Gợi ý các món chay cúng rằm tháng 7 ngon hấp dẫn và ý nghĩa
Rằm tháng 7 là ngày lễ lớn và rất quan trọng đối với nhiều gia đình Việt Nam. Là dịp để mỗi thành viên trong gia đình bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên cũng như những người thân đã khuất bằng một mâm cơm chay thịnh soạn được bày trí đẹp mắt. Bài viết sau đây xin gợi ý cho bạn các món ăn chay cúng rằm tháng 7 và hướng dẫn thức cách làm các món chay cúng rằm tháng 7 thơm ngon, bổ dưỡng, đơn giản và dễ thực hiện. Hãy cùng dịch vụ nấu tiệc tại nhà Naifood đi tìm hiểu và học cách thực hiện nha.
Nội Dung Chính
Gợi ý các món chay cúng rằm tháng 7 ý nghĩa nhất
Cúng rằm tháng 7 hay lễ Vu Lan thì những mâm cơm chay thanh tịnh, màu sắc bắt mắt lại được nhiều người lựa chọn thay thế cho mâm cúng mặn truyền thống. Ngày nay, không chỉ những người hay gia đình theo đạo Phật mới sử dụng món chay, mâm cơm chay để cúng mà món chay còn được đa số gia đình Việt sử dụng để cúng phật và cúng gia tiên. Bởi vì theo quan niệm của người xưa việc cúng cỗ chay sẽ đem lại sự thanh tịnh, may mắn, bình an cho gia đình.
Cách chế biến các món ăn chay cúng rằm tháng 7 vô cùng đơn giản lại dễ thực hiện mà bạn không phải tốn quá nhiều thời gian. Sau đây xin giới thiệu cho các bạn một số món chay cúng rằm tháng 7 vừa ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao và lại còn tốt cho sức khỏe như:
- Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
- Chả giò chay
- Nem rán chay
- Rau củ xào thập cẩm chay
- Cơm trắng
- Miến xào chay
- Gỏi nộm rau củ thập cẩm
- Canh rong biển đậu phụ non chay
- Trái cây
Hướng dẫn cách làm các món chay cúng rằm tháng 7 đơn giản
Nhu cầu ăn chay của mọi người ngày càng phổ biến và các món chay cúng rằm tháng 7 cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình. Bởi sự thanh đạm kết hợp cùng vị mặn ngọt tự nhiên thanh khiết từ rau củ quả và không sử dụng quá nhiều dầu mỡ các chất béo khiến cho bạn ăn mãi mà không thấy chán.
Cách làm các món chay cúng rằm tháng 7 vô cùng đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Xin mách cho bạn cách làm các món ăn chay cúng rằm tháng 7 thơm ngon, bổ dưỡng sau đây:
Cách nấu xôi đậu xanh
Xôi đậu xanh là món ăn khá quen thuộc không thể thiếu trong các mâm cơm cúng chay của người Việt Nam. Món xôi đậu xanh mềm dẻo có màu sắc bắt mắt hấp dẫn có mùi thơm đặc trưng được hòa quyện từ gạo nếp và đậu xanh. Xin hướng dẫn cho bạn hai cách nấu món xôi đậu xanh thơm ngon khó cưỡng sau đây:
Nấu xôi đậu xanh bằng nồi cơm điện
Nếu bạn không có nhiều thời gian để nấu nướng thì việc nấu xôi bằng nồi cơm điện sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu
Khẩu phần ăn dành cho 4 người
- Nếp: 500g
- Đậu xanh tróc vỏ: 200g
- Bột nước cốt dừa/ dừa khô vắt lấy nước cốt: 1 gói/ 1 trái
- Đường: 4 muỗng canh
- Muối: 1 thìa cà phê
- Nước: 250 ml
Sơ chế nguyên liệu
Nếp và đậu xanh tróc vỏ trộn đều vào nhau và vò sạch với nước 2 – 3 lần rồi để ráo.
