Gỗ tự nhiên là gì? 20 loại gỗ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay
Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là gỗ khai thác từ rừng nguyên sinh, rừng trồng, cây gỗ trồng từ nhà dân, bên đường, công viên… được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến, nhưng không làm biến đổi công năng, tính chất ban đầu của gỗ. Gỗ ghép thanh hay gỗ veneer mặc dù sử dụng gỗ tự nhiên làm nguyên liệu, nhưng không còn được gọi là gỗ tự nhiên nữa mà lại đã trở thành gỗ công nghiệp. Vậy gỗ tự nhiên là gì và hiểu thế nào cho đúng về gỗ tự nhiên? Hãy cùng xem chi tiết bài viết dưới đây nhe.
Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên là gỗ khai thác từ rừng nguyên sinh, rừng trồng, cây gỗ trồng từ nhà dân, cây trồng bên đường, công viên, nhập khẩu… Bao gồm phần gỗ lấy từ thân cây, cành cây, gốc, rễ, nu, sừng và các bộ phận của cây có thể lấy gỗ. Được khai thách và sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến, sơn phủ, tạo hình…nhưng không làm biến đổi công năng, tính chất ban đầu. Gỗ tự nhiên có một số hình thái chính như: gỗ tròn, gỗ xẻ hộp, xẻ thanh, xẻ tấm, gỗ vụn, trạm khắc, đục đẽo, tạo hình,…
Nếu gỗ đã bị chế biến, làm thay đổi công năng, tính chất… sẽ trở thành các vật liệu khác, không còn được gọi là gỗ tự nhiên nữa. Ví dụ như gỗ ghép thanh, là gỗ dạng tấm được tạo ra bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ lại nhờ chất keo và ép thủy lực… Khi đó ta gọi đó là gỗ ghép thanh – một loại gỗ công nghiệp. Mặc dù chất gỗ và bề mặt vẫn là gỗ tự nhiên. Một vị dụ khác, gỗ keo tự nhiên được xay vụn ra và trộn chất keo dính đặc biệt để làm gỗ MDF, HDF…thì khi đó cũng không còn là gỗ tự nhiên nữa. Gỗ sồi tự nhiên được bóc lạng để làm gỗ Veneer, khi đó cũng trở thành gỗ công nghiệp veneer sồi…
Tại Việt Nam hiện có khoảng 354 loại cây tự nhiên cho gỗ đã được phát hiện, ghi nhận và phân làm 8 nhóm. (Xem chi tiết tại: bảng phân loại nhóm gỗ). Trong đó có cả những loại gỗ tốt và gỗ tạp, được ứng dụng vào nhiều mục đích đa dạng như: làm nội thất đồ gỗ, xây dựng nhà cửa công trình, các vật dụng bằng gỗ, làm củi, chiết xuất lấy tinh dầu, dược liệu, xay làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu sản xuất gỗ công nghiệp…
Từ xưa các cụ ta đã ứng dụng rất phổ biến gỗ tự nhiên vào đời sống như làm nhà cửa, đóng đồ, nông cụ… Những món đồ như “sập gụ tủ chè” hay nhà cửa bàn ghế làm bằng “Đinh – Lim – Sến – Táu…” đã trở thành huyền thoại, thể hiện sự giàu có và niềm tự hào. Đó là những loại gỗ quý khai thác từ rừng nguyên sinh, xưa có nhiều nhưng hiện đã cạn kiệt và trở thành quý hiếm. Thay vào đó, các loại gỗ rừng trồng như Xoan đào, Sồi, Tần bì, Cao su, Thông, Óc chó…đang là những loại gỗ tự nhiên được sự dụng phổ biến nhất hiện nay.
Gỗ tự nhiên là gì?
Ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên?
– Các ưu điểm chính
+ Nét đẹp “tự nhiên”: dù gỗ công nghiệp có muôn màu sắc và kiểu vân thì đó cũng chỉ là “bắt chước, phỏng theo”. Gỗ tự nhiên là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng, mỗi cây lại có màu gỗ, thớ gỗ, vân gỗ, mùi, tinh dầu,…rất riêng biệt, chẳng gỗ nào giống gỗ nào cả – như chính con người chúng ta vậy. Đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên do đó cho cảm giác ấm cúng, sang trọng mà lại gần gũi thiên nhiên và tốt cho sức khỏe.
