Girlandlittlething – Con gái và những điều nhỏ xinh

3. Lạc rang muối

Nguyên liệu:

– 200g lạc

– 1-1,5 thìa bột canh (thìa ăn cơm)

– 1-2 thìa dầu ăn (thìa ăn cơm)

Lưu ý: khi mua lạc chọn mua loại lạc săn, chắc như vậy lạc sẽ ngon, giòn lâu hơn. Không chọn những hạt lép, ẩm mốc, mọt hay đang mọc mầm.

Cách làm:

Bước 1: Cho chảo lên bếp, để chảo nóng một lúc rồi cho lạc vào rang. Hạ lửa ở mức nhỏ để lạc không bị cháy.

Bước 2: Rang lạc thật đều để các hạt được chín đều như nhau. Cứ rang như vậy từ 7-9 phút, các hạt lạc bắt đầu tách ra, tuy nhiên vỏ lạc vẫn chưa bong hẳn ra thì cho khoảng 1 -1/5 thìa dầu vào, đảo tiếp. Vẫn để lửa nhỏ để dầu ăn ngấm dần vào lạc. Như vậy lạc sẽ rất giòn và bùi. Nếm hạt lạc thấy lạc chín, có vị bùi bùi, và hơi giòn là được (vì lạc đang nóng nên không thể giòn tan như sau khi để nguội).

Bước 3: Khi lạc chín vàng, đều, cho ra ngoài, để nguội nhưng tay vẫn đảo đều, vì chảo vẫn nóng, nếu bạn không đảo lạc sẽ cháy. Hoặc cũng có thể bạn đảo trên chảo một lúc rồi cho lạc ra một bát tô to thì sẽ không phải đảo liên tục nữa (vì bát nguội, không lo lạc cháy).

Bước 4: Khi lạc chưa nguội hoàn toàn (vẫn còn hơi ấm), bạn hãy cho bột canh vào nhé, rồi đảo đều để bột canh bám xung quanh lạc. Với 200g lạc rang thì có thể cho 1-1,5g thìa ăn cơm bột canh.

Nhiều người thường vừa cho lạc ra khỏi bếp thì đã đổ bột canh vào ngay. Tuy nhiên, với cách này, bột canh bám rất nhanh vào lạc nhưng khi lạc nguội, bột canh sẽ rơi ra và không còn bám nhiều vào lạc nữa. Sau khi trộn xong, đợi lạc nguội hoàn toàn thì cho vào lọ đậy kín. Bằng cách rang và bảo quản lạc như vậy, lạc sẽ rất giòn.

Nguyên liệu:
+ 1 ½ cups lạc sống (khoảng 150g)
+ 3 muỗng canh nước lọc (45 ml)
+ 3g đường sweetener (3 gói 1g)
+ 1 thìa cà phê húng lìu hoặc ngũ vị hương (five-spice powder)
+ Một chút muối (ai không thích vị mặn thì có thể bỏ qua nhé)

Cách làm: 
Bước 1: Lạc nhặt bỏ những hạt xấu và bị mất vỏ. Để lạc vào một cái bát lớn rồi đổ nước sôi vào xâm xấp. Để như vậy chừng 1 – 2 phút để cho lạc nở rồi đổ ra rổ để ráo.
Bước 2: Pha nước lọc với đường sweetener, húng lìu hoặc ngũ vị hướng và một chút muối. Đánh tan đều lên rồi đổ vào chỗ lạc đã trần qua nước sôi. Lưu ý: nhiều người nói là húng lìu/ ngũ vị hương nên để sau khi rang lạc rồi mới ủ vào với lạc nhưng tớ thấy làm cách này gia vị thấm hơn. Mọi người có thể thử và chọn cách mình thích nhé.
Bước 3: Xóc lạc vài lần cho gia vị thấm đều rồi để như vậy qua đêm (hoặc 10 – 12 tiếng) cho thấm gia vị. Lạc cũng sẽ khô ráo dần. Hôm sau, bật lò làm nóng lò ở chế độ nướng lửa dưới ở nhiệt độ 300 độ F (khoảng 150 độ C). Đổ lạc ra khay nướng và dàn đều. Sau đó, cho khay lạc vào lò nướng khoảng 30 phút là được. Cứ 10 phút thì lại lấy khay ra đảo lạc để lạc chín đều.
Lạc đổ ra ăn lúc còn nóng, thổi phù phù thơm nức mùi húng lìu. Cắn hạt lạc giòn tan, phảng phất các gia vị, ngòn ngọt, mằn mặn lại béo béo, thật tuyệt.

