Giới thiệu Sách Toan Lớp 2 Bộ Kết nối – Phương pháp giảng dạy – Tiểu Học – Teaching English for Kids in Primary School

Wait

  • Begin_button
  • Prev_button
  • Play_button
  • Stop_button
  • Next_button
  • End_button
  • 0

    /

    0

  • Loading_status

Nhấn vào đây để tải về
Báo tài liệu có sai sót
Nhắn tin cho tác giả

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Tiểu Học (trang riêng)
Ngày gửi: 12h:14′ 14-05-2021
Dung lượng: 45.7 MB
Số lượt tải: 25

Số lượt thích:

0 người

12h:14′ 14-05-202145.7 MB25

1
2
3
PHẦN MỘT
TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH
4
1. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
MÔN TOÁN TIỂU HỌC 2018
5

6

7

8

9

ĐIỂM MỚI, SỰ KHÁC BIỆT VỀ NỘI DUNG CT TOÁN TIỂU HỌC 2018 SO VỚI CT 2000
10

ĐIỂM MỚI, SỰ KHÁC BIỆT VỀ CẤU TRÚC MẠCH KIẾN THỨC TOÁN TIỂU HỌC TRONG CT 2018 SO VỚI CT 2000
11

12

I. Số và chữ số
II. Phép tính số học
III. Đại lượng cơ bản và số đo đại lượng
IV. Một số yếu tố Hình học
CT 2000
I. Số và Phép tính
II. Hình học và Đo lường
III. Một số yếu tố thống kê và xác suất (là mạch KT mới)
CT 2018
V. Giải toán có lời văn
Không thành mạch riêng mà lồng ghép vào các mạch khác.
13