+ Bền và thậm chí Cực bền: Những bộ bàn ghế sập tủ làm từ gỗ Mun, Hương, Đinh, Lim, Gụ, Nghiến…cả chục, trăm năm nay vẫn cực chắc chắn, thậm chí còn bóng đẹp hơn theo thời gian, quý như đồ cổ… Tuy nhiên không phải gỗ tự nhiên nào cũng bền như vậy, với đồ nội thất làm từ gỗ phổ thông giá rẻ (như xoan ta, keo, thông,…) thì độ bền chỉ khoảng 10 năm tùy lúc chế biến, sử dụng, bảo quản…
+ Chắc chắn, dùng rất an tâm: Đồ nội thất, nhà, cửa, cầu thang…làm từ gỗ tự nhiên rất chắc chắn. Các đồ rời có thể di chuyển nhiều lần mà không lo hỏng hóc, kết cấu vẫn vững chắc. Với đồ gỗ công nghiệp thì không được như vậy.
+ Khả năng chế tác: gỗ tự nhiên (nhất là các loại gỗ quý) có tính liên kết cao, cấu trúc chắc chắn.. có thể chạm trổ được các hoa văn họa tiết tinh xảo. Các loại gỗ cấp thấp thì mềm dẻo, dễ uốn cong tạo hình…làm được các chi tiết cầu kỳ mỹ thuật.
+ Giá trị tăng thêm: nhiều loại gỗ tự nhiên còn có tinh dầu thơm như nước hoa (Trầm Hương); có khả năng đuổi muỗi, côn trùng (Xá xị, Pơ mu); một số gỗ có ý nghĩa phong thủy/trừ tà (Hoàng Đàn, Xá xị); làm nguyên liệu tạo thuốc chữa bệnh… và nhiều giá trị tuyệt vời khác.
Không gian nội thất phòng khách làm từ gỗ tự nhiên đẹp, ấm cúng, sang trọng…
– Nhược điểm
+ Khan hiếm: Rất nhiều loại gỗ quý nhóm I, II đã được đưa vào danh sách cấm khai thác tại Việt Nam để bảo vệ, dù thực tế các cây gỗ này tồn tại trong tự nhiên cũng không con nhiều. Vì quý và nhiều công dụng nên có thời gian bị khai thác tận diện, thêm nữa là, gỗ quý tự nhiên thường sinh trưởng chậm, khó tái sinh khôi phục. Đôi khi chúng ta hạn chế dùng đồ nội thất gỗ quý-hiếm, tăng dùng gỗ rừng trồng và gỗ công nghiệp cũng là cách để bảo vệ thiên nhiên.
+ Đắt đỏ: vì quý nên giá đắt cũng dễ hiểu. Ngay cả các loại gỗ tự nhiên rừng trồng cũng có giá cao hơn nhiều so với gỗ công nghiệp.
+ Khả năng chống cong vênh, co ngót, mối mọt: Những loại gỗ tự nhiên cấp thấp đều thường dễ bị mối mọt, cong vênh, co ngót…đòi hỏi việc khai thác, chế biến gỗ, lên đồ nội thất phải xử lý kỹ lưỡng.
Các ứng dụng chính của gỗ tự nhiên
Tùy vào cây gỗ và chất gỗ mà có những ứng dụng khác nhau trong đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng chính:
– Làm gỗ xây dựng
Trước kia gỗ được sử dụng rất nhiều để làm nhà cửa: từ cột, kèo, hoành, xà, ốp vách, cầu thang, cửa, cổng…đều được làm từ gỗ tự nhiên. Trong đó gỗ Lim, Nghiến, Đinh, Bạch đàn, xoan…được sử dụng chính. Ngày nay nguồn gỗ ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, xây dựng nhà cửa chuyển sang sử dụng các vật liệu thay thế vĩnh cửu khác như bê tông cốt thép. Những ngôi nhà gỗ chỉ còn ở các vùng miền núi, các ngôi nhà cổ, nhà giả cổ.
Ngoài ra gỗ tự nhiên còn được ứng dụng nhiều trong xây dựng đình chùa, làm cửa-cổng-cầu thang-ván sàn-ốp tường, làm tà vẹt đường tàu, cột chống hầm mỏ, cầu gỗ, cốp pha xây dựng…
– Làm đồ nội thất
Ứng dụng nổi bật nhất của gỗ tự nhiên từ xưa đến nay là dùng để đóng đồ nội thất. Chỉ khác là xưa thì dùng nhiều các loại gỗ quý hiếm, còn ngày nay thì dùng nhiều các loại gỗ phổ thông rừng trồng.
