Gỗ sưa là gì? Tác dụng – Tại sao gỗ sưa đỏ lại đắt? Giá 2022 | Thế giới sơn
Gỗ sưa là gì? Tại sao gỗ sưa đỏ lại đắt hay tò mò về giá trị tâm linh của gỗ sưa,… đừng bỏ qua bài viết này!
Từ trước đến nay, gỗ sưa luôn được nhắc đến là chất liệu cao cấp trong thi công nội thất. Giới chơi đồ gỗ ví gỗ sưa, đặc biệt là gỗ sưa đỏ như báu vật. Gỗ sưa đỏ là “khối vàng lộ thiên” bởi giá trị đắt đỏ lên đến cả trăm tỷ. Giá thành cao nhưng những món đồ nội thất từ gỗ sưa cũng thật sự xuất sắc. Nó không chỉ bền đẹp mà còn có tác dụng phong thủy, chữa một số bệnh nhất định.
Nếu bạn đang có ý định trang trí nội thất với những món đồ từ gỗ sưa, bài viết này là dành cho bạn! Cùng tìm hiểu gỗ sưa là gì và những thông tin hữu ích về loại gỗ quý hiếm này.
1. Gỗ sưa là gì?
Gỗ sưa có tên tiếng anh là Dalbergia Odorifera, ở Việt Nam thường được gọi là huỳnh đàn,gỗ huê hay trắc thối, là chất liệu gỗ tự nhiên được khai thác từ cây sưa – loài thực vật thân gỗ, nhóm họ Đậu. Gỗ sưa là loại gỗ quý và thuộc hàng siêu hiếm. Gỗ có chất lượng tốt, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp.
Đặc biệt, gỗ có hương thơm tự nhiên, thoáng nhẹ tựa như hương trầm. Nhờ những đặc điểm trên, loại gỗ này được đánh giá là chất liệu thượng hạng trong thiết kế thi công nội thất.
Gỗ sưa phân bổ ở đâu
Cây sưa phát triển mạnh trong điều kiện giàu ánh sáng, đất sâu, dày và có độ ẩm cao. Ở Việt Nam, cây gỗ sưa chủ yếu phân bố ở miền Bắc. Ngoài ra, một số nơi ở vùng Hải Nam, Trung Quốc cũng có loại cây này. Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng cây sưa còn rất ít. Một số còn sót lại rải rác ở các công viên, đình làng, miếu mạo.
2. Cách nhận biết gỗ sưa?
Cây sưa là cây gỗ nhỡ và rụng lá theo mùa, chiều cao trung bình từ 6-12m (cũng có thể cao tới 15m).Thân cây sưa dạng hợp trục và dáng phân tán, vỏ cây sưa có màu vàng nâu hay xám, thường nứt dọc.
Các cành non màu xanh, có lông mịn thưa.Lá thường mọc cách, lá dạng kép lông chim lẻ. Mỗi là kép có khoảng 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính. Lá chét có hình xoan thuôn với đầu nhọn hoặc có mũi nhọn. Mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng.
Hoa mọc ra từ nách lá cây sưa, thường sẽ xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa sưa là hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, với kích thước khoảng 7-9mm, có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào khoảng tháng 2-3.
Quả cây sưa dạng đậu hình trứng thuôn dài. Chiều dài chừng 5–7,5 cm. Chiều rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả có 1-2 hạt. Mỗi hạt có đường kính tầm 8-9mm. Quả khi chín thì không tự nứt.
Sưa là loài cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, và cần độ ẩm cao.
Cách 1: Nhận biết gỗ sưa bằng nước sôi
Làm sạch và dùng dao cắt 1 mẩu gỗ sưa thành những lát thật mỏng và cho vào 1 cốc nước sôi. Nếu trên bề mặt nước có hiện lên 1 lớp màng óng ánh màu hồng rất mỏng giống như lớp dầu bám vào thành bát, ngửi có mùi thơm nhẹ thì có thể khẳng định đó là gỗ xưa.
Cách 2: Nhận biết gỗ sưa qua mùi hương
Cách nhận biết gỗ sưa tốt nhất chính là việc nhận biết qua mùi hương. Với cách nhận biết này còn chính sác hơn cả việc quan sát bằng mắt. Nhưng với cách này chỉ có những người kinh nghiệm lâu năm mới nhận biết được. Cách nhận biết như sau, cạo sạch 1 lớp bụi bẩn bên ngoài cây gỗ ra. Lúc này sẽ thấy xuất hiện màu đỏ ngửi vào thớ gỗ.
