Gợi ý mâm cúng và văn khấn mùng 2 tết Quý Mão

1. Mâm cúng mùng 2 tết Quý Mão

Theo sách Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh được NXB Trẻ xuất bản và lưu hành, mâm cúng mùng 2 Tết tương tự như mâm cúng mùng 1 Tết. Tuy nhiên, mâm cúng mùng 2 cần thêm vài món ngon cho mới lạ.

 Mâm cúng mùng 2 tết Quý Mão
Ngoài mâm ngũ quả, trầu cau… mâm cúng mặn mùng 2 Tết bao gồm nhiều món ăn phong phú. 

Mâm cơm cúng mùng 2 Tết không cần quá cao sang nhưng phải nghiêm cẩn. Tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi gia đình, vùng miền có thể chuẩn bị nhiều món ngon khác nhau. 

Mâm cúng mùng 2 Tết miền Bắc

Mâm cơm cúng của người miền Bắc khá cầu kỳ và mang đậm bản sắc dân tộc. Một mâm cỗ hoàn chỉnh phải có 4 đĩa, 4 bát tượng trưng cho tứ trụ. Những món ăn không thể thiếu bao gồm bánh chưng, gà luộc (gà trống), các loại chả giò, nem rán, 1 một đĩa thịt nấu đông ăn kèm với dưa hành, canh xương miến nấu măng…

Mâm cúng mùng 2 Tết miền Trung

Một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có cách bày cỗ khá giống người miền Bắc, nhưng từ Huế trở vào, hương vị và số lượng các món ăn đã có sự biến chuyển. 

Người miền Trung không gói bánh chưng mà gói bánh tét. Ngoài những món miền nào cũng có như gà luộc, giò, xôi, họ thường làm những món đơn giản như thịt kho, rau xào, rau sống, chả ram… Tất cả thức ăn đều được chia ra thành những đĩa nhỏ thể hiện sự chắt chiu, chia sẻ. 

Mâm cúng mùng 2 Tết miền Nam


Mâm cúng của miền Nam không thể thiếu canh khổ qua, thịt kho tàu. 

Ở miền Nam, mâm cỗ cúng ngày mùng 2 Tết không thể thiếu thịt kho tàu và canh khổ qua. Hương vị và cách làm món thịt kho tàu ngon đúng điệu ở miền Nam hơi khác so với các vùng còn lại. Bên cạnh đó, mâm cúng còn có gỏi ngó sen, giò heo nhồi, phá lấu…