Giovanni: Thương hiệu thời trang đi tìm sự khác biệt từ đường kim mũi chỉ
Tiếng máy may xè xè lan khắp tầng xưởng rộng ngăn những khói bụi ồn ào của đường phố. Hơn 300 nam, nữ thợ
lành nghề đang chăm chút đường kim, mũi chỉ trên từng thớ da, nếp vải trong nhà máy sản xuất của Tập đoàn
Giovanni Group.
Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty Cổ phần Eurolink (Nhà máy sản
xuất của Giovanni) cho biết triết lý để sáng tạo ra sản phẩm, giá trị cốt lõi của thương hiệu Giovanni là sự
cao cấp, tinh tế và phong cách Ý thu hút mọi khách hàng. Muốn vậy, từ khâu đầu tư, lựa chọn máy móc và nghệ
nhân sản xuất cũng bám theo tiêu chí trên.
Đứng cạnh một chiếc máy trông bình thường như bao chiếc máy may khác,
Giám đốc Công ty Cổ phần Eurolink Nguyễn Hữu Thành say sưa giới thiệu: “Đây là dòng máy Ducop nhập về từ
Đức, thuộc loại cao cấp nhất thế giới hiện nay. Hệ thống máy có thể xử lý được tất cả những tình huống, độ
dày – mỏng để ra được đường kim, mũi chỉ tinh tế, hoàn hảo nhất cho từng sản phẩm. Chỉ tính riêng chiếc máy
này đã có giá thành lên tới 25.000 Euro (tương đương gần 1 tỷ đồng). Trong xưởng của Giovanni hiện có 4
chiếc như vậy. Toàn bộ trang thiết bị trong nhà máy của Giovanni đều được nhập khẩu từ châu Âu. Ông Nguyễn
Hữu Thành nói: “Nhân công phải được đào tạo chuyên sâu, có chuyên gia của hãng sang lắp đặt máy, hướng dẫn
chi tiết cho người sử dụng. Hầu hết những công nhân trong xưởng đều có kinh nghiệm với trang thiết bị ngành
may của châu Âu.”
Đang vận hành chiếc máy may đặc biệt nói trên là chị Lê Ngọc Bích (44
tuổi) với trên 20 năm kinh nghiệm sử dụng máy may da. Chị từng làm việc và được đào tạo bởi các ông chủ sản
xuất người Ý, tại các công ty về chuỗi cung ứng của Ý. Chính vì vậy, khi đến làm việc tại Giovanni, chị Bích
chỉ mất vài ngày để làm quen.
“Những thao tác của máy nhanh gọn, chính xác, đường kim, mũi chỉ đạt
đến độ sắc nét tuyệt đối. Chúng tôi được làm việc trong nhà máy có tiêu chuẩn khắt khe, sạch sẽ, cán bộ rất
quan tâm tới nhân viên, tới từng sản phẩm mà nhân viên phụ trách đảm nhận. Tôi thật sự rất vui, cảm giác làm
việc rất hăng say và càng thêm yêu ngành da” – chị Bích cười tươi khi kể về công việc hàng ngày của mình.
Theo chị, làm sản phẩm phải tỉ mỉ đến từng chi tiết, rất kỹ lưỡng, phải thực sự yêu nghề mới đủ kiên nhẫn.
“Tôi được lãnh đaọ Tập đoàn tặng một chiếc ví của Giovanni đã 3 năm nay rồi. Tuyệt lắm! Tôi dùng sản phẩm
hàng ngày rất “dễ chịu” từ chất liệu đến công năng. Và tự hào hơn khi chính đôi bàn tay lẫn khối óc của mình
và đồng nghiệp cùng làm ra sản phẩm đó”- chị Lê Ngọc Bích tâm sự.
Rời khu vực sản xuất sản phẩm của chị Bích, ông Thành tiếp tục chuyển sang giới thiệu công đoạn sản xuất một
chiếc ví da theo tiêu chuẩn phong cách Giovanni. Ông Thành cho hay, công đoạn khó khăn nhất trong sản xuất
ví da là sơn viền, vẽ cạnh. Công đoạn này mang tính bán thủ công nghiệp giúp tạo ra những đường nét tinh tế,
vừa đảm bảo tính thủ công, vừa đáp ứng quy trình công nghiệp, máy móc chỉ hỗ trợ một phần. “Ở đây, mấu chốt
là kỹ năng – là sự tỉ mỉ, khéo léo, con mắt nhìn của người thợ”, vị Giám đốc với gần 30 năm kinh nghiệm sản
xuất, quản lý nhân sự trong ngành may mặc xuất khẩu châu Âu nhấn mạnh.