Có nhiều trường hợp gỗ sưa bị mất mùi do bị ngâm nước quá lâu hoặc là bị vùi lấp trong rừng quá lâu. Khi lấy giấy giáp đánh lên không có mùi, đốt lên cũng không còn mùi thơm. Vì vậy để nhận biết được phải dựa vào những kinh nghiệm khác nữa. Tuy nhiên thì hợp này thông thường rất hiếm gặp.
Để nhận biết được gỗ sưa qua mùi hương thì người giám định phải có kinh nghiệm lâu năm. Trước tiên bạn cần cạo sạch lớp bụi bẩn bên ngoài gỗ sẽ thấy xuất hiện màu đỏ. Gỗ sưa có mùi thơm mát ngọt rất thích ngửi không giống như gỗ hương mùi rất sốc khó ngửi.
Gỗ sưa mùi thơm thoang thoảng làm bạn sẽ muốn ngủi mãi mùi rất sang trọng quý phái. Có thể ví nó giống như mùi thoang thoảng của một loại nước hoa cao cấp. Nếu như sống trong căn nhà toàn là gỗ sưa bạn sẽ không muốn đi đâu và chỉ muốn ở nhà để được tận hưởng mùi thơm của gỗ.
Cách 3: Nhận biết gỗ sưa qua mắt nhìn
Gỗ sưa đỏ có màu đỏ bã trầu. Vân gỗ sưa nổi lên từng lớp đặc trưng rất đẹp. Thớ gỗ vừa mịn vừa nhỏ có màu hồng đỏ, thi thoảng xen vào đó là thớ gỗ màu đen. Đối với dân gỗ sưa chuyên nghiệp thì nhìn qua đã biết. Và nhìn ảnh chụp rõ nét đã nhận ra đến 95% rùi không cần phải đốt hay ngửi gì cả.
Cách 4: Nhận biết gỗ sưa qua việc cân gỗ
Để nhận biết đâu là gỗ sưa, gỗ lim, gỗ dổi, gỗ xoan, gỗ hương qua việc cân gỗ. Gỗ sưa khô kiệt có tỉ trọng riêng hay khối lượng riêng khoảng 1000kg/m3. Sưa dây, sưa lào, trắc dây, gỗ trắc, các loại gỗ cẩm chỉ đều nặng hơn sưa và đều chìm nước.
Cách 5: Nhận biết gỗ sưa qua Quan sát khói tỏa khi đốt
Gỗ sưa khi đốt sẽ có mùi thơm, để lại tàn màu trắng ngà, rất mịn.
3. Gỗ sưa có mấy loại?
3.1 Gỗ sửa đỏ
Trong các loại gỗ sưa, gỗ sưa đỏ có giá trị cao hơn hẳn. Gỗ sưa đỏ nổi bật nhờ màu gỗ và hương thơm.
Gỗ sưa đỏ có màu đỏ, vàng, thỉnh thoảng đan xen thớ gỗ màu đen.
Gỗ có vân bốn mặt, đường vân gỗ đẹp, được mệnh danh là “đệ nhất vân”.
Khi đưa gỗ ra ánh sáng sẽ thấy óng ánh 7 màu, kiểu sắc cầu vồng rất đẹp.
Còn về mùi hương, mùi thơm gỗ sưa đỏ thoảng như hương trầm.
Là loại gỗ quý hiếm lại có giá trị thuộc hàng cao nhất trong các loại gỗ trên thị trường, cây gỗ sưa đỏ nằm trong nhóm 1A, cấm khai thác, mua bán vì mục đích thương mại.
3.2 Gỗ sửa vàng
Bên cạnh sưa đỏ và sưa trắng, ở Tam Kỳ – Quảng Nam có một loại cây cho hoa vàng, được người dân gọi là cây sưa vàng. Ngoài cái tên này, người dân miền Trung còn gọi nó với nhiều tên khác như cây giáng hương hay chính xác nhất là cây hương vườn. Cây sưa vàng này hoàn toàn không phải là cây sưa phố biến ở các tỉnh phía Bắc.
Cây sưa vàng thường được trồng làm cây bóng mát hoặc làm cảnh. Gỗ sưa vàng không có giá trị bằng gỗ sưa đỏ và sưa trắng.
3.3 Gỗ sưa đen
Sưa đen thuộc nhóm gỗ sưa có giá trị khá cao đối với thị trường. Người ta phân biệt gỗ sưa đen với gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng nhờ mùi hương, thớ và vân.