2. ĐIỂM MỚI, SỰ KHÁC BIỆT VỀ NỘI DUNG CT
MÔN TOÁN LỚP 2 – 2018 SO VỚI LỚP 2- 2000
14

15

16

PHẦN HAI
GIỚI THIỆU SGK TOÁN 2
17
MỤC TIÊU
18
BỐN
NGUYÊN TẮC
19
BA YẾU TỐ
20
NHỮNG ĐIỂM MỚI
21
CẤU TRÚC THEO CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC
NHỮNG ĐIỂM MỚI
22
CẤU TRÚC BÀI HỌC
NHỮNG ĐIỂM MỚI
23
TUYẾN NHÂN VẬT XUYÊN SUỐT
NHỮNG ĐIỂM MỚI
24
NỘI DUNG LUÔN ĐƯỢC GẮN VỚI THỰC TIỄN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
25
NỘI DUNG LUÔN ĐƯỢC GẮN VỚI THỰC TIỄN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
26
HOẠT ĐỘNG PHONG PHÚ, ĐA DẠNG
NHỮNG ĐIỂM MỚI
27
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP NỘI MÔN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
28
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
29
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
30
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
31
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
32
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
33
LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NHỮNG ĐIỂM MỚI
34
CHÚ TRỌNG MINH HOẠ SÁCH
NHỮNG ĐIỂM MỚI
35
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHONG PHÚ, ĐA DẠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHỮNG ĐIỂM MỚI
36
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHONG PHÚ, ĐA DẠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHỮNG ĐIỂM MỚI
37
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHONG PHÚ, ĐA DẠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NHỮNG ĐIỂM MỚI
38
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHONG PHÚ, ĐA DẠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
39
PHẦN BA
CẤU TRÚC, CÁCH TIẾP CẬN NỘI DUNG SGK TOÁN 2
40
1. CẤU TRÚC NỘI DUNG
41
42
Chương trình môn Toán lớp 2 mới gồm 3 mạch kiến thức: (I) Số và phép tính; (II) Hình học và Đo lường; (III) Một số yếu tố thống kê và xác suất.
So với Chương trình năm 2000, Chương trình môn Toán lớp 2 mới đã có thay đổi:
– Ghép mạch kiến thức “Số, chữ số” và mạch kiến thức “Phép tính” thành một mạch kiến thức mới là “Số và Phép tính”.
– Ghép mạch kiến thức “Hình học” và mạch kiến thức “Đại lượng cơ bản” thành một mạch kiến thức mới là “Hình học và Đo lường”.
– “Giải toán” không tách thành mạch kiến thức riêng mà lồng ghép vào các nội dung khác; thêm mạch kiến thức mới là “Thống kê và Xác suất”.
43
– SGK Toán 2 được biên soạn bám sát Chương trình môn Toán lớp 2 năm 2018 và Thông điệp của bộ sách là “Kết nối tri thức với cuộc sống”, trong đó đảm bảo tính cơ bản, sáng tạo và thực tiễn.
– Về cấu trúc nội dung SGK Toán 2 có điểm đổi mới căn bản so với Toán 2 hiện hành là thiết kế nội dung dạy học theo các chủ đề, mỗi chủ đề được biên soạn theo từng bài học, mỗi bài học gồm nhiều tiết học (thay vì một tiết học như trước). Cách thiết kế này sẽ giúp GV linh hoạt hơn trong giảng dạy tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học.
– Cấu trúc mỗi bài học thường gồm: Phần Khám phá giúp HS tìm hiểu kiến thức mới; phần Hoạt động giúp HS thực hành kiến thức cơ bản trực tiếp; phần Trò chơi giúp HS tạo hứng thú học tập, thực hành, củng cố kiến thức; phần Luyện tập giúp HS ôn tập, vận dụng và mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các bài tập cơ bản và nâng cao.
Cấu trúc nội dung SGK Toán 2 gồm 14 chủ đề (học kì I: 7 chủ đề, học kì II: 7 chủ đề), với 75 bài học (học kì I: 36 bài học gồm 90 tiết, học kì II: 39 bài học gồm 85 tiết). Cụ thể như sau:
HỌC KÌ I (5 tiết  18 tuần = 90 tiết)
Chủ đề 1. Ôn tập và bổ sung (15 tiết)
Bài 1. Ôn tập các số đến 100 (3 tiết)
Bài 2. Tia số. Số liền trước, số liền sau (2 tiết)
Bài 3. Các thành phần của phép cộng, phép trừ (3 tiết)
Bài 4. Hơn, kém nhau bao nhiêu (2 tiết)
Bài 5. Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (3 tiết)
Bài 6. Luyện tập chung (2 tiết)
44
Chủ đề 2. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 (23 tiết)
Bài 7. Phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20 (5 tiết)
Bài 8. Bảng cộng (qua 10) (2 tiết)
Bài 9. Bài toán về thêm, bớt một số đơn vị (2 tiết)
Bài 10. Luyện tập chung (2 tiết)
Bài 11. Phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20 (5 tiết)
Bài 12. Bảng trừ (qua 10) (2 tiết)
Bài 13. Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị (2 tiết)
Bài 14. Luyện tập chung (3 tiết)
Chủ đề 3. Làm quen với khối lượng, dung tích (8 tiết)
Bài 15. Ki-lô-gam (3 tiết)
Bài 16. Lít (2 tiết)
Bài 17. Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị ki-lô-gam, lít (2 tiết)
Bài 18. Luyện tập chung (1 tiết)
45
Chủ đề 4. Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 (20 tiết)
Bài 19. Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số (3 tiết)
Bài 20. Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số (4 tiết)
Bài 21. Luyện tập chung (2 tiết)
Bài 22. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số (4 tiết)
Bài 23. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số (5 tiết)
Bài 24. Luyện tập chung (2 tiết)
Chủ đề 5. Làm quen với hình phẳng (7 tiết)
Bài 25. Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng (2 tiết)
Bài 26. Đường gấp khúc. Hình tứ giác (2 tiết)
Bài 27. Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình. Vẽ đoạn thẳng (2 tiết)
Bài 28. Luyện tập chung (1 tiết)
46
Chủ đề 6. Ngày – giờ, giờ – phút, ngày – tháng (7 tiết)
Bài 29. Ngày – giờ, giờ – phút (2 tiết)
Bài 30. Ngày – tháng (2 tiết)
Bài 31. Thực hành và trải nghiệm xem đồng hồ, xem lịch (2 tiết)
Bài 32. Luyện tập chung (1 tiết)
Chủ đề 7. Ôn tập học kì 1 (10 tiết)
Bài 33. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20, 100 (4 tiết)
Bài 34. Ôn tập hình phẳng (2 tiết)
Bài 35. Ôn tập đo lường (2 tiết)
Bài 36. Ôn tập chung (2 tiết)
47
HỌC KÌ II (5 tiết  17 tuần = 85 tiết)
Chủ đề 8. Phép nhân, phép chia (21 tiết)
Bài 37. Phép nhân (2 tiết)
Bài 38. Thừa số, tích (2 tiết)
Bài 39. Bảng nhân 2 (2 tiết)
Bài 40. Bảng nhân 5 (2 tiết)
Bài 41. Phép chia (2 tiết)
Bài 42. Số bị chia, số chia, thương (2 tiết)
Bài 43. Bảng chia 2 (2 tiết)
Bài 44. Bảng chia 5 (2 tiết)
Bài 45. Luyện tập chung (5 tiết)
Chủ đề 9. Làm quen với hình khối (2 bài, 4 tiết)
Bài 46. Khối trụ, khối cầu (2 tiết)
Bài 47. Luyện tập chung (2 tiết)
48
Chủ đề 10. Các số trong phạm vi 1 000 (15 tiết)
Bài 48. Đơn vị, chục, trăm, nghìn (2 tiết)
Bài 49. Các số tròn trăm, tròn chục (2 tiết)
Bài 50. So sánh các số tròn trăm