Google Ads Là Gì? Khóa Học Quảng Cáo Google Nào Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm?
Google Ads (tên cũ là Google AdWords) từ lâu luôn là nền tảng marketing online được đánh giá cao bởi tính chính xác “đúng người, đúng nhu cầu” khi tiếp cận khách hàng mục tiêu, cũng như khả năng thay đổi thông điệp quảng cáo nhanh chóng, phù hợp với tâm lý khách hàng. Vì thế, tự chạy quảng cáo Google AdWords trở thành kỹ năng cần thiết của người làm digital marketing hoặc tự kinh doanh online. Trong bài viết sau, Digital Marketing Hướng Nghiệp Á Âu sẽ cùng bạn tìm hiểu về Google Ads và các khóa học Google AdWords tại TP.HCM, Hà Nội…
Google Ads được sử dụng rộng rãi bởi các nhà marketing online (Nguồn ảnh: Internet)
Là một trong những nền tảng marketing trực tuyến “máu mặt” nhất trên thế giới, Google Ads xứng đáng được đặt lên bàn cân cùng với đối thủ Facebook Ads về khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu theo hướng sát sườn nhu cầu của họ nhất. Chính vì đem lại lợi ích về nhận diện thương hiệu, tăng trưởng doanh số và dễ dàng đo lường nên Google Ads rất được các digital marketer quan tâm và tận dụng triệt để cho các chiến lược. Và dĩ nhiên, muốn thành công khi tự chạy quảng cáo Google Ads, bạn phải có nền tảng kiến thức trước đã. Vậy chạy quảng cáo Google Ads là gì, theo như bạn hiểu?
Nội Dung Chính
Google Ads là gì?
Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google theo dạng PPC (Pay Per Click – trả tiền dựa trên từng cú click chuột đạt được). Với Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Ví dụ về quảng cáo Google Ads
Để chạy quảng cáo Google Ads, bạn cần đăng ký tài khoản Google. Do tài khoản này được quản lý bằng hình thức trực tuyến nên bạn có thể tùy ý tạo và thay đổi chiến dịch quảng cáo bất kỳ lúc nào (bao gồm văn bản quảng cáo, ngân sách và các tùy chọn cài đặt).
Vị trí hiển thị quảng cáo Google Ads
Kiến thức tiếp theo khi học chạy quảng cáo Google Ads chính là biết cách phân loại và xác định vị trí hiển thị của quảng cáo. Sau đây là các loại quảng cáo Google phổ biến hiện nay với các vị trí hiển thị quảng cáo Google Ads tương ứng:
Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
Quảng cáo tìm kiếm xuất hiện khi người dùng gõ truy vấn để tìm kiếm thông tin về chủ đề họ quan tâm. Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng nhất với cụm từ tìm kiếm có liên quan đến từ khóa quảng cáo của bạn.
Ví dụ, bạn tìm kiếm cụm từ “du học Mỹ”. Các kết quả trong hình dưới có gắn cụm “Quảng cáo” in đậm đều là hình thức quảng cáo Google Search hiển thị bằng từ khóa, cụm từ khóa hoặc văn bản.
Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
Hình thức này chủ yếu thúc đẩy hành động của khách hàng, ví dụ click vào quảng cáo đó hoặc gọi điện trực tiếp đến doanh nghiệp, thích hợp với người dùng đang tích cực tìm kiếm thông tin. Khi người dùng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ giống như của bạn cung cấp, khả năng cao là họ cảm thấy quảng cáo của bạn hữu ích và muốn click vào tìm hiểu.
Với hình thức Google Search, có 7 vị trí hiển thị quảng cáo: 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên cùng 1 trang kết quả tìm kiếm của Google. 7 vị trí này giữ nguyên khi chuyển sang trang 2, 3… Trong 1 trang có thể không hiển thị đầy đủ 7 vị trí cùng lúc, tùy theo ngành hàng, mức độ cạnh tranh quảng cáo…
Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)
Quảng cáo dạng Google Display Network hiển thị khi người dùng đang sử dụng trình duyệt để lướt website, kiểm tra tài khoản Gmail, xem YouTube, sử dụng thiết bị mobile hoặc ứng dụng dành cho thiết bị mobile…
Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)
Quảng cáo mạng hiển thị còn chia thành:
- Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng: Chỉ cần nhập văn bản, thêm hình ảnh…, Google sẽ tối ưu quảng cáo để tăng hiệu quả (Google có thư viện hình ảnh miễn phí).
- Quảng cáo hình ảnh tải lên: Để kiểm soát dễ dàng hơn, bạn có thể tải lên quảng cáo dưới dạng hình ảnh có kích thước khác nhau hoặc HTML5.
- Quảng cáo tương tác: Chạy quảng cáo video, hình ảnh tương tác trên YouTube và mạng hiển thị.
- Quảng cáo trong Gmail: Xuất hiện ở tab trên cùng hộp thư đến của người dùng.
Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
Vị trí hiển thị quảng cáo Google Adwords này phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, bởi cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm (tên mặt hàng, giá thành…) đến người dùng.
Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
Khi sử dụng hình thức này, bạn chỉ bị tính phí khi người dùng thực hiện một trong hai thao tác sau:
- Người dùng click vào quảng cáo dẫn trực tiếp đến trang đích (landing page) trên website của bạn.
- Người dùng click vào quảng cáo dẫn tới trang chủ do Google lưu trữ.
Quảng cáo video (Video Ads)
Các loại quảng cáo Google còn có hình thức Video Ads. Với hình thức này, bạn có thể tạo chiến dịch video thu hút khách hàng tiềm năng trên YouTube hoặc trên những website đối tác video. Ví dụ như hình bên dưới:
Quảng cáo video (Video Ads)
Một số dạng quảng cáo video có thể kể đến như sau:
- Skippable in-stream ads: Quảng cáo xuất hiện trước, trong hoặc sau video khác. Sau 5 giây, người xem có thể chọn Skip Ads để bỏ qua quảng cáo.
- Non-skippable in-stream ads: Hình thức hiển thị tương tự Skippable in-stream ads, nhưng dạng này có độ dài 15 giây và không cho phép người xem bỏ qua, phù hợp với doanh nghiệp muốn truyền tải toàn bộ thông điệp nhưng không quá dài.
- Bumper ads: Quảng cáo đệm với thời lượng 6 giây trở xuống, không cho phép người dùng bỏ qua quảng cáo, truyền tải thông điệp ngắn, gây chú ý, dễ nhớ nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Ngoài ra, còn có Overlay Ads, Sponsored Cards…
Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (App)
Khi tìm hiểu về Google Ads, bạn cần biết thêm về Quảng cáo ứng dụng toàn cầu, bởi hình thức này cho phép bạn quảng cáo ứng dụng trên các sản phẩm lớn của Google, bao gồm cả Google Play.
Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (App)
Vì sao nên học và sử dụng Google Ads?
Sau khi đã hiểu Google Ads là gì, bạn cần biết lợi ích của Google Ads trong kinh doanh trực tuyến. Google Ads đem lại cho bạn rất nhiều ưu thế trong marketing online, điển hình là:
Nhắm trúng khách hàng mục tiêu
Quảng cáo trên Google có thể giúp bạn nhắm “bách phát bách trúng” khách hàng mục tiêu dựa trên các yếu tố sau:
- Nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân…
- Địa phương hóa: định vị khách hàng dựa vào quốc gia, thành phố, bán kính địa lý…
- Thiết bị truy cập: lựa chọn khách hàng dựa trên thiết bị họ sử dụng như máy tính bàn, laptop, mobile, máy tính bảng…
- Từ khóa: bao gồm những cụm từ mà bạn nghĩ khách hàng tiềm năng có thể sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ giống của bạn; bằng cách so khớp từ khóa của bạn với quảng cáo bạn tạo, bạn có cơ hội “trao tận tay” quảng cáo đó đến khách hàng khi họ tìm kiếm cụm từ tương tự.
- Re-targeting: nhắm vào đối tượng sẵn có như khách thường xuyên truy cập website, khách hàng thân thiết…
Lợi thế của Google Ads là hiển thị quảng cáo đến đúng phân khúc khách hàng bạn muốn
Dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả
Thông qua Google Ads, bạn thuận tiện hơn khi đo lường mức độ thành công khi chạy quảng cáo. Nếu ai đó nhấp vào quảng cáo, bạn sẽ biết ngay. Nếu ai đó nhấp vào quảng cáo và tiếp tục thực hiện thao tác mua hàng, gọi điện đặt hàng…, bạn đều “nắm trong lòng bàn tay”. Việc theo dõi sát sao này giúp bạn quyết định nên đầu tư vào đâu trong chiến dịch của mình để mau chóng sinh lời.
Bên cạnh đó, bạn cũng biết rõ các dữ liệu có giá trị khác. Ví dụ, khách hàng thường mất bao lâu để nghiên cứu sản phẩm của bạn trước khi mua hàng, bạn mất chi phí trung bình bao nhiêu để có được cuộc gọi điện từ khách hàng…
Không chỉ vậy, Google Ads còn giúp bạn tiết kiệm thời gian quản lý khi cung cấp tài khoản MMC – một công cụ để quản lý tất cả các tài khoản Google Ads từ một địa điểm duy nhất.
Google Ads cung cấp dữ liệu đa dạng, kịp thời để bạn theo dõi hiệu quả của chiến dịch (Nguồn ảnh: Internet)
Thuận tiện kiểm soát chi phí
Google Ads cho phép bạn kiểm soát cách bạn chi tiêu cho quảng cáo. Chẳng hạn, bạn có thể chọn số tiền bạn muốn chi mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quảng cáo; hoặc bạn sẽ chỉ trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn.
Mặc dù chạy quảng cáo Google AdWords đem lại nhiều ưu điểm vượt trội, thế nhưng phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm. Ví dụ như người dùng đôi khi tin tưởng kết quả organic hơn là quảng cáo, các từ khóa có độ cạnh tranh cao thì “tốn tiền” và chưa chắc 100% tạo ra chuyển đổi, yêu cầu khá nhiều thao tác cài đặt nên đòi hỏi phải từng học chạy quảng cáo Google AdWords mới làm được…
Khi nào quảng cáo Google Ads được hiển thị?