Gỗ sưa đen có mùi thơm dễ chịu, càng dùng lâu càng thơm. Có mùi thơm quyến rủ và khi đôt thì có màu trắng đục.
Sưa đen thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo và có nhiều hoa văn đẹp.
Gỗ cứng sưa cứng chắc và có nhiều đường vân đẹp mắt.
Sưa đen chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi và thuộc danh mục thực vật rừng cấp thiết, quý, hiếm. Đây là loại thực vật rừng bị nghiêm cấm khai thác và sử dụng vào mục đích thương mại. Giá trị thương phẩm của gỗ sưa đen thường rất cao.
3.4 Gỗ sưa trắng
Bạn có thể phân biệt cây gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ nhờ đặc điểm thân và lá cây.
Thân cây sưa trắng nhẵn, thường có màu xanh lá, trong khi sưa đỏ có vỏ thân sần sùi màu nâu xám.
Lá sưa trắng cũng mỏng hơn so với lá sưa đỏ.
Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 là lúc cây sưa trắng bắt đầu nở hoa. Hoa sưa có màu trắng, mọc thành chùm, cánh lớn.
So với gỗ sưa đỏ, gỗ sưa trắng chỉ có vân hai mặt. Loại gỗ này cũng không có mùi thơm.
Cũng bởi lý do này mà gỗ sưa trắng thường có giá trị kinh tế không cao bằng.
4. Công dụng của gỗ sưa
Gỗ sưa không chỉ có tác dụng trong thiết kế nội thất, mà còn được biết đến vì có giá trị trong tâm linh và có giá trị trong việc chữa bệnh.
4.1 Gỗ sưa là vị thuốc quý chữa “bách bệnh”
Theo một số quan niệm ngày xưa thì gỗ sưa có tác dụng cực kì tốt đối với con người.
+ Kích thích tế bào, đặc biệt là hồng cầu: giúp cho việc lưu thông khí huyết thúc đẩy tuần hoàn máu làm tăng trí nhớ, giảm các cơn đau đầu, trống rụng tóc, tóc bạc sớm. hoạt huyết lên mặt, đến các chi làm căng da, giảm các nếp nhăn da trên mặt, chống não hóa và làm cho da hồng hào.
+ Giảm strees : gỗ sưa thường có mùi thơm thoang thoảng dễ chịu làm cho tinh thần sảng khoái và phấn chấn vô cùng.
+ Có tác dụng đến cơ quan tuần hoàn: gỗ sưa đỏ lâu năm thường phát tán ra môi trường một loại khí gọi là “ khí mộc dưỡng “. Giúp tỉnh táo, an thần, nếu thường xuyên tiếp xúc với gỗ sưa còn có khả năng phục hồi và tăng cường chưc năng của các tạng phủ trong cơ thể.
Một số sách của Trung Quốc như Chung Dược Đại Từ Điển và Bản Thảo Cương Mục đều xem gỗ sưa đỏ có những tác dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp bệnh đường ruột, nhuận khí ,chữa bệnh tim và hoạt huyết.
Tuy nhiên gỗ sưa chỉ được đề cập là một loại có công dụng như thảo dược phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng nhưng lại không có sách nào mô tả cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay là chứng minh trong gỗ sưa có chất nào ích lợi thảo dược.
Cuối cùng cả phía chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc đều không tìm ra lý do tại sao gỗ sưa đắt đến như vậy đồng thời cũng không phát hiện ra giá trị thảo dược nào trong loại gỗ sưa này.
4.2 Gỗ sưa dùng để ướp xác – trừ tà
Hiện nay gỗ sưa đỏ thường được mọi người truyền tai nhau là 1 loại hương liệu được người Trung Quốc từ xưa dùng để ướp xác trong giới quý tộc, đồng thời có thể làm khí cụ trừ tà đuổi ma và trấn yểm. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có thông tin nào xác nhận đã tìm thấy xác ướp bằng hương liệu từ gỗ sưa.
Riêng ở Việt Nam việc dùng gỗ làm chất ướp xác trong các ngôi mộ cổ được khai quật đến nay lại xác định là cây Hoàng Đàn Dù còn gọi là Ngọc Am hay săn mộc chứ không phải là gỗ sưa đỏ. Một số chuyên gia cho rằng gỗ sưa có thể dùng làm gương liệu trong ướp xác như đồn đại vì loại gỗ này không phải loại tiết ra tinh dầu thơm.