Giám đốc Công ty Cổ phần Eurolink Nguyễn Hữu Thành cho biết, sơn viền, vẽ cạnh giúp che phủ tối đa khiếm
khuyết của các cạnh, tạo ra điểm nhấn trên sản phẩm, phối màu hài hòa và thời trang…
Để làm ra một chiếc ví da, Giám đốc Công ty Cổ phần Eurolink Nguyễn Hữu Thành cho biết: “Có tổng cộng 275
công đoạn trong quy trình sản xuất, trong đó 255 công đoạn mang tính thủ công (chiếm tới 85%), còn lại máy
công nghiệp chỉ mang tính hỗ trợ”. Tất cả các công đoạn đều được liên kết chặt chẽ với nhau, không thể nói
công đoạn nào quan trọng hơn và không thể thiếu đi khâu nào.
Những chi tiết lớn có thể dùng máy sơn hỗ trợ nhưng tiểu tiết bắt buộc phải làm thủ công nhằm đảm bảo sản
phẩm luôn có nước sơn hoàn hảo tới từng đường nét. Sơn cũng được nhập từ Ý, được kiểm nghiệm đồng màu tuyệt
đối.
Trong chuỗi giá trị sản xuất, Giovanni rất chú trọng sức khỏe người lao động. Một trong những hóa chất của
ngành da là keo dán. Hệ thống keo dán được Giovanni sử dụng là keo sinh học, hoàn toàn tự nhiên. Máy phun
keo tự động nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Nhìn quanh nhà máy, công nhân hầu như không cần đeo khẩu trang.
Chủ tịch Giovanni Group Nguyễn Trọng Phi có thể dẫn bạn đi tham quan nhà máy, kể tường tận về câu chuyện của
từng chiếc ví, từ dây khóa đến những lớp lót trong nhiều giờ với niềm đam mê mãnh liệt.
Theo ông Nguyễn Trọng Phi, nguyên vật liệu đầu vào các sản phẩm da của Giovanni đều được tuyển chọn kỹ lưỡng
và được sản xuất bởi những nhà cung cấp hàng đầu của Ý. Chất lượng da tốt, thuộc phân khúc cao cấp. Da tốt
thể hiện công nghệ thuộc sạch, các nhà máy da uy tín, giá thành nói nên tất cả. 1m2 da thường chỉ khoảng
20-30 USD nhưng da cao cấp lên tới 80 USD. Một thương hiệu cao cấp chỉ lấy được khoảng 60% da, loại bỏ toàn
bộ những phần lỗi và xước. Trong khi đó, thương hiệu trung bình có thể tận dụng tới 90% bề mặt tấm da.
Hay nói về “mếch” – thứ tạo nên phom dáng, độ bền đẹp cho sản phẩm ví, túi xách. Trong khi những sản phẩm
thuộc phân khúc thấp thường chỉ dùng chất liệu đắt bằng ¼ của Giovanni. “Mếch” của Giovanni được nhập khẩu
từ Ý.
“Theo nghiên cứu của chuyên gia chúng tôi, các sản phẩm của đa số các nhãn hiệu trên thị trường mà sản xuất
từ Thái Lan thường làm từ bìa cát-tông. Điều này lý giải vì sao sản phẩm có thể bị biến dạng vì thị trường
châu Âu hay châu Á khác có khí hậu khô, còn khi đến Việt Nam, gặp khí hậu nóng ẩm, nở ra làm biến dạng bề
mặt. Còn “mếch” trong sản phẩm ví da của Giovanni bẻ không gãy, chịu được độ ẩm của khí hậu Việt Nam vì đã
được nghiên cứu và lựa chọn phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt” – Chủ tịch Giovanni Group Nguyễn
Trọng Phi nhấn mạnh.
Sản phẩm đồ da tại Giovanni luôn được kiểm tra kỹ lưỡng ngay từ khi công đoạn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.
Trong suốt quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ trải qua 7 lần khiểm định để đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay
người tiêu dùng. Khi sản phẩm được đưa tới cửa hàng, nhân viên sẽ tái kiểm tra và báo cáo lên hệ thống cung
ứng lần cuối. “Chúng tôi khẳng định không có sản phẩm lỗi. Nếu có lỗi là do quá trình vận chuyển, trưng bày…
Một sản phẩm xuất xưởng được kiểm tra kỹ tới 100%” – Chủ tịch Giovanni Group Nguyễn Trọng Phi chia sẻ.
Tự hào giới thiệu về một công nhân tên Trương Công Khai (46 tuổi) với 24 năm kinh nghiệm trong nhà máy sản
xuất đồ da của Ý, ông Nguyễn Trọng Phi cho hay mình đã đầu tư nhiều thời gian và tâm sức thuyết phục những
người thợ có tay nghề cao như vậy. Nhiều công nhân lành nghề như anh Khai đều có chung một khẳng định: “Tự
hào khi làm việc tại Giovanni bởi không còn cảm giác phải đi làm thuê cho người nước ngoài”.
Nhớ lại khó khăn để “chiêu mộ” nguồn nhân lực chất lượng cho Giovanni, ông Nguyễn Trọng Phi tâm sự: “Tôi cho
họ thấy bức tranh tổng quan về doanh nghiệp, cho họ thấy sự khác biệt về bộ máy vận hành, cho họ thấy rằng
chúng ta – những người Việt có thể tạo nên những sản phẩm sánh tầm thế giới”.