- Trước kia, các cụ nhà ta thường sử dụng các loại gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Táu, Gụ, Hương, Gõ, Mun,…để làm sập, tủ chè, trường kỷ, chạm khắc khoành phi câu đối, bàn thờ tủ thờ, giường ngủ… Các gia đình nghèo không có điều kiện thì sử dụng gỗ giá rẻ hơn như xoan, bạch đàn, phi lao, xà cừ,…làm bàn ghế.
- Ngày nay khi các loại gỗ tự nhiên quý ngày càng khan hiếm, được đưa vào diện cấm khai thác, giá thành đắt đỏ… thì các loại gỗ tự nhiên rừng trồng được sử dụng thay thế. Trong đó một số loại gỗ được dùng nhiều nhất để đóng đồ nội thất hiện đại phải kể tới như: Xoàn đào, Sồi, Tần bì, Óc chó, Thông, Cao su, Keo,…
Hình ảnh Bộ bàn ghế sofa gỗ tự nhiên hiện đại kết hợp nệm mút
– Làm đồ thủ công, mỹ nghệ, công cụ dụng cụ, vật dụng trang trí…
Ngày xưa gỗ tự nhiên được dùng nhiều làm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Như tay cầm của cuốc, cày, mai, thuổng, cán dao, thớt gỗ, báng súng, đóng thuyền, làm thùng ủ rượu quý, thùng đựng nước, loa thùng, đồng hồ quả chuông, tượng gỗ… Ngày nay đời sống phát triển, con người còn tận dụng vẻ đẹp của gỗ tự nhiên để làm các đồ mỹ nghệ và vật dụng trang trí như: tranh gỗ, vách ốp trang trí, hộp đựng giấy ăn, kệ trang trí gắn tường, thuyền gỗ phong thủy, chạm khắc các linh vật, vòng đeo tay…
– Chiết xuất dược liệu, tinh dầu
Một số loại gỗ tự nhiên có hương thơm và tinh dầu quý, thường được khai thác để lấy tinh dầu phục vụ cho ngành dược liệu, mỹ phẩm, sản xuất… Một số ví dụ như:
+ Gỗ chiết xuất tinh dầu nước hoa, mỹ phẩm, hương liệu, dược liệu như: Hoàng Đàn, Đàn hương, ngọc am, trầm hương, Gáo vàng, dẻ gai, cây khôi tía, cây trà hoa vàng, hồng rừng…
+ Gỗ cao su lấy mủ, gỗ thông lấy nhựa thông,…
– Làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu gỗ công nghiệp
Đây thường là các loại gỗ tạp có độ cứng và độ bền thấp, thời gian sinh trưởng nhanh, được trồng rừng với nguồn nguyên liệu dồi dào.
+ Một số loại gỗ được dùng nhiều làm nguyên liệu giấy, sản xuất bìa carton như: keo, thông, bạch đàn, vân sam, linh sam, dương, cây bulô, …
+ Các loại gỗ tạp, gỗ vụn, mùn cưa,…của gỗ tự nhiên cũng là nguồn nguyên liệu chủ đạo để làm ván gỗ công nghiệp, gỗ ghép thanh, gỗ veneer… Chúng thường đường xay nhỏ thành bột hoặt dăm, trộn với các loại keo và hóa chất rồi dùng máy ép tạo thành tấm gỗ công nghiệp. Một số gỗ có nét vân và màu sắc đẹp như sồi, thông, dổi, cao su, xoan đào…được bóc lạng mỏng làm mặt gỗ veneer…
– Làm củi đốt, chất đốt
– Các mục đích đa dạng khác.
So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được hình thành bằng cách sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với các phần của gỗ tự nhiên để làm ra tấm gỗ. Các phần của gỗ tự nhiên có thể là gỗ xay vụn, bột gỗ, mẩu gỗ, các thanh gỗ nhỏ, gỗ thừa, gỗ kém chất lượng, gỗ tạp không sử dụng được để đóng đồ, cũng có thể là lớp bóc lạng của cây gỗ tốt (làm bề mặt)… Dù sử dụng thành phần nguyên liệu là gỗ tự nhiên nhưng bản chất đã thay đổi và trở thành 1 vật liệu mới.
Gỗ công nghiệp thường có 2 thành phần chính là lớp bề mặt và cốt gỗ. Hiện gỗ công nghiệp có một số loại phổ biến như: ván dăm (plywood), ván MFC, ván ép (MDF, MDF kháng ẩm lõi xanh, HDF), ván PB (particle board), gỗ ghép thanh…
– Hình ảnh so sánh
Hình ảnh so sánh giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
– Bảng so sánh với 10 tiêu chí cụ thể
Tiêu chí so sánhGỗ tự nhiênGỗ công nghiệpNguyên liệuTừ các bộ phận của cây gỗ tự nhiên (thân cây, cành, gốc, rễ, nu, sừng..). Nguồn cung có hạn và ngày càng cạn kiệt.Làm tỗ tự nhiên vụn, thừa, xấu…+ hóa chất, keo. Nguồn cung là vô hạn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất số lượng lớnĐộ bềnĐa phần gỗ tự nhiên bền hơn, có tuổi thọ lên đến hàng chục năm nhiều loại bàn ghế bằng gỗ quý như Gụ, Đinh, Lim…độ bền có thể lên đến hàng trăm năm, càng dùng càng bóng đẹp và quýĐộ bền kém hơn, phổ biến là từ 5-10 năm. Nếu môi trường tốt, khô thoáng và dùng cẩn thận thì được dài hơn, từ 10-15 năm.Khả năng chịu nước, độ ẩmGỗ tự nhiên và các đồ nội thất, xây dựng…làm từ gỗ tự nhiên nhìn chung có khả năng chịu nước tốt. Nhất là khi gỗ nguyên liệu sấy chuẩn, sơn phủ kỹ càng.Gỗ công nghiệp và đồ làm từ gỗ công nghiệp không chịu được nước và độ ẩm, nhanh bị mục hỏng, cần môi trường khô thoáng. Hiện đã có một số loại gỗ công nghiệp chống ẩm tốt.Mối mọt, cong vênhMột số gỗ tự nhiên quý có thể chống được mối mọt, cong vênh. Còn đa phần đều bị ít nhiều. Gần như không bị mỗi mọt, do có hóa chất tẩm vào khi chế tạo. Cong vênh tùy theo độ ẩm không khí.Ứng dụngGỗ quý hay làm đồ mỹ nghệ cao cấp, tinh xảo cầu kỳ. Một số gỗ rừng trồng như sồi, xoan đào, tần bì,…ứng dụng làm đồ nội thất hiện đại.Chỉ ứng dụng vào sản xuất các đồ nội thất phong cách hiện đại. Không thể đục đẽo, chạm khảm, chế tác kiểu mỹ nghệ tinh xảo được.Chế biến, thi côngCầu kỳ phức tạp nhiều công đoạn. Cắt cây, xẻ gỗ, tẩm sấy, đục đẽo, cần thợ tay nghề cao, mỗi thanh mỗi tấm gỗ tự nhiên lại có 1 kích thước khác nhau…Gỗ công nghiệp có dạng quy chuẩn, tấm gỗ thường rộng 1m22 x 2m44, chế tác nhanh, dễ ứng dụng máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại, lắp đặt dễ dàng theo quy chuẩn, không cần thợ giỏi kiểu thủ công…Màu sắc, vân gỗGỗ tự nhiên có màu sắc và vân gỗ đặc thù. Nhưng về cơ bản là không đa dạngCực đa dạng màu sắc, vân gỗ…thích kiểu nào có kiểu đó, đáp ứng sở thích đa dạng.Tính chất vật lýDẻo dai, có liên kết chắc chắn, khả năng chịu lực nén – lực va đập tốt, dễ uốn dẻo tạo hình, chạm khắc…Nhìn chung kém hơn gỗ tự nhiênGiá thànhĐắt hơn. Nhiều loại gỗ tự nhiên quý hiếm có giá bán tiền triệu/kg, thậm chí tiền tỷ. Nhiều khi có tiền muốn mua cũng chẳng cóRẻ hơn rất nhiều, vì sử dụng nguyên liệu tạp, sản xuất quy mô công nghiệp. Dễ đáp ứng nhu cầu đại chúng, rẻ cũng có mà đắt cũng có.Giá trị tăng thêm từ LỘC TRỜINhiều loại gỗ tự nhiên có tinh dầu thơm như nước hoa, có loại mùi thơm cả vài chục năm không hết. Có gỗ tự nhiên có khả năng xua đuổi muỗi, công trùng. Có gỗ tự nhiên mang ý nghĩa tâm linh, phong thủy, trừ tà, chữa bệnh…Tất nhiên gỗ công nghiệp không có những giá trị gia tăng này rồi.Bảng so sánh giữ gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Gỗ tự nhiên rừng nguyên sinh và gỗ rừng trồng
“Rừng vàng biển bạc”, trong rừng có muôn loài cây đa dạng, những cây gỗ tự nhiên quý có giá trị cao như Gụ, Hương, Sến, Lim, Đinh, Chò, Mun… cũng là khai thác từ rừng nguyên sinh. Nhưng khai thác mãi rồi cũng hết, nguồn gỗ không còn nhiều, giá đẩy lên cao…không phải ai cũng tiếp cận được.
