Gợi ý cách sơ cứu và biện pháp phòng tránh chó cắn cho trẻ

Cho đến thời điểm hiện tại, trẻ em vẫn luôn là đối tượng thường xuyên bị chó cắn. Hậu quả để lại là những vết thương nặng nề, nhất là ở vùng cổ và đầu. Ngay cả khi chó được nuôi trong nhà,

trẻ bị chó cắn

vẫn là điều rất khó để tránh khỏi.

Chính bởi vậy, việc xử lý ban đầu và phòng ngừa tình trạng trẻ nhỏ bị chó cắn là vô cùng quan trọng. Cùng AVAKids tìm hiểu qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị chó cắn

Trẻ bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày, trẻ bị chó cắn phải làm sao là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi tai nạn này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ nếu trẻ mắc bệnh dại.

Do đó, sơ cứu ban đầu và đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có những biện pháp xử lý thích hợp là vô cùng cần thiết.

Theo đó, khi trẻ em bị chó cắn, ba mẹ có thể áp dụng các bước sơ cứu ban đầu sau đây:

  • Vệ sinh vết thương:

    Đây là bước đặc biệt quan trọng trong sơ cứu. Ba mẹ cần vệ sinh vết thương cho bé bằng nước lạnh một cách nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh để đảm bảo tất cả các mầm bệnh được loại bỏ.

  • Loại bỏ các dị vật

    như lông, đất, da chết,… có trên vết thương của bé

  • Sử dụng các loại thuốc sát trùng:

    Các loại thuốc sát trùng như oxy già, cồn có thể làm sạch và sát khuẩn vết thương trẻ bị chó cắn. Ba mẹ lấy một lượng nhỏ thuốc sát trùng bôi lên vết thương của trẻ. Trong quá trình bôi, nên thổi nhẹ vào vết thương để giúp trẻ giảm bớt cảm giác xót và đau nhức.

Vệ sinh vết thương là bước đặc biệt quan trọng trong sơ cứu trẻ bị chó cắn

Vệ sinh vết thương là bước đặc biệt quan trọng trong sơ cứu trẻ bị chó cắn

  • Tiến hành cầm máu:

    Nếu vết thương chảy máu, sau khi bị chó cắn từ 10-15 phút, trong quá trình vệ sinh vết thương cho trẻ, ba mẹ không nên cầm máu. Nếu sau 15 phút, máu vẫn còn chảy, ba mẹ mới nên tiến hành cầm máu cho bé

  • Sử dụng băng gạc y tế đặt lên vết thương, cho đến khi máu ngừng chảy, ba mẹ băng vết thương lại cho trẻ.

  • Nếu vết thương tại vị trí trẻ bị chó cắn sâu, máu chảy hoặc bắn ra thành tia, ba mẹ nên dùng dây thun để garo (cầm máu tạm thời) xung quanh vết thương, băng lại và đưa  ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Hướng điều trị và cách phòng ngừa khi

Hướng điều trị và cách phòng ngừa khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

2Trẻ bị chó cắn cần được tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh

Trẻ em bị chó cắn phải làm sao? Câu trả lời sẽ được AVAKids tiếp tục bật mí ngay sau đây.

Sơ cứu là chưa đủ, trẻ em bị chó cắn cũng cần được tiêm vacxin phòng dại để hạn chế tối đa những biến chứng xấu.

Ba mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vacxin trong những trường hợp sau đây:

  • Nếu trẻ bị chó cắn có vết thương sâu hay tại những vị trí nguy hiểm như bộ phận sinh dục, mặt, đầu, các chi, cổ,… cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để các bác sĩ thực hiện sơ cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại trong thời gian sớm nhất.

  • Nếu trẻ bị cắn bởi những con chó bị bệnh dại hoặc có biểu hiện dại, sau khi cắn con vật không được theo dõi, tai nạn xảy ra tại địa phương đang có dịch bệnh chó mèo,… trẻ cũng cần được tiêm phòng dại một cách kịp thời để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Ba mẹ cần đưa ngay trẻ đi tiêm phòng dại nếu trẻ bị chó cắn tại những vị trí nguy hiểm

Ba mẹ cần đưa ngay trẻ đi tiêm phòng dại nếu trẻ bị chó cắn tại những vị trí nguy hiểm

Việc tiêm vacxin cũng không nhất thiết phải thực hiện ngay mà cần được theo dõi sau 15 ngày với một số trường hợp như:

  • Vết thương nhẹ và xảy ra tại các vùng không nguy hiểm, xa trung tâm thần kinh

  • Vết cắn gây nên bởi những con chó có sức khỏe bình thường, không bị bệnh dại, không có bất cứ biểu hiện nào của dại, không ở gần các địa điểm đang có dịch bệnh chó mèo.