Chủ tịch Giovanni Group Nguyễn Trọng Phi thuyết phục được những người thợ có tay nghề cao cùng về “chung
nhà” bằng chính lòng quyết tâm, sự đam mê, mong muốn kiến tạo và xây dựng nên công ty đầu tiên ở Việt Nam
vừa phát triển thương hiệu, vừa không ngừng sáng tạo, vừa làm chủ chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu. Ông Nguyễn
Trọng Phi muốn những người có kinh nghiệm nhiều năm như ông Thành, anh An, chị Bích… cùng mình (ông Nguyễn
Trọng Phi nhấn mạnh nhiều lần rằng “cùng làm” chứ không phải “làm cho” – phóng viên) làm gì đó để Giovanni
trở thành một mô hình tiêu biểu trong ngành thời trang Việt Nam. Đó là mô hình khép kín, làm chủ mọi công
đoạn từ sản xuất, thiết kế, phân phối, cung ứng nguyên phụ liệu… – đây vừa là mô hình, vừa là hướng đi ở hầu
hết các quốc gia có ngành dệt may đặc biệt phát triển.
Ngoài làm gia công cho các thương hiệu nước ngoài, chúng ta cũng đã học hỏi được rất nhiều sau hơn 30 năm
đổi mới. Theo ông Nguyễn Trọng Phi, đây là lúc các doanh nghiệp Việt phải chuyển đổi mô hình và Giovanni sẽ
là thương hiệu tiên phong cho sự cải tiến và phát triển. Ở đây, có những sản phẩm mình làm mà độ tinh xảo,
tỉ mỉ không thua kém gì một sản phẩm được làm ra ở một nhà máy tốt nhất ở Ý.
70 công đoạn để có một chiếc áo sơ mi, trong đó 60% công đoạn thủ công, cẩn thận, tỉ mỉ. Ở nhà máy của
Giovanni, mỗi công nhân chỉ hoàn thành khoảng 8 sản phẩm mỗi ngày. 90% nguyên liệu được nhập khẩu từ Ý.
Sau 10 năm miệt mài tìm kiếm cũng như làm việc với rất nhiều công ty tư vấn, hiện giờ Giovanni đã có trong
tay khoảng hơn 300 nhà cung cấp nguyên phụ liệu hàng đầu thế giới, cũng như những nhà sản xuất gia công ở
dòng hàng mà họ có lợi thế cạnh tranh ở nhiều quốc gia.
Sản phẩm của Giovanni hiện được phát triển thành 4 phân khúc. Giovanni Sartoria dành cho những quý ông từ độ
tuổi 40 trở lên và những người đòi hỏi cao về chất lượng, tỉ mỉ về chất liệu cũng như đường kim mũi chỉ, sự
tinh tế. Dòng Giovanni dành cho khách hàng ở độ tuổi từ 30-45 với mục tiêu trẻ hóa thương hiệu, theo kịp
những thiết kế đương đại. Bên cạnh đó, GioGio dành riêng cho nữ ở độ tuổi 30-45, cũng là thương hiệu ở phân
khúc cận xa xỉ. Cuối cùng, phân khúc Giobernini được thiết kế tập trung vào nâng cao trải nghiệm của khách
hàng.
Một sự khác biệt lớn nhất của sản phẩm do Giovanni sản xuất là tất cả đều đính kèm tem vải.
Trên hành trình xây dựng thương hiệu, Giovanni đã tiếp cận với những nhà cung cấp nguyên phụ liệu tới thành
phẩm số 1 của châu Âu, thậm chí hàng đầu của thế giới trong ngành thời trang như Thomas Mason/ Albini Group/
Reda/ Zegna/ Milior, Filo Di Scozia.. . Sau hành trình tìm kiếm, Giovanni đã có thể làm việc trực tiếp với
những nhà vải sơ mi, quần kaki, quần âu, áo polo số 1 thế giới đó.
Ví dụ, Mako cotton Filo Di Scozia (cotton Ai Cập) đắt gấp 15 lần so với vải cotton thông thường, nhưng ông
Phi vẫn quyết tâm hợp tác mặc dù nhận được sự phản đối và can ngăn từ nhiều người. Và thực tế, đã có hơn
30.000 chiếc áo Polo được làm từ vải cotton Filo Di Scozia được tiêu thụ và nhận được phản hồi tích cực từ
phía khách hàng.
Hiện nay, Giovanni sở hữu hơn 50 cửa hàng ở 15 tỉnh, thành trên cả nước. Trải qua 12 năm hình thành và phát
triển, Giovanni đã có hơn 60 dòng sản phẩm bao gồm sản phẩm và các phụ kiện ở các phân khúc từ trung, cao
cấp, cho tới cận xa xỉ phục vụ đa dạng khách hàng trong và ngoài nước.
Nhìn hơn 300 công nhân miệt mài làm việc, Chủ tịch Giovanni Nguyễn Trọng Phi càng thêm tin tưởng vào tương
lai về nhà máy thứ 2 tại Vĩnh Phúc sẽ được đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất.