Góc Giải Đáp: Học Nghề Đầu Bếp Cần Những Gì?

Học nghề đầu bếp nên bắt đầu từ đâu? Học nghề đầu bếp cần những gì? Học có khó không? Bất cứ ai khi đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề cũng đều tự đặt ra những câu hỏi trên và cần người giải đáp tất cả một cách thỏa đáng. Nếu bạn quan tâm đến nghề bếp nhưng còn đang đắn đo suy nghĩ mình có phù hợp với nghề hay không, hãy cùng đi tìm lời đáp nhé.

học đầu bếp cần những gì
Nhiều người đam mê ẩm thực thắc mắc học đầu bếp cần những gì?

Phù hợp với cả những người chưa có kiến thức về ẩm thực

Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, quan niệm về học nghề của người dân Việt Nam cũng dần thay đổi. Đại học không còn là cánh cửa duy nhất giúp các bạn trẻ gặt hái thành công trong tương lai. Mặt khác, học nghề không cần thi tuyển đầu vào, “dễ thở” hơn rất nhiều so với cánh cổng vào đại học và cao đẳng. Với mục tiêu đào tạo 100% học viên vững tay nghề sau khi tốt nghiệp, các trung tâm dạy nấu ăn đều xây dựng một lộ trình học tập bài bản dành cho học viên mới bắt đầu học nghề, trong đó có nghề bếp.

Hiểu rõ tâm trạng bối rối của những người mới bắt đầu tìm hiểu về nghề đầu bếp, trong mỗi khóa học luôn có bài học riêng về tổng quan ngành bếp, cách sử dụng dao – chảo – thớt, các phương pháp chế biến món ăn cơ bản và tổng quan về nền ẩm thực mà bạn lựa chọn. Nhờ vào đó, các bạn có thể vững tin tiếp tục học nâng cao và chuyên sâu về chế biến từng món ăn theo tiêu chuẩn riêng. Vì thế, các bạn chưa hề tiếp xúc với nghề bếp và cũng như chưa có kinh nghiệm và kỹ năng nấu ăn vẫn có thể theo học nghề này để phát triển tương lai.

Yêu cầu của nghề đầu bếp

Thế nhưng để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần nỗ lực không ngừng nghỉ trang bị và phát triển một số kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu của nghề đầu bếp cần thiết như:

Giữ dao sắc bén

Trong khu vực sơ chế thức ăn của các nhà hàng, khách sạn, bộ dao luôn được chuẩn bị và bảo quản rất kĩ càng. Bảo quản dao tốt cần phải đảm bảo một số nguyên tắc như: Mỗi loại nguyên liệu sử dụng những loại dao khác nhau; Cẩn trọng khi thực hiện mài dao; Chọn thớt phù hợp với mỗi loại dao mà bạn có ý định sử dụng; Không rửa dao bằng máy rửa chén.

Giữ cho khu vực bếp luôn sạch sẽ

Trước khi nấu nướng, đầu bếp luôn sắp xếp các nguyên liệu, công – dụng cụ một cách ngăn nắp, dễ quan sát. Đối với những gian bếp lớn, đầu bếp còn đánh dấu hoặc dán nhãn để thuận tiện trong việc sử dụng khi cần thiết. Trong suốt quá trình thực hiện món ăn, những nguyên liệu dư thừa luôn được dọn dẹp gọn gàng là yêu cầu đối với đầu bếp chuyên nghiệp.

Luyện tập khả năng nêm nếm

Nhận biết và điều chỉnh gia vị là một kỹ năng vô cùng quan trọng và đặc trưng của người đầu bếp. Có những đầu bếp bẩm sinh đã rất nhạy cảm với mùi vị, cũng có người phải tập luyện để có khả năng nhận biết và nêm nếm tốt. Theo khoa học giác quan, đầu bếp rèn luyện nâng cao độ nhạy của các giác quan bằng cách tập nếm 5 – 10 hương và vị một ngày, số lượng này sẽ được gia tăng theo từng ngày.

Học cách lắng nghe

Dù bạn đang làm vị trí nào trong khu vực bếp cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên, nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn. Là một đầu bếp, bạn cũng nên học cách lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng. Lắng nghe để thay đổi theo hướng tích cực là một trong những yếu tố để trở thành đầu bếp giỏi.

Không ngừng nâng cao kiến thức ẩm thực

Ẩm thực là một thế giới phong phú và luôn có sự biến đổi, từ những kiến thức về ẩm thực truyền thống đến hiện đại, từ địa phương nhỏ đến nhiều đất nước rộng lớn hơn. Áp dụng những kiến thức này, đầu bếp sẽ biết cách kết hợp, sáng tạo, biến hóa món ăn cho đa dạng hơn, cũng như am hiểu về khẩu vị của từng đối tượng thực khách. Vì vậy, đầu bếp cần ý thức được việc cần nâng cao kiến thức ẩm thực.

Không ngừng nâng cao kiến thức ẩm thực
Trở thành đầu bếp giỏi là cả sự cố gắng không ngừng nghỉ trong suốt quá trình lâu dài

Đa dạng lựa chọn cho các bạn trẻ học nghề bếp

Thực tế cho thấy có tới 95% thành công của đầu bếp đến từ sự nỗ lực, chăm chỉ học hỏi. Vì thế, dù xuất phát từ đâu, chỉ cần quyết tâm và được đào tạo đúng hướng, bạn sẽ đạt được ước mơ. Chính vì vậy, lựa chọn được trung tâm đào tạo chất lượng, uy tín để học tập và rèn luyện những yếu tố để trở thành đầu bếp từng ngày là điều vô cùng quan trọng.

Chương trình đào tạo của đa số các trung tâm đào tạo nghề đầu bếp đều tập trung vào hướng dẫn và rèn luyện tay nghề cho học viên về các kỹ thuật chế biến món ăn chuyên nghiệp, phương pháp chế biến món ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng, các kỹ năng mà một đầu bếp cần có. Bên cạnh đó, các kỹ năng về quản lý bếp và kinh doanh ẩm thực cũng được lồng ghép vào suốt lộ trình học tập.

Hiện nay, Bếp Trưởng Á Âu – đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nhà hàng – Khách sạn, Ẩm thực và Du lịch có chương trình đào tạo đa dạng thu hút học viên, bao gồm:

  • Nghiệp vụ Bếp trưởng
  • Nghiệp vụ Bếp trưởng Bếp Âu
  • Nghiệp vụ Bếp trưởng Bếp Việt
  • Nghiệp vụ Bếp trưởng Bếp Nhật
  • Nghiệp vụ Bếp trưởng Bếp Á
  • Nghiệp vụ Bếp chay…

Tại đây, bạn sẽ học trong môi trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại. Trong vòng 3 – 6 tháng cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn sẽ nâng cao kiến thức, hoàn thiện kỹ năng tự tin xin việc phù hợp với mức lương lý tưởng. Không dừng lại ở đó, sau khi hoàn thành đầy đủ các cấp độ của một chương trình đào tạo, học viên sẽ nhận được chứng nhận của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp có giá trị trên toàn quốc.

Nếu tự nhận thấy bản thân có những dấu hiệu đáp ứng hoặc có thể nỗ lực chinh phục những yêu cầu của nghề đầu bếp, bạn đừng ngần ngại tham gia lớp học nấu ăn tại Bếp Trưởng Á Âu để thực hiện hóa ước mơ.

Hãy điền thông tin vào form bên dưới để nhận được sự tư vấn (miễn phí) cụ thể từ chúng tôi nhé.

Điểm: 4.45 (15 bình chọn)

Cảm ơn đã bình chọn!