Khi đó bài toán trồng rừng lấy gỗ mới là căn cơ và thực tế hiện nay trở thành nguồn khai thác gỗ tự nhiên chính. Gỗ rừng trồng thường là cây ngắn ngày (khoảng vài năm – vài chục năm), cây sinh trưởng nhanh, thẳng đẹp, chất gỗ không quá tốt như gỗ rừng nguyên sinh nhưng bù lại giá thành rẻ, quy trình khai thác và chế biến đạt chuẩn…
Rừng nguyên sinh cây đa tầng, nhiều loại, ít cây thẳng… Rừng trồng thường chỉ 1 loại cây, đảm bảo tỷ lệ, cây gỗ thẳng đẹp…
Một số điểm khác biệt giữa gỗ tự nhiên khai thác từ rừng nguyên sinh và rừng trồng.
- Rừng nguyên sinh có cả cây gỗ quý, gỗ hiếm, gỗ tạp, dây leo…xen kẽ nhau, đa tầng tán, không theo khoảng cách, cây cong cây thẳng… Ngược lại, với rừng trồng thường là cây gỗ nhẹ, chất lượng trung bình, cây ngắn ngày (khai thác sau vài năm-vài chục năm), chỉ trồng 1 loại cây, theo tỷ lệ khoảng cách nên cây đón nắng đủ và thân thẳng đều…
- Gỗ tốt gỗ quý trong rừng nguyên sinh ngày càng khan hiếm, đa phần hiện bị cấm khai thác, nguồn nguyên liệu không còn nhiều mặc dù có nhập khẩu nhưng không thể đáp ứng nhu cầu ngày một cao. Ngược lại, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên khai thác từ rừng trồng rất dồi dào, hợp pháp, trồng-chăm sóc-khai thác theo quy trình chuẩn, dễ quản lý chất lượng gỗ…
Gỗ rừng nguyên sinh quý và thường đóng đồ nội thất mỹ nghệ truyền thống. Gỗ tự nhiên rừng trồng hợp đóng đồ nội thất hiện đại trẻ trung
- Đa phần các loại gỗ tự nhiên quý trong rừng nguyên sinh hiện chủ yếu làm đồ mỹ nghệ cao cấp, xây dựng…có giá thành cao không phải ai cũng mua được. Trong khi gỗ rừng trồng được ứng dụng phổ biến vào nội thất hiện đại, làm nguyên liệu giấy, sản xuất gỗ công nghiệp… Giá thành rẻ bình dân, đáp ứng được nhu cầu ở quy mô lớn, sản xuất công nghiệp…
Bảng phân loại nhóm gỗ tự nhiên
Theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, các loại gỗ tự nhiên được chia thành 8 nhóm, ngoài ra còn có 2 nhóm đặc biệt là IA và IIA – là những loại gỗ cấm khai thác. Tỉ trọng của gỗ là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm nào. Để xác định tỷ trọng của các loại gỗ và làm cơ sở so sánh xếp hạng thì các loại gỗ được đo lúc độ ẩm dưới 15%.
Gỗ Trắc thuộc dòng gỗ quý và chất lượng, có giá bán đắt đỏ và thường tính theo cân
Cụ thể:
10 Loại gỗ tự nhiên dùng nhiều để làm đồ gỗ mỹ nghệ
Nói đến đồ gỗ mỹ nghệ là nói đến các sản phẩm được chạm khắc hoa văn họa tiết cầu kỳ tinh xảo kiểu truyền thống. Như sập gụ tủ chè, hoành phi câu đối, trường kỷ, ban thờ… Tại Việt Nam hiện có rất nhiều làng nghề gỗ mỹ nghệ nổi tiếng làm mặt hàng này như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định), Vạn Điểm (Hà Nội)…cùng hàng ngàn xưởng mộc lớn nhỏ.
