O5N4Mg.

Cây xanh tạo chất này nhờ CO2 (trong không khí), hiđro (từ nước trong đất)  các chất

   nitơ, magie (từ đất lên). Khi cây bị vàng  người ta nghi  không đủ chất diệp

lục. Vậy theo em nên bón loại phân nào giúp cây tạo chất diệp lục hiệu quả nhất ?

Giải thích: Nên dùng phân đạm như phân magie sunfat và amoni sunfat (NH4)2SO4 vì 2 loại

phân này có Mg và N cung cấp cho cây.

Câu 19:  sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?

Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên hệ thực tế

trong ở bài 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC  Hóa 11

Câu 20: Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong

đất, nước… giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa ?

Giải thích: Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi

trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị

tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày

trước nữa.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ môi trường trong bài :

PHÂN BÓN HÓA HỌC – Hóa 11

Câu 21: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi

khai ?

Giải thích: Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu,

phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới

tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3

theo phản ứng:                             (NH2)2CO + H2O            CO2 + 2NH3

NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như vậy khi trời

nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa

tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi

khai khó chịu.

Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô, nắng nóng. Giáo

viên có thể nêu vấn đề trong bài giảng bài : PHÂN BÓN HÓA HỌC- Hóa 11

Câu 22: Tại sao để cải tạo đất  một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ?

Giải thích: Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua

có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm

giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.

Áp dụng: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức các bài đã học trước để trả

lời dẫn vào bài : Phân bón hóa học – Hóa 11.