Nguyên liệu:

– 200 gam lạc

– 2 thìa to nước mắm 

– Nửa thìa con cá đường

– Một thìa dầu

– Nửa thìa to muối to

Cách làm:

Bước 1: Cho muối vào chảo rang nóng lên, đổ lạc vào đảo chín rồi bỏ lạc ra bát, đổ muối đi.

Bước 2: Đường và nước mắm đổ lẫn vào nhau, khuấy đều cho tới khi tan hết đường.

Bước 3: Tiếp tục cho lạc vào chảo, đảo nóng lên. Sau đó, đổ nước mắm và đường vào, đảo đều lên, vặn vừa lửa. Khi khô nước mắm, đổ dầu vào, đảo đều rồi bắc ra.

7. Lạc rang sả

Nguyên liệu:

– 1/2 bát con sả xay nhuyễn

– 1 bát con lạc

– Muối, đường, nước mắm

– Ớt bột (nếu bạn ăn cay)

– Tỏi, dầu ăn.

Cách làm:

Bước 1: Lạc rang chín, xát bỏ vỏ lụa bên ngoài, giã thô.

Bước 2: Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi tỏi thơm cho sả vào rang, đun lửa thật nhỏ, đảo đều tay để khi rang sả chín đều và không bị sống và cứng.

Bước 3: Rang tầm khoảng từ 5 đến 10 phút, thêm vào một ít muối, đường, khi rang bạn phải đảo đều tay đến khi sả khô và săn lại. Rang tiếp khoảng thêm 10 phút.

Bước 4: Cho tiếp lạc ở bước 1 vào rang cùng, rưới vào một ít nước mắm. Tiếp tục dùng đũa rang đến khi phần lạc thấm gia vị vừa ý , nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, tắt bếp, cất vào lọ kín cất dùng dần.

8. Bơ lạc (bơ đậu phộng)

Nguyên liệu:

– 450g lạc rang xát sạch vỏ

– 1 tsp muối

– 1 ½ tsp mật ong

– 1 ½ tbsp dầu lạc ( bạn cũng có thể thay dầu lạc bằng bơ nhé)

Dụng cụ:

– Máy xay

– Lọ đựng có nắp đậy chặt

Cách làm:

– Rang lạc cho chín đều. Sau kho lạc chín, chờ lạc nguội một chút rồi bạn lấy một mảnh vải sạch, bọc lạc lại rồi cà xát lạc cho lớp vỏ lạc bong hết, sau đó bạn sàng và thổi cho thật sạch vỏ lạc đi nhé!

– Cho lạc, muối, mật ong vào máy xay, xay khoảng 1 phút, dùng thìa hoặc phới vét quanh thành máy.

– Bật máy chạy tiếp rồi từ từ cho dầu lạc ( hoặc bơ) vào máy, tiếp tục xay bơ từ 1 phút rưỡi – 2 phút nữa, cho đến khi bơ trở thành một hỗn hợp thật mịn, mượt, bóng bẩy.

– Cho bơ vào hộp kín có nắp đậy chặt rồi bỏ vào tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản bơ trong tủ lạnh đến 2 tháng cơ đấy.

Bơ lạc có vị béo ngậy thơm ngon dùng để phết bánh mì thì hết sảy luôn , bạn còn có thể dùng nó để làm kem rất hấp dẫn nữa.

Nguyên liệu:

+ 200g bột mì

+ 70g đậu phộng

+ 20g sữa

+ 40g đường kính

+ 60g dầu đậu phộng

+ 120g bơ đậu phộng

+ 1g bột nở

Cách làm:

– Bước 1: Để đậu phộng vào lò nướng ở nhiệt độ 120 độ C, nướng trong vòng 10 phút.

– Bước 2: Trong một chiếc bát khác, thêm sữa, dầu đậu phộng, đường và trộn đều.

– Bước 3: Đậu phộng rang, bóc vỏ, giã nhỏ.

– Bước 4: Cho bột mì và bơ đậu phộng vào bát hỗn hợp ở trên, trộn đều.

– Bước 5: Thêm đậu phộng xắt nhỏ vào và nhào bột cho đến khi mịn.

– Bước 6: Tạo hình thành những viên bột nhỏ, nặng khoảng 15g

– Bước 7: Ép miếng bột thành những chiếc bánh dẹt. 

– Bước 8: Đặt lên giấy thấm dầu và nướng trong lò ở 180 độ C trong 18 phút hoặc lâu hơn nếu muốn bánh giòn.

– Bước 9: Xếp ra đĩa và thưởng thức.

10. Kẹo lạc

Nguyên liệu:

– 550gr lạc rang không vỏ

– 400gr đường

– 70ml si rô ngô, có thể thay bằng siro hay mạch nha.

– 50 gr bơ nhạt

– Vừng rang vàng

– 150ml nước lạnh

– ½ muỗng cà phê baking soda nếu không có baking soda thì thay 2 muỗng cà phê nước cốt chanh.

Cách làm: 

Bước 1: Chuẩn bị trước 1 cái khay, trên quét 1 lớp dầu mỏng rồi lấy giấy lau khô, rải 1 ít vừng lên trên. (Phải chuẩn bị khay này trước khi nấu đường vì khi đường đạt màu chuẩn là phải đổ ra khay ngay).

Bước 2: Cho đường, si rô ngô, nước lạnh vào nồi khuấy cho tan hết đường. Sau đó cho lên bếp nấu sôi. Khi nước đường sôi cho bơ vào và nấu tiếp với lửa nhỏ (trong thời gian nấu tuyệt đối không lấy đũa khuấy mà chỉ cầm cán nồi lắc lắc thôi).

Bước 3: Cứ tiếp tục nấu và thỉnh thoảng cầm cán nồi lắc lắc cho đường không trào ra ngoài.

Bước 4: Khi thấy đường có màu vàng nâu, nhanh tay cho baking soda và lạc rang vào tắt bếp. Lúc này lấy phới trộn đều rồi đổ ngay ra khay đã chuẩn bị sẵn.

Bước 5: Dàn đều ra và rắc vừng lên trên. Nhớ là làm nhanh nhanh 1 chút vì nếu quá chậm kẹo sẽ cứng không dàn được. Chờ khoảng 1-2 phút cho kẹo hơi nguội là bạn có thể lấy kẹo ra cắt từng miếng to nhỏ tùy ý. Nếu để kẹo lạc nguội mới cắt thì hình không đẹp vì kẹo rất giòn. Chỉ 20 phút là bạn có đĩa kẹo lạc thơm ngon.

11. Lạc bọc đường 

12. Mứt lạc

Nguyên liệu:

– Lạc khô đã bóc vỏ ½ kilogam

– Đường trắng 300 gram

– Bột ngô 300 gram

Cách làm:

Bước 1: Cho lửa vừa, làm nóng chảo và rang lạc trên chảo. Thường xuyên đảo đều tay để lạc không bị cháy cho đến khi lạc chín đổ ra đĩa để nguội.

Bước 2: Cho bột ngô vào lò vi sóng để quay trong khoảng 2 phút, đối với những nhà không có lò vi sóng có thể rang bột trên chảo với lửa lớn để bột không bị cháy và có màu vàng.

Bước 3: Đun chảy đường trắng với lửa nhỏ. Không nên để lửa quá to, vì sẽ làm cháy đường. Đun cho đến khi đường tan hết và sủi bọt tăm.

Bước 4: Khuấy đều đường cho đến khi đường kéo tơ được cho lạc vào đảo đều khoảng 5 phút để đường bám xung quanh hạt lạc. Sau cho bột ngô vào đảo đều tay, tiến hành đảo liên tục, nhanh và đều tay. Mứt lạc sau khi đã rây bột và để khô là có thể dùng được ngay. 

14. Lạc xào sa tế

Nguyên liệu:

– 200gr lạc xát vỏ. Nếu không có lạc xát vỏ thì rang xong xát vỏ cũng được

– 3 thìa nhỏ sa tế

– 3 thìa nhỏ tương ớt, 2 thìa nhỏ dầu rán, 1-2 quả ớt, 2 đến 3 thìa nhỏ gia vị bột nêm, 1 thìa nhỏ đường, một chút hành lá.

Cách làm:

Bước 1: Bắc chảo sâu lòng lên bếp để chảo có độ nóng sau đó cho lạc đã xát vỏ vào rang. Trong quá trình rang lạc, đảo đều tay và để lửa mức vừa phải để lạc được chín vàng đều. Nếu không có lạc xát vỏ thì rang xong xát vỏ cũng được.

Bước 2: Pha sốt sa tế ớt cay: Như số lượng đã chuẩn bị, cho sa tế, tương ớt, bột nêm, đường, dầu ăn vào một bát và khuấy cho hỗn hợp được hoà quyện đều cùng nhau.