Đa phần đồ gỗ mỹ nghệ sử dụng gỗ tự nhiên quý, một số thuộc loại hiếm… Bởi vậy các mặt hàng này thường có giá cao, nhiều bộ sập, trường kỷ…có giá tới vài trăm triệu. Dưới đây là danh sách các loại gỗ tự nhiên hay được dùng nhất để làm đồ gỗ mỹ nghệ, được chúng tôi tổng hợp từ làng nghề Đồng Kỵ và La Xuyên.
10 loại gỗ tự nhiên dùng nhiều trong nội thất hiện đại
Khác với gõ mỹ nghệ truyền thống, đồ gỗ nội thất hiện đại lại thường sử dụng các loại gỗ tự nhiên phổ thông giá rẻ. Đa phần là gỗ rừng trồng với nguồn nguyên liệu dồi dào. Có thể kể tới như Sồi, Xoan đào, Óc chó, Thông, Cao su…
Đồ nội thất hiện đại để cao sự đơn giản, trẻ trung, ưa gam màu sáng, chú trọng đến sự thoải mái và tiện nghi… và giá thành cũng cần rẻ, có thể sản xuất số lượng lớn ở quy mô công nghiệp. Bởi vậy, những loại gỗ tự nhiên khai thác từ rừng trồng lại tỏ ra phù hợp và vì vậy được sử dụng nhiều.
Dưới đây là danh sách các loại gỗ tự nhiên dùng nhiều trong thiết kế sản xuất đồ nội thất hiện đại:
Nói đến gỗ quý và đắt thì phải nói đến các cây gỗ tự nhiên thuộc nhóm I và II. Nhiều loại được săn lùng và có giá bán đắt như vàng, như gỗ Sưa đỏ hay gỗ Trầm hương chẳng hạn. Những loại gỗ tên tuổi khác như Mun, Gụ, Trắc, Pơ Mu…cũng thường được bán bằng Cân (kg, ký), không chỉ cây to mà cành, rễ, gốc, miếng nhỏ..cũng rất có giá.
10 loại gỗ tự nhiên có giá đắt nhất Việt Nam dưới đây được TOPnoithat chọn lọc và khảo sát giá bán kỹ càng để giới thiệu quý vị tham khảo. Có nhiều yếu tố để chúng có giá bán đắt mà vẫn không nhiều có để mua, như: chất gỗ tốt đặc biệt, vân gỗ – màu gỗ đẹp, quý và hiếm nên nguồn cung tự nhiên không còn nhiều, thể hiện sự sang trọng quý phái, một số loại gỗ không tốt nhưng lại có tinh dầu quý, hương thơm đặc biệt…
Danh sách 10 loại gỗ tự nhiên quý hiếm và đắt nhất VN:
- Trầm Hương. Giá gỗ trầm hương hạng nhất dao động từ 2 tỷ/kg – 20 tỷ/kg…
- Gỗ Sưa đỏ, giá gỗ sưa đỏ loại 1 dao động khoảng 30 – 50 triệu/kg
- Hoàng Đàn: giá vài chục triệu một kilogam loại to, loại nhỏ tầm 1,5 – 3 triệu/kg
- Gỗ Xá Xị: vài chục triệu 1 mét khối, khoảng 150.000 – 300.000đ/kg tùy loại.
- Gỗ Trắc đen: khoảng 600-700 triệu/m3, giá bán theo cân khoảng 600.000 – 650.000 đ/kg
- Gỗ Mun: khoảng 30.000.000 – 70.000.000 đ/m3
- Gỗ Gụ: khoảng 25-60 tr/m3 tùy thời điểm và tùy loại
- Pơ-mu: khoảng 30 – 60 triệu/m3
- Gỗ Cẩm Lai: khoảng 40 – 60 triệu/m3
- Gỗ Cà te: khoảng 25 – 40 tr/m3
Xem chi tiết thông tin, đặc điểm, ứng dụng và giá bán từng loại gỗ trên tại: Top10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam
Hoặc quý vị có thể tham khảo: TOP 30 loại gỗ tự nhiên được dùng nhiều nhất hiện nay
Trên đây TOPnoithat đã giải thích khá rõ khái niệm gỗ tự nhiên là gì, các ưu nhược điểm chính. Cùng rất nhiều thông tin thú vị khác liên quan đến chủ đề này. Hy vọng chúng có ích với mục đích tìm kiếm của bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này!