Chế biến
Bước 1: Nấu nước cốt dừa
Bắc nồi lên bếp, cho 250ml nước vào nồi nấu sôi với lửa lớn rồi cho từ từ bột cốt dừa nồi và khuấy đều cho đến khi hết gói bột.
Sau đó cho tiếp 4 muỗng canh đường vào và khuấy nhẹ đến khi đường tan, hỗn hợp sôi nhẹ thì tắt bếp.
Bước 2: Nấu xôi
Cho nếp đậu vào nồi cơm điện trộn đều với hỗn hợp cốt dừa và mốt ít muối rồi bật nút nấu. Cách nấu xôi đậu xanh bằng nồi cơm điện như nấu cơm thường ngày. Khi nồi xôi bật sang chế độ hâm bạn dùng đũa xới xôi cho chín mềm.
Sau đó đậy nắp lại bật lại chế độ nấu khoảng 10 phút nữa cho đến khi hạt nếp và đậu xanh nở bung chín đều.
Thành phẩm
Xôi đậu xanh có màu vàng bắt mắt mùi thơm hấp dẫn kèm theo độ dẻo của nếp và vị béo của nước cốt dừa khiến cho bạn ăn một lần là nhớ mãi.
Ưu và nhược điểm khi nấu xôi đậu xanh bằng nồi cơm điện
Ưu điểm:
- Thời gian nấu xôi khi sử dụng nồi cơm điện trung bình khoảng từ 20 – 30 phút tùy theo độ nở của loại nếp mà bạn sử dụng. Có thể thấy, việc nấu xôi bằng thiết bị này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian nấu xôi nhiều hơn so với việc sử dụng nồi và nấu trên bếp.
- Nhiệt độ ổn định bên trong lòng nồi cơm điện, hạt xôi có xu hướng nở đều, nhìn bóng bẩy và có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp. Khi ăn, bạn sẽ cảm thấy xôi mềm dẻo mà không bị khô cứng.
- Đối với những người không có nhiều thời gian nấu nướng thì việc nấu xôi bằng nồi cơm điện là một sự lựa chọn tốt nhất. Giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian cho bạn.
Nhược điểm:
Nấu xôi bằng nồi cơm điện thì khả năng thoát hơi nước bị hạn chế. Do vậy bạn bắt buộc phải canh thời gian để mở nắp nồi, lau khô hơi nước đọng trên nắp nồi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xôi chín không đều có chỗ khô, chỗ nhão hoặc chỗ bị cháy.
Nấu xôi bằng xửng hấp
Xôi đậu xanh là món ăn ngon đem lại nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Món xôi này cũng cung cấp nhiều vitamin, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu. Nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp giữ được giá trị dinh dưỡng, đem lại hương vị thơm ngon khó cưỡng cho món ăn. Cách làm món xôi này cũng không quá phức tạp, để có thể thực hiện được ngay tại nhà bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
Khẩu phần ăn dành cho 4 người
- Nếp: 500g
- Đậu xanh tróc vỏ: 200g
- Bột nước cốt dừa/ dừa khô vắt lấy nước cốt: 1 gói/ 1 trái
- Đường: 4 muỗng canh
- Muối: 1 thìa cà phê. Dầu ăn: 2 thìa cà phê
Sơ chế nguyên liệu
Để nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp được nhanh chóng thì bạn cần sơ chế các nguyên liệu từ đêm hôm trước.
Bước 1: Gạo nếp bạn vò sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, cặn còn sót lại trong gạo. Sau đó cho vào thau/chậu ngâm với nước qua đêm để cho gạo nở mềm, xôi ngon và dẻo hơn khi hấp
Bước 2: Bạn mang đậu xanh ngâm nước trong vòng 4 tiếng để đậu nở đều, khi nấu xôi không bị sượng.