  • Trong thời gian 15 ngày sau khi trẻ bị chó cắn, nếu con vật phát dại, mất tích hoặc chết, trẻ cần được tiêm vacxin phòng dại. Bên cạnh đó, nếu sau 15 ngày, con vật vẫn khỏe mạnh bình thường, trẻ không nhất thiết phải tiêm phòng dại.

  • Nếu sau khi bị chó cắn, trẻ tiêm vacxin muộn, huyết thanh sẽ không còn hiệu quả, chỉ có thể tiêm thêm vacxin phòng bệnh. Do đó, ba mẹ cần lưu ý để trẻ tuân thủ đúng lịch tiêm và liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ em bị chó cắn phải làm sao – Bác sĩ Nhi Khoa tư vấn hướng xử trí và biện pháp phòng tránh

3Triệu chứng bệnh dại khi trẻ bị chó cắn

Trẻ em bị chó cắn có thể có những triệu chứng sau:

Trước 2-4 ngày khởi phát bệnh

Trong khoảng từ 2-4 ngày trước khi phát bệnh, trẻ thường có các biểu hiện như: khó chịu, đau đầu, bồn chồn, sợ sệt vô cớ. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện triệu chứng đau tại vị trí bị chó cắn, sốt, cảm, đau lan dọc dây thần kinh của hệ bạch huyết.

Thời gian phát bệnh

Trẻ bị chó cắn có thể bị sốt cao lên tới 40.6 độ, ho, khản tiếng và mệt mỏi. Trong thời gian phát bệnh, trẻ có thể gặp các thể sau đây:

  • Thể co thắt:

    Đa số trẻ em bị chó cắn đều có triệu chứng của thể co thắt, bao gồm các biểu hiện: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng. Bởi đây chính là những yếu tố chính dẫn đến cơn dại (co cứng, co thắt, run và co giật).

Trẻ mắc thể co thắt thường dễ bị ngạt và khó thở

Trẻ mắc thể co thắt thường dễ bị ngạt và khó thở

  • Thể liệt:

    Trẻ mắc thể liệt không bị kích thích quá độ mà thường bị liệt và co thắt.

  • Thể cuồng:

    Trẻ có biểu hiện tăng kích thích thần kinh, từ đó trở nên hung giữ. Trẻ mắc thể cuồng có thời gian phát bệnh và tử vong nhanh.

Các cơn co thắt, co cứng làm trẻ dễ bị ngạt và khó thở. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao bị mất ý thức, hôn mê, tăng kích thích thần kinh và thậm chí có thể tử vong trong thời gian từ 2-6 ngày.

4Biện pháp phòng chống chó cắn và bệnh dại

Để hạn chế tình trạng trẻ em bị chó cắn, ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Tránh nuôi chó trong nhà nếu gia đình có trẻ nhỏ.

  • Trường hợp nuôi chó, cần đưa con vật tiêm phòng dại đầy đủ, sử dụng chuồng hoặc xích để kiểm soát con vật trong những tình huống cần thiết.

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với chó mèo, nhất là vào mùa hè

  • Trường hợp

    trẻ bị chó cắn

    , cần xử lý theo những bước đã được chia sẻ phía trên. Tránh nóng giận và đánh chết con vật.

  • Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị chó cắn, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và tiêm phòng vacxin theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Trẻ bị côn trùng cắn – Bác sĩ Nhi Khoa gợi ý hướng xử lý đúng cách và phòng ngừa
  • Bác sĩ nhi khoa hướng dẫn ba mẹ cách xử trí khi côn trùng chui vào tai của trẻ
  • 10 mẹo giúp giảm đau cho trẻ sau khi tiêm chủng hiệu quả và an toàn

Dại là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, nếu trẻ bị chó cắn, ba mẹ cần bình tĩnh theo dõi con vật và sớm đưa trẻ tới các trung tâm y tế để nhận được hướng dẫn kịp thời của bác sĩ.

Tổng hợp bởi Lan Anh

1. Vinmec.https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-em-bi-cho-can-phai-lam-sao/