Google Ads xác định quảng cáo sẽ được hiển thị bằng cách nào? Tất cả sẽ diễn ra sau một phiên đấu giá quảng cáo “nhanh như chớp” mỗi khi có ai đó tìm kiếm trên Google hoặc truy cập vào website hiển thị quảng cáo.
“Giá thầu” là cụm từ quen thuộc khi nhắc đến Google Ads (Nguồn ảnh: Internet)
Cho mỗi quảng cáo trong phiên đấu giá, Google Ads sẽ tính mức điểm có tên “Xếp hạng quảng cáo” (Ad Rank) để xác định quảng cáo của bạn có đủ điều kiện hiển thị hay không và nên hiển thị ở vị trí nào. Quảng cáo đạt điểm cao nhất sẽ xuất hiện vị trí trên cùng, điểm cao thứ hai xuất hiện vị trí thứ hai… Sau đâu là 5 yếu tố của Xếp hạng quảng cáo:
- Giá thầu: Khi đặt giá thầu, bạn cho Google Ads biết số tiền tối đa bạn có thể chi cho một lần người dùng click vào quảng cáo. Lưu ý bạn có thể thay đổi giá thầu tùy ý và chi phí thực tế cuối cùng phải trả thường thấp hơn.
- Chất lượng quảng cáo và trang đích: Cho thấy mức độ phù hợp và hữu ích của quảng cáo và website liên kết dành cho người xem.
- Ngưỡng xếp hạng quảng cáo: Đây là giá khởi điểm cho quảng cáo của bạn. Nếu giá thầu thấp hơn ngưỡng này, quảng cáo không được xuất hiện. Nếu không có đối thủ nào đủ điều kiện hiển thị quảng cáo thì ngưỡng này trở thành giá bạn phải trả cho lượt click.
- Ngữ cảnh tìm kiếm: Yếu tố này cũng cần biết khi học chạy quảng cáo Google Ads, bởi Google Ads sẽ xét tới các khía cạnh như cụm từ tìm kiếm mà người dùng nhập, vị trí địa lý, loại thiết bị được sử dụng (mobile hay máy tính bàn)…
- Ảnh hưởng từ các phần mở rộng quảng cáo (chẳng hạn thêm số điện thoại) và các định dạng quảng cáo khác
Ví dụ về Call Extensions trong Google Ads (Nguồn ảnh: Internet)
Chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google, nên bắt đầu từ đâu?
Nhiều bạn băn khoăn “Học Google Ads có khó không?”. Thực ra khi sử dụng nền tảng nào trong digital marketing, bạn cũng cần trang bị kiến thức và vấn đề học nhanh hay chậm, khó hay dễ sẽ tùy thuộc vào năng lực mỗi người. Không ít người từng học qua khẳng định rằng học Google Ads không khó, cái khó là tối ưu cho nó.
Với người chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads thì việc cài đặt một chiến dịch hoàn thiện không hề đơn giản. Để bắt đầu, bạn có thể tự tìm hiểu từ các nguồn online như bài viết chia sẻ kiến thức, các group về Google Ads trên Facebook… hoặc từ sách.
Ngoài ra, bạn nên tìm đến các khóa học Google Ads tại TP.HCM, Hà Nội… nếu muốn học bài bản từ đầu. Điển hình là khóa Đào Tạo Google Ads từ Hướng Nghiệp Á Âu. Chương trình phù hợp với những bạn chưa có kiến thức chạy quảng cáo Google Ads, muốn học từ cơ bản và được thực hành ngay tại lớp cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Cụ thể, bạn sẽ được trang bị kiến thức về:
- Tổng quan về digital marketing và quảng cáo Google Ads
- Xây dựng landing page bán hàng thu hút
- Lên kế hoạch chạy chiến dịch quảng cáo hiệu quả
- Cách cài đặt quảng cáo trên mạng tìm kiếm
- Hướng dẫn cách báo cáo và phân tích số liệu khi chạy quảng cáo
- Cách cài đặt code theo dõi và tối ưu quảng cáo
- Bí kíp hạn chế click ảo, click tặc…
Khóa học Google Ads tại Hướng Nghiệp Á Âu kéo dài 11 buổi, chú trọng thực hành tại lớp
Thời lượng học chia thành 50% lý thuyết + 50% thực hành nên bạn có thể ứng dụng kiến thức vừa học được ngay tại lớp, được giảng viên giải đáp thắc mắc ngay lập tức nếu phát sinh câu hỏi… Vì thế, kiến thức tiếp thu được sẽ nhớ lâu và sâu hơn để bạn có thể tự chạy quảng cáo cho chiến dịch của mình.
Trên đây là những thông tin giải đáp Google Ads là gì, các loại quảng cáo Google Ads, vì sao nên học Google Ads, nên học Google Ads ở đâu tại TP.HCM và Hà Nội… Để được tư vấn hiệu quả hơn về khóa học Google Ads tại Hướng Nghiệp Á Âu, bạn hãy điền vào form bên dưới hoặc gọi đến số 1800 6148 nhé.