Bước 3: Sau khi đã ngâm xong, bạn vớt gạo nếp với đậu ra để ráo rồi trộn đều với nhau và cho thêm một ít muối đảo cùng. Cách làm này giúp hương vị của xôi đậu xanh sau khi nấu thêm đậm đà.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
Bắc nồi lên bếp, cho 100ml nước vào nồi nấu sôi với lửa lớn rồi cho từ từ bột cốt dừa nồi và khuấy đều cho đến khi hết gói bột.
Sau đó cho tiếp 4 muỗng canh đường vào và khuấy nhẹ đến khi đường tan, hỗn hợp sôi nhẹ thì tắt bếp.
Nấu xôi
Bước 1: Các nguyên liệu sau khi được chuẩn bị xong, bạn bắc nồi nước lên đun sôi và cho hỗn hợp gạo nếp, đậu xanh vào xửng và hấp trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Sau 30 phút bạn dùng đũa xới xôi lên cho chín đều. Thêm vào chút dầu ăn và đánh xôi thật tơi trong khoảng 6 phút để giúp món xôi có độ căng bóng, thơm mềm.
Bước 3: Để tăng độ béo ngậy thơm ngon cho xôi bạn có thể cho thêm nước cốt dừa vào xôi và đảo đều. Sau đó bạn đậy nắp lại và hấp xôi thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp mở nắp lấy xôi ra để ráo.
Thành phẩm
Xôi đậu xanh là món ăn sáng được nhiều người yêu thích. Đồng thời đây là một món lễ vật quan trọng trong dịp lễ cúng rằm tháng 7 ý nghĩa nhất. Xôi đậu xanh có màu vàng bắt mắt mùi thơm hấp dẫn kèm theo độ dẻo của nếp và vị béo của nước cốt dừa khiến cho bạn ăn một lần là nhớ mãi. Món này có thể ăn kèm với thịt chay, chả lụa chay, muối vừng, muối đậu phộng,… đều được.
Ưu và nhược điểm khi nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp
Ưu điểm:
Khi sử dụng nồi xửng hấp để nấu xôi thì hạt xôi có độ tơi không bị nát, nở mềm dẻo và dậy mùi thơm của gạo nếp. Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát, điều chỉnh được lượng hơi nước để giúp cho hạt xôi nở chín đều mà không bị khô cứng hoặc quá nhão.
Nhược điểm:
Cách nấu xôi bằng xửng hấp mất khá nhiều thời gian vào việc sơ chế nguyên liệu và công đoạn nấu xôi.
Lưu ý:
- Để xôi được dẻo và thơm ngon bạn nên chọn mua loại nếp ngon hạt căng mẩy và có vị ngọt tự nhiên.
- Nếp cái hoa vàng hoặc nếp nàng hương là sự lựa chọn tốt nhất.
- Tránh mua những hạt nếp đã bị nát, gãy hoặc đã lên nấm mốc bất thường.
- Bạn nên chọn đậu xanh tróc vỏ có màu vàng tươi, sáng bóng, chắc mẩy.
- Không nên chọn những hạt bề mặt không bị sâu mọt hoặc lấm chấm đen bị hôi và nấm mốc.
- Bạn trộn một ít muối vào gạo nếp và đậu xanh trước lúc nấu để khi ăn xôi có mùi vị đậm đà hơn.
Cách làm chả giò chay
Chả giò chay là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng rằm tháng 7. Chả giò chay được làm từ các nguyên liệu thuần chay, mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả gia đình. Đồng thời chả giò chay cũng là nguyên liệu góp phần tạo nên một số món ăn chay khác như: bún chay, canh chua chay,…
Bài viết xin hướng dẫn cho bạn cách làm món chả giò chay chỉ với các nguyên liệu quen thuộc dễ tìm sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
Khẩu phần ăn dành cho 4 người
- Tàu hũ ky tươi: 200g
- Lá chuối: 2 lá
- Hành tím: 3 củ
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Tiêu xay: 1 thìa cà phê
- Đường: 2 thìa cà phê
- Hạt nêm: 3 thìa cà phê
Sơ chế nguyên liệu
Tàu hũ ky rửa sạch với nước rồi cắt khúc khoảng 5 cm. Sau đó luộc tàu hũ ky khoảng 3 phút rồi vớt ra vắt cho thật ráo nước.
