Gỗ tự nhiên là gì? Cách phân loại, đặc điểm & ứng dụng
Gỗ luôn là một trong những vật liệu nội thất được nhiều khách hàng ưa chuộng. Các loại gỗ tự nhiên có giá trị, đem lại các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Mỗi loại gỗ sẽ mang tới nét độc đáo khác nhau. Song, về cơ bản các đặc tính của gỗ tự nhiên luôn có điểm tương tự. Bài viết sau đây, DYF sẽ đưa ra những thông tin chi tiết, giúp anh/chị hiểu hơn về đặc tính của loại vật liệu này.
1. Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên được khai thác trực tiếp từ rừng trồng hoặc nguyên sinh (cây ăn quả, lấy gỗ,..). Chúng được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải trải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác. Bởi vậy, các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên luôn có giá trị cao và không phải đối tượng khách hàng nào cũng đủ khả năng chi trả.
2. Phân loại gỗ tự nhiên
Có hàng trăm loại gỗ tự nhiên, nhưng không phải loại nào cũng được ứng dụng trong sản xuất nội thất. Bên cạnh đó, để tiện cho việc định giá, xử lý gỗ, người ta đã xếp chúng vào các nhóm gỗ khác nhau. DYF đã tổng hợp lại tất cả các thông tin này, giúp anh/chị dễ dàng nắm bắt.
>>>Tham khảo chi tiết các mẫu sofa cổ điển gỗ
2.1. Các loại gỗ tự nhiên thông dụng
Nói tới đồ gỗ nội thất tự nhiên, chắc chắn anh/chị không thể bỏ qua các loại gỗ sau:
- Óc chó
- Chò chi
- Mun
- Trắc
- Sồi
- Gụ
- Hương
- Sưa
- Lim
- Tần bì
- Xoan đào
- Xà cừ
- V..v..
2.2. Phân loại
Dựa vào những đặc tính của gỗ tự nhiên mà ta có cách phân loại và xếp hạng các loại gỗ.
a. Phân loại dựa vào mức độ quý hiếm
- Nhóm cây lấy gỗ quý hiếm
Gỗ tự nhiên quý hiếm bởi chúng khó trồng, có giá trị kinh tế cao. Những cây thuộc nhóm này đều khó trồng và có tốc độ sinh trưởng chậm. Nhóm cây mang nhiều đặc tính nổi bật và có giá trị cao nên nhiều người bất chấp khai thác bừa bãi khiến nhóm cây này có nguy cơ tuyệt chủng. Các loại gỗ điển hình: Trầm hương, Cẩm Lai, Hồng Ngà,…
- Nhóm cây gỗ không quý hiếm
Nhóm cây này bao gồm những cây gỗ dễ trồng, có tốc dộ sinh trưởng cao nên giá trị kinh tế thấp. Những cây này thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nột thất. Các loại gỗ tự nhiên điển hình của nhóm: Xoan đào, Óc chó, Sồi,…
b. Xếp hạng các loại gỗ
- Nhóm I: Nhóm gỗ quí nổi tiếng trên thị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm như: Lát hoa, Cẩm lai, Gõ…
- Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao như: Đinh, Lim, Nghiến, Táu, Sến…
- Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền cao, độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cao như: Sao đen, Chò chỉ, Huỷnh…
- Nhóm IV: Nhóm gỗ có màu tự nhiên, thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến như: Gội, Mỡ, Re…
- Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc như: Sồi Dẻ, Trám, Thông…
- Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, dễ chế biến như: Rồng rồng, Kháo, Chẹo…
- Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt thấp như: Côm, Sổ, Ngát, Vạng…
- Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao như: Sung, Côi, Ba bét, Ba soi…
c. Phân loại dựa vào tỷ trọng
Tỷ trọng của gỗ được đo khi độ ẩm của gỗ ở 15%. Tỷ trọng càng nặng, tính cơ lý của gỗ càng cao. Hiện nay, tỷ trọng của gỗ được chia làm 6 bậc:
- Gỗ thật nặng: 0.95 ~ 1.4
- Gỗ nặng: 0.8 ~ 0.95
- Gỗ nặng trung bình: 0.65 ~ 0.8
- Gỗ nhẹ: 0.5 ~ 0.65
- Gỗ thật nhẹ: 0.2 ~ 0.5
- Gỗ thật nhẹ: 0.04 ~ 0.2
3. Đặc điểm gỗ tự nhiên
Các loại gỗ tự nhiên vẫn luôn có được sự yêu thích của rất nhiều khách hàng. Vậy chúng có gì nổi trội hơn các chất liệu nội thất thông thường?
3.1. Màu sắc & vân gỗ
Tổng hợp các loại gỗ khác nhau cho ta một bảng màu sắc và hình dạng vân gỗ cực kỳ phong phú, đa dạng. Ngay cả trong cùng một loài, ởcác vị trí địa lý, điều kiện sinh trưởng khác nhau mà màu gỗ và vân của chúng cũng có sự khác biệt đáng kể. Đây là món quà thiên nhiên ưu ái, mang tới những giá trị thẩm mỹ cao cho sản phẩm nội thất.
3.2. Tính dẻo & liên kết chắc chắn
Tom gỗ kết hợp nước & xơ thân, sau khi tẩm sấy (công đoạn quan trọng nhất) giúp các thớ gỗ ổn định, liên kết với nhau tạo nên thế giằng. Các loại gỗ tự nhiên khi được biến đổi tính chất sinh học như vậy sẽ trở thành khô cứng, dẻo dai, và chịu mọi sự va đập uốn nắn trong việc tạo hình sau này.
3.3. Tính dãn nở
Một đặc tính nổi bật của gỗ tự nhiên là giãn nở khi sử dụng lâu hay ở điều kiện thời tiết thay đổi. Vì vậy nên khi sản xuất các sản phẩm từ gỗ tự nhiên các nhà sản xuất thường tạo nhưng khe hở cho gỗ dãn nở, tránh nứt hay cong vênh. Một số phương pháp tránh hư hỏng nội thất do sự giãn nở của gỗ:
- Cánh đục lỗ
- Cánh soi
- Cánh nan chớp
- v..v..
4. Ưu – nhược điểm của gỗ tự nhiên
Nắm rõ các đặc tính, hiểu tường tận về ưu – nhược điểm của gỗ trước khi lựa chọn sử dụng là một phương án thông minh. Bởi có như vậy, anh/chị mới có thể đưa ra các giải pháp xử lý, chọn được loại vật liệu thích hợp.
4.1. Ưu điểm
- Giá trị thẩm mỹ cao
Gỗ tự nhiên luôn được đánh giá cao hơn gỗ công nghiệp không phải “tự dựng”. Chúng có màu sắc và đường vân cực kì độc đáo và phong phú. Vân gỗ cũng giống như vân tay, chúng hoàn toàn khác biệt. Anh/chị không thể tìm thấy hai loại vân gỗ hoàn toàn giống nhau. Đây là điểm đặc biệt, khiến giá trị của sản phẩm nội thất tự nhiên cao hơn rất nhiều so với các loại vật liệu khác.
- Tuổi thọ cao, độ bền & khả năng tạo hình tốt
Các loại gỗ tự nhiên có liên kết chắc chắn, cấu trúc vững chắc nên mức độ chịu va đập cao. Hơn nữa còn có những loại gỗ tăng giá trị khi sử dụng như cẩm lai, giáng hương,.. Nhờ có độ dẻo dai cao và liên kết bền vững mà gỗ tự nhiên có thể chịu được va đập mạnh, dễ uốn nắn tạo hình.
- Khả năng chịu nước cao
Trước khi đưa vào sử dụng nội thất thì gỗ tự nhiên đã trải qua các giai đoạn xử lí nghiêm ngặt. Chúng được tẩm sấy với công nghệ hiện đại giúp tính liên kết của gỗ cao hơn, khả năng chịu nước và ẩm cũng tốt hơn.
- Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế
Gỗ tự nhiên có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu phong cách khác nhau: cổ điển, hiện đại, đơn giản, sang trọng, ấm cúng,…
4.2. Nhược điểm của gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên do nhiều người khai thác bừa bãi nên càng ngày trở nên quý hiếm. Các nguyên liệu gỗ tự nhiên hiện nay của nước ta thường nhập khẩu từ nước ngoài rất nhiều.
Với đặc tính dãn nở, nếu không có kinh nghệm và phương pháp xử lý thì gỗ tự nhiên rất dễ bị cong vênh, co ngót.
- Khó khăn trong việc sản xuất hàng loạt
Các loại gỗ tự nhiên rất khó tìm. Để làm ra thành phẩm cuối cùng phải qua nhiều giai đoạn thủ công. Đây là hai nguyên nhân khiến việc sản xuất đại trà sản phẩm gỗ tự nhiên khó khăn hơn nhiều so với gỗ công nghiệp.
>>>Đọc thêm: kinh nghiệm thiết kế nội thất biệt thự cổ điển
5. Ứng dụng của gỗ tự nhiên
Mang trong mình rất nhiều những ưu điểm nổi bật nên gỗ tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất hay dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, làm tàu, ghe, sàn nhà, tường,…
Vậy là anh/chị vừa xem xong bài viết tổng hợp kiến thức về gỗ tự nhiên. Hy vọng với những thông tin này, anh/chị sẽ hiểu hơn đăc tính, ứng dụng của các loại gỗ tự nhiên trong sản xuất nội thất.