Bước 3: Tiếp theo, cho hỗn hợp sa tế cay vào chảo lạc đã rang chín. Đảo thật nhanh và đều tay (với nhiệt độ lửa nhỏ nhất) đến khi hỗn hợp sệt và bám đều từng hạt lạc. Ớt và hành thái nhỏ. Khi lạc bám đủ sa tế cay thì bắt đầu cho ớt, hành vào và đảo thêm 2-3 phút là được.

15. Canh bí đỏ nấu đậu phộng

Nguyên liệu: 

Bí đỏ: 500g, bạn phải chọn loại bí đỏ vừa phải, không quá non nhưng cũng đừng quá già. Đồng thời nên chọn loại bí đỏ nếp, dẻo và có mùi thơm nhựa nhé.

Đậu phộng: 100g (Miền bắc gọi là lạc)

Thịt nạc thăn: 100g.

Sữa tươi không đường: 50ml (không bắt buộc).

Hành khô, tỏi: 50g.

Hành lá, ngò gai, rau ngổ: 100g.

Hành khô, tỏi: 30g.

Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, muối, ớt bột, dầu ăn.

Sơ chế: 

– Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhỏ.

– Bí đỏ: Rửa sạch, gọt vỏ, tách bỏ phần ruột, thái miếng vừa ăn, bạn nên thái miếng nhỏ thì khi nấu bí đỏ sẽ nhanh nhừ hơn nhé. Trường hợp nấu cho các bé yêu ăn thì bạn có thể thái hạt lựu, bé sẽ rất thích đấy.

– Đậu phộng: giã nhỏ.

– Thịt nạc thăn: rửa sạch, thái miếng, băm nhỏ rồi ướp với ½ phần hành tỏi băm nhỏ, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, ¼ thìa tiêu, 1 thìa dầu ăn trong 15 phút để thịt ngấm gia vị, dầu ăn sẽ giúp cho thịt băm được tơi đều, và giúp cách làm canh bí đỏ đậu phộng ngon, hấp dẫn hơn.

– Hành lá, ngò gai, rau ngổ: Nhặt vừa rửa sạch, thái nhỏ.

Cách làm: 

– Phi thơm 3 thìa dầu ăn với phần hành tỏi băm nhỏ còn lại và 1 thìa ớt bột để cách nấu canh bí đỏ đậu phộng hấp dẫn, bắt mắt hơn, nếu không muốn ăn cay bạn có thể thay thế ớt bột bằng bột điều tạo màu nhé. Cho thịt băm, đậu phộng vào xào nhẹ đến khi thấy thịt thăn chín đều (đậu phộng thì chưa chín hẳn đâu nhé), bạn cho vào nồi một lượng nước vừa đủ để nấu canh, đun sôi.

– Khi thấy nước canh sôi, bạn nêm thêm ½ thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt sao cho có vị vừa ăn, cho sữa tươi không đường vào, dùng thìa lớn vớt hết lớp bọt bên trên để cách nấu canh bí đỏ đậu phộng được trong hơn, ngon hơn. Cho bí đỏ vào nấu chín, bí đỏ sẽ hơi lâu chín, do đó bạn đun sôi kỹ một chút nhé, khi thấy bí đỏ chín nhừ thì có nghĩa đậu phộng cũng chín hoàn toàn rồi đấy, bạn nên nếm lại gia vị món canh sao cho vừa ăn, cho ½ hành lá, ngò gai, rau ngổ cùng một ít tiêu vào cho thơm nữa là bạn đã hoàn thành món canh ngon bổ rẻ này rồi.

– Bày món canh bí đỏ đậu phộng ra tô, cho phần hành lá, ngò gai, rau ngổ lên trên cùng một ít tiêu nữa là bắt đầu thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà, ngọt mát của món canh này thôi nào.

Yêu cầu và thưởng thức:

– Món canh bí đỏ đậu phộng được trình bày rất bắt mắt, màu sắc hấp dẫn, nổi bật, dậy mùi thơm đặc trưng, vị ngọt ngon vừa ăn, bí đỏ và đậu phộng chín nhừ hòa quyện với vị ngọt ngon của thịt băm, sữa tươi và mùi thơm của các loại rau nấu kèm góp phần làm nên vị ngon đặc biệt của món canh này.

– Cách nấu canh bí đỏ đậu phộng ngon, hấp dẫn nhất là bạn nên dùng ngay lúc nóng cho ngon, có thể dùng kèm thêm nước mắm trộn ớt thái lát sẽ thấy đậm đà hơn rất nhiều nhé.

16. Lạc xào hành ớt 

Nguyên liệu: 

300g lạc

3 quả ớt

3 cây hành lá

Gia vị, dầu ăn

Cách làm: 

– Cho dầu ăn vào chảo, thêm lạc rang cho đến khi lạc ngả màu vàng.

– Ớt thái lát chéo, khi lạc đã ngả vàng, thả ớt vào đảo đều.

– Rắc thêm chút gia vị vào, đảo đều cho gia vị bám vào viên lạc.

– Hành lá, cắt lấy phần củ hành, thái nhỏ. Thả vào chảo lạc đang chiên, sau đó đảo đều.

– Đổ lạc ra đĩa dùng nóng!

17. Xôi lạc

Nguyên liệu: 

500gr gạo nếp

150gr lạc sống để đồ cùng xôi

100g lạc sống + 50g vừng để làm muối vừng

Chút muối.

Cách làm: 

– Gạo nếp ngâm ít nhất 3 tiếng.

– Lạc ngâm sơ khoảng 20 phút.

– Rửa sạch lạc, cho vào nồi luộc đến khi lạc chín mềm.

– Đổ lạc ra rổ cho thật ráo nước.

– Gạo nếp vo sạch, trộn với ít muối.

– Cho lạc vào trộn đều cùng nếp. Bắc nồi hấp lên đổ nếp và đậu vào hấp.

– Khi xôi chín tới, rưới vào xôi ít dầu hành, đảo nhẹ nhàng.

– Làm muối vừng: ½ muỗng cà phê muối, 2 muỗng vừng, 2 muỗng lạc.

– Chiên vàng vừng, lạc và muối sau đó giã nhuyễn. Xôi nóng chín tới ăn kèm muối vùng rất ngon.

18. Xôi lạc dừa

Nguyên liệu:

– Gạo nếp: 300g

– Lạc: 150g

– Dừa nạo: 100g

– Muối: 2 thìa 

Cách làm:

Bước 1: Lá nếp rửa sạch, cắt khúc, xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.

Bước 2: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước lá nếp qua đêm.

Bước 3: Lạc đem luộc chín.

Bước 4: Gạo nếp sau khi ngâm đổ ra rá xóc với 2 thìa muối, rồi cho lạc vào xóc đều, trải lên trên lớp dừa nạo. Sau đó đem hấp cách thủy, khoảng 40-45 phút. Xôi lạc chín xới đều lên là được.

Cho xôi lạc ra bát nếu thích bạn có thể ăn cùng với ít muối vừng cũng rất ngon nhé.

19. Salad lạc xoài 

Nguyên liệu:

– 1 bát lạc rang nhỏ

– 1 quả dưa chuột

– 1 quả xoài chín

– 1/2 củ hành tây, ớt đỏ, ớt bột

– 2 muỗng canh dầu mè 

– 4 muỗng canh nước cốt chanh

– Đường, hạt tiêu, gia vị

Cách làm:

Bước 1: Đầu tiên,giã nhỏ lạc rang ra để lát nữa trộn salad cho thơm.

Bước 2: Gọt xoài rồi thái từng miếng nhỏ hình hạt lựu. Đồng thời làm tương tự với dưa chuột nữa.

Bước 3: Pha nước trộn, cho dầu mè vào bát, trộn cùng với ớt bột, một chút đường và nước cốt chanh là xong.

20. Cháo lạc táo đỏ




Nguyên liệu:

+ 100g gạo nếp

+ 50g táo đỏ

+ 50g lạc nhân

+ Đường phèn


Cách làm: 

Bước 1: Sơ chế gạo nếp, lạc nhân, táo đỏ 

– Gạo nếp mua về mang đãi sạch rồi vớt ra để ráo nước. 

– Táo đỏ ta rửa sạch, để ráo.

– Lạc nhân cho vào cối, dùng chày giã nát.

Bước 2: Tiến hành nấu cháo lạc nhân táo đỏ

– Đầu tiên cho các nguyên liệu gồm: lạc giã nát, thêm táo đỏ, gạo nếp, nước lọc vừa đủ vào nồi và nấu thành cháo mềm nhừ.

– Khi cháo gần chín, cho đường phèn vào khuấy đều và tắt bếp là hoàn thành món cháo thơm ngon này rồi.

Bước 4: Cuối cùng cho tất cả các nguyên liệu vào bát, đổ nước trộn lên trên, đồng thời thái ớt nhỏ cho vào, rắc hạt tiêu và trộn đều lên với lạc là có thể thưởng thức.