Lá chuối rửa sạch hai mặt, để ráo rồi lau thật khô.
Hành tím lột vỏ rửa sạch rồi cắt lát.
Chế biến
Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho hành tím vào phi thơm. Khi hành tím đã vàng thì bạn vớt hành ra và chỉ giữ lấy phần dầu.
Bước 2: Bạn xé tàu hũ ky thành sợi nhỏ và ướp cùng 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu sọ, dầu ăn đã phi ở trên rồi trộn đều cho tàu hũ ky thấm đều gia vị. Bạn ướp tàu hũ ky trong vòng 15 phút.
Bước 3: Cho tàu hũ ky đã ướp vào một góc của lá chuối. Sau đó, cuộn tròn lại và bẻ gập kín 2 đầu rồi dùng dây buộc lại cho thật chặt. Buộc càng chặt thì chả sẽ càng dai ngon.
Bước 4: Bắc nồi lên bếp cho ⅓ lượng nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi, cho chả vào hấp trong vòng 40 phút. Sau đó bạn tắt bếp và để yên chả trong nồi đến khi chả nguội hẳn mới lấy ra, cách làm như vậy sẽ giúp chả có độ dai hơn.
Thành phẩm
Chả giò chay dai dai giòn giòn dễ thực hiện cùng các nguyên liệu lành tính chắc chắn sẽ khiến cho bữa cơm nhà bạn thêm hấp dẫn. Để cho món chả giò chay được đậm đà thơm ngon bạn có thể chấm kèm muối tiêu, tương ớt,…
Cách làm nộm rau củ thập cẩm chay
Bạn có thể bổ sung món nộm rau củ thập cẩm chay vào thực đơn các món chay cúng rằm tháng 7. Đây là một trong các món chay dễ làm để cúng giỗ mà bạn có thể tham khảo. Món nộm chay thập cẩm có vị chua từ chanh, cay từ ớt và vị ngọt thanh tự nhiên từ các loại rau củ sẽ khiến cho bạn một khi ăn là nhớ mãi.
Cách làm món nộm này vô cùng đơn giản bạn có thể chế biến ngay tại nhà với các bước sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khẩu phần ăn dành cho 4 người
- Dưa leo: 1 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Đu đủ: 200g
- Giò chay: 100g
- Xoài: ½ quả
- Chanh: 1 quả
- Đậu phộng rang: 200g
- Rau húng lủi: 50g
- Nước mắm chay: 2 muỗng canh
- Ớt: 2 quả
- Đường: 3 muỗng canh
Sơ chế nguyên liệu
Dưa leo, cà rốt, đu đủ, xoài gọt vỏ rửa sạch cắt sợi để ráo. Rau thơm cắt nhỏ. Giò chay cắt sợi nhỏ. Ớt rửa sạch băm nhỏ.
Chế biến
Bước 1: Làm nước mắm chay để trộn gỏi. Bạn cho 2 muỗng canh nước mắm chay vào chén và khuấy đều với các nguyên liệu ớt, chanh đường, bột ngọt.
Bước 2. Bạn cho tất cả các nguyên liệu như: Dưa leo, cà rốt, đu đủ, xoài, giò chay vào tô lớn. Tiếp theo bạn cho nước mắm chay đã làm sẵn vào tô trộn cùng cho đến khi nguyên liệu thấm đều gia vị.
Bước 3: Để dậy lên được mùi thơm của gỏi bạn cho rau thơm vào tô và trộn đều với các nguyên liệu thêm một lần nữa. Rắc thêm đậu phộng rang lên trên cùng.