Như vậy gỗ sưa không có tác dụng cụ thể trong chữa bệnh cũng như ướp xác trừ tà nhưng người dân vẫn cứ tung hô giá trị của cây sưa lên và thi nhau trồng ồ ạt.
4.3 Gỗ sưa trong trang trí nội thất
Vòng tay gỗ sưa đỏ
Vòng tay gỗ sưa đỏ được coi là một trong những đồ vật mang ý nghĩa phong thuỷ tượng trưng cho tài lộc, sức khoẻ và trừ tà. Ngoài ra, sản phẩm này còn có màu sắc đỏ nổi bật, vân gỗ uốn lượn tạo sự cuốn hút.
Vòng gỗ sưa có tác dụng gì? Ngoài ý nghĩa phong thuỷ, loài gỗ này còn có tác dụng phòng ngừa được các bệnh về huyết áp, tim mạch và tăng cường sức khoẻ. Vòng gỗ cây sưa giúp tinh thần của người đeo thư giãn, thoải mái hơn rất nhiều.
Vòng gỗ sưa đỏ rất được ưu chuộng trên thị trường hiện nay, chúng được bán ra với giá khá cao. Đây cũng là món đồ trang sức phù hợp với mọi độ tuổi, giới tính. Bạn có thể mua chúng để tặng cho người thân và bạn bè.
Bộ bàn ghế gỗ sưa
Ở thời xưa, bàn ghế được làm bằng gỗ cây sưa chỉ được sử dụng cho vua chúa và các gia đình quyền quý. Ngày nay, bàn ghế được làm từ loài gỗ này vô cùng quý hiếm có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Với thiết kế chạm khắc độc đáo, tỉ mỉ cùng màu sắc nâu trầm, vân uốn lượn đẹp mắt. Những bộ bàn ghế gỗ sưa hàng ngàn tuổi luôn được các đại gia săn lùng.
Tượng gỗ sưa
Tượng gỗ cây sưa cũng là một trong món đồ nội thất cao cấp dùng để trang trí cho không gian gia đình. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân điêu khắc chuyên nghiệp, những tấm gỗ sưa vô tri vô giác đã trở thành những bức tượng Phật vô cùng đẹp, thu hút mọi ánh nhìn.
Lục bình gỗ sưa
Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại lục bình với mẫu mã, kích thước, màu sắc,…khác nhau được làm từ gỗ Huỳnh Đàn. Sở hữu vân gỗ uốn lượn hình sóng không đồng đều cùng màu sắc đa dạng, sản phẩm này tạo sự sang trọng, quý phái cho không gian gia đình.
5. Bảng báo giá gỗ sưa đỏ bao nhiêu tiền 1kg
5.1 Gỗ sưa đỏ bao nhiêu tiền 1kg – Hàng gỗ già trên 40 năm tuổi
Loại 1: gỗ có đường kính từ 50cm (hàng hiếm) thì đem đi đấu giá được rồi như cây sưa 100 tỷ ở Hà Nội. Tính trung bình khoảng 30 – 40 triệu /1kg.
Loại 2: loại này là những cây gỗ có đường kính 30-50cm giá dao động từ 15-30 triệu /kg
Loại 3: Đường kính gỗ từ 20-30cm thì giá tầm 10 – 15 triệu đồng/1kg.
Loại 4: loại gỗ có đường kính 20cm giá < 15 triệu /kg
Loại 5: là mấy cành vụn của những cây gỗ lớn nếu đường kính <10cm thì 2 – 10 triệu/ 1kg. Mấy loại này nều làm ra sản phẩm thì giá cũng vài chục triệu /1kg.
5.2 Gỗ sưa đỏ bao nhiêu tiền 1kg – Hàng gỗ non dưới 20 năm tuổi
Loại 1: gỗ có đường kính từ 15 -20cm giá dao động từ 1,5 – 3 triệu / 1kg. Cây thẳng đều dài 2m trở lên thì mới được giá này nhé.
Loại 2: Đường kính cây gỗ từ 13-15cm cây dài 2,5m thẳng đều –> Giá 1 – 1,5 triệu /1kg.
Loại 3: Nếu đường kinh từ 10-13cm thì giá khoảng 700k – 1,2 triệu /1kg.
Loại 4: loại này là có đường kính <10 cm thì từ 200k – 700k /1kg.
Ngoài ra, với sưa Lào, sưa dây, Campuchia thì giá rẻ hơn . Giá dao động 50k < 200k /1kg.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm khác tại đây.