HIỂU ĐÚNG VỀ NHÃN KEM CHỐNG NẮNG

Phổ rộng (broad spectrum) (2)

Không phải tất cả các loại kem chống nắng đều có phổ rộng, vì vậy việc đọc thông tin ghi trên nhãn sản phẩm là rất quan trọng. Kem chống nắng phổ rộng giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại, cụ thể là tia UVB và tia UVA bằng cách tạo thành hàng rào hóa học hấp thụ tia UV hoặc phản xạ tia UV trước khi nó kịp phá hủy da.

Kem chống nắng không phải phổ rộng hoặc không có chỉ số SPF ít nhất là 15 phải có cảnh báo như sau:

“ Cảnh báo ung thư da/lão hóa da: Tiếp xúc với ánh sánh mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da và lão hóa da sớm. Đây là sản phẩm giúp bảo vệ da khỏi cháy nắng, không bảo vệ da khỏi ung thư da/lão hóa da sớm”

Yếu tố chống nắng (SPF) (2)

Kem chống nắng rất đa dạng về chỉ số SPF

Giá trị của SPF của sản phẩm kem chống nắng cho biết mức độ bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời của sản phẩm đó. Tất cả kem chống nắng đều đã được kiểm tra để đo lượng tia UV da tiếp xúc đủ để gây cháy nắng khi sử dụng kem chống nắng và so sánh với lượng tia UV gây cháy nắng cho da khi không có kem chống nắng bảo vệ. Sau đó giá trị SPF đúng của kem chống nắng đó sẽ được ghi lên nhãn. Giá trị SPF cao hơn (có thể lên đến 50) giúp bảo vệ da khỏi cháy nắng tốt hơn. Vì giá trị SPF có được là từ việc đánh giá mức độ bảo vệ da hỏi bị cháy nắng gây ra bởi tia UVB vậy nên giá trị SPF đại diện cho việc bảo vệ da khỏi tia UVB.

Từ tháng 6 năm 2011, kem chống nắng phổ rộng đồng nghĩa với việc có thể bảo vệ da khỏi tia UVA. Vì vậy, theo quy định về nhãn sản phẩm, kem chống nắng có nhãn với thông tin “broad spectrum và  SPF [giá trị]” nghĩa là sản phẩm đó có thể giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.

Chọn kem chống nắng có giá trị SPF ít nhất là 15 để được bảo vệ tốt nhất.

Nếu bạn thuộc loại trắng, nên chọn loại có giá trị SPF từ 30-50. (3)

Chúng ta vẫn có lầm tưởng về SPF, đó là SPF liên quan đến thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ví dụ, nhiều người vẫn nghĩ rằng nếu thông thường da họ có thể bị cháy nắng trong vòng 1 giờ thì kem chống nắng có giá trị SPF 15 có thể bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 15 giờ (gấp 15 lần). Điều này không đúng vì SPF không liên quan đến thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà chỉ liên quan đến lượng ánh sáng mặt trời mà chúng ta tiếp xúc.

Nói cách khác, SPF không cho chúng ta biết về thời gian da có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không bị cháy nắng, SPF chỉ cho biết về mức độ mà kem chống nắng có bảo vệ da bằng cách so sánh giá trị SPF của các kem chống nắng khác nhau, ví dụ như loại có SPF 30 bảo vệ da khỏi cháy nắng tốt hơn là loại có SPF 8(4)

Khả năng chống nước (Water resistant)

Thông tin này cho biết thời gian kem chống nắng còn lưu lại trên da khi da tiếp xúc với nước hoặc đổ mồ hôi, có 2 chỉ số là 40 phút hoặc 80 phút. Không có kem chống nắng nào không bị nước rửa trôi.(4)

Thành phần trong kem chống nắng(2)

Mỗi loại dược phẩm đều chứa thành phần hoạt tính và không hoạt tính. Thành phần hoạt tính trong kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV, công thức bào chế kem chống nắng còn có  phần không hoạt tính như nước hoặc dầu. Dưới đây là danh sách các thành phần hoạt tính được chấp thuận trong kem chống nắng: Aminobenzoic acid, Avobenzone ,Cinoxate,Dioxybenzone ,Homosalate ,Menthyl anthranilate ,Octocrylene,Octyl methoxycinnamate,Octyl salicylate ,Oxybenzone ,Padimate O ,Phenylbenzimidazole sulfonic acid,Sulisobenzone ,Titanium dioxide ,Trolamine salicylate, Zinc oxide…

Mặc dù kem chống nắng chỉ có tác dụng bảo vệ trên bề mặt của da, có những bằng chứng cho thấy có những thành phần hoạt tính trong kem chống nắng có thể được hấp thụ qua da và vào cơ thể. Vì vậy những nghiên cứu cần được triển khai để xác định có hay không có và mức độ của những tác dụng mạn tính, có tính chất hệ thống không mong muốn gây ra từ những thành phần hoạt tính này.

Cách đọc nhãn kem chống nắng (1)

Mặc dù tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng cho da những UVB và UVA đều là nguyên nhân gây ung thư da. Tất cả kem chống nắng đều bảo vệ da khỏi tia UV, tuy nhiên chỉ kem chống nắng phổ rộng mới có thể bảo vệ da khỏi cả 2 loại tia này.

Chọn kem chống nắng có giá trị SPF ít nhất là 15 để được bảo vệ tốt nhất.

Nếu bạn thuộc loại trắng, nên chọn loại có giá trị SPF từ 30-50. (3)

Quy định của FDA về nhãn kem chống nắng như sau:

– Kem chống nắng phổ rộng nhãn có thông tin “broad spectrum.”

– Kem chống nắng không phải phổ rộng hoặc không có chỉ số SPF ít nhất là 15 phải có cảnh báo như sau:“Skin Cancer/Skin Aging Alert: Spending time in the sun increases your risk of skin cancer and early skin aging. This product has been shown only to help prevent sunburn, not skin cancer or early skin aging.(“ Cảnh báo ung thư da/lão hóa da: Tiếp xúc với ánh sánh mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da và lão hóa da sớm. Đây là sản phẩm giúp bảo vệ da khỏi cháy nắng, không bảo vệ da khỏi ung thư da/lão hóa da sớm”).

– Khả năng chống nước 40 phút hoặc 80 phút cho biết thời gian kem chống nắng có thể bảo vệ da trong lúc bơi hoặc ra mồ hôi

Kem chống nắng trên thị trường có nhiều dạng như sữa, kem, thỏi, gel, dầu , bột nhão, dạng xịt(1). Hướng dẫn sử dụng cũng thay đổi tùy vào dạng đóng gói, ví dụ dạng xịt không được bôi trực tiếp lên mặt. Đây cũng là một nguyên nhân tại sao bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi sử dụng (2) .

Những lưu ý ghi trên nhãn kem chống nắng

Những lưu ý ghi trên nhãn kem chống nắng

 

DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV3-ĐH Công Nghệ TPHCM

Tài liệu tham khảo:

1. Tips to Stay Safe in the Sun: From Sunscreen to Sunglasses, U.S Food and Drug Administration, 16July2018, https://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm049090.htm (truy cập 07/09/2018)

2. Sunscreen: How to Help Protect Your Skin from the Sun, U.S Food and Drug Administration, 14July2017, https://www.fda.gov/Drugs/ResourcesForYou/Consumers/BuyingUsingMedicineSafely/UnderstandingOver-the-CounterMedicines/ucm239463.htm (truy cập 07/09/2018)

3. How to select a sunscreen, American Academy of  Dermatology,

https://www.aad.org/public/spot-skin-cancer/learn-about-skin-cancer/prevent/how-to-select-a-sunscreen (truy cập 22/09/2018)

4. Sun Protection Factor (SPF), U.S Food and Drug Administration, 07/14/2017, https://www.fda.gov/aboutfda/centersoffices/officeofmedicalproductsandtobacco/cder/ucm106351.htm (truy cập 22/09/2018)