Thành phẩm
Món nộm rau củ chay thập cẩm một trong các món ăn chay cúng rằm tháng 7 được yêu thích nhất. Món ăn thanh đạm được trang trí đẹp mắt, có vị chua chua ngọt ngọt không kém gì các món mặn truyền thống. Món nộm rau củ chay thập cẩm là sự kết hợp của các nguyên liệu tươi mát như: đu đủ, cà rốt, dưa leo, … tạo nên màu sắc sặc sỡ hấp dẫn người thưởng thức.
Cách làm nem rán chay
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên nấu món gì để cúng rằm tháng 7 thì nem rán chay cũng là một gợi ý tối ưu dành cho bạn. Món này không chỉ ngon và lạ miệng mà cách làm cũng tương đối đơn giản, không quá cầu kỳ.
Món nem rán chay là sự kết hợp của đậu xanh với rau củ cực kỳ dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe. Với lớp vỏ giòn rụm hòa quyện cùng vị béo bùi của nhân đậu và tương ớt cay cay đã tạo nên món chả giò chay thơm ngon, hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo cách làm món nem rán chay với các bước sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Miến dong: 1 bó nhỏ
- Bánh đa nem: 20 cái
- Cà rốt: 1 củ
- Nấm mộc nhĩ: 100g
- Khoai môn: 1 củ
- Khoai lang: 1 củ
- Ớt tỏi
- Giá đỗ, rau thơm ăn kèm
- Hạt nêm chay: 2 thìa cà phê
- Nước tương: 2 thìa cà phê
- Tiêu: 1 thìa cà phê
- Dầu ăn: 200ml
Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt, khoai môn, khoai lang gọt vỏ rửa sạch cắt sợi để ráo. Rau thơm cắt nhỏ. Nấm mộc nhĩ ngâm nước ấm cho đến khi nấm mềm thì cắt gốc rửa sạch và cắt sợi nhỏ. Miến ngâm nước, cắt nhỏ. Ớt tỏi rửa sạch băm nhỏ.
Chế biến
Bước 1: Trộn tất cả các nguyên liệu vào tô lớn, nêm các gia vị rồi đảo đều.
Bước 2: Trải bánh đa nem ra, đặt các nguyên liệu vào giữa rồi cuộn tròn, chặt tay.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào chảo đun sôi. Khi dầu sôi lăn tăn bạn cho nem vào rán cho đến khi chín vàng đều hai mặt. Sau đó vớt ra để ráo.
Bước 4: Pha nước chấm có tỏi, ớt băm với một chút chanh hoặc dấm.
Thành phẩm
Nem rán chay sau khi chế biến xong bạn cho lên đĩa bày trí sao cho đẹp mắt. Nem rán chay có vị ngọt tự nhiên từ rau củ quả và độ giòn ngon của bánh đa. Đây cũng là một món ăn thanh đạm rất thích hợp làm món chay cúng rằm tháng 7. Món ăn sẽ càng thơm ngon và đậm vị khi bạn ăn kèm với rau thơm và nước chấm ớt tỏi chanh.
Có thể nói, để làm các món chay cúng rằm tháng 7 không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Đôi khi việc làm mâm cỗ không cần chuẩn bị những món cầu kỳ. Thay vào đó, các bạn có thể làm những các món chay cúng đơn giản nhưng vẫn thể hiện lòng thành tâm đối với ông bà tổ tiên.
Do đó, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết này để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về các món chay được yêu thích nhất và hướng dẫn cho bạn cách làm các món chay cúng rằm tháng 7 thơm ngon đậm đà đơn giản ngay tại nhà.
Chúc các bạn thành công ngay từ lần đầu tiên thực hiện với cách làm các món chay cúng rằm tháng 7 này nhé! Nếu không có thời gian tổ chức nấu các món chay đãi khách thì hãy liên hệ dịch vụ nấu tiệc chay tại nhà Naifood ngay nha.
Các bài viết liên quan:
Hướng dẫn cách nấu các món chay thông dụng đơn giản dể làm tại nhà
Tóp các món chay đám giỗ ngon hấp dẫn bạn nên tham khảo ngay
5/5 – (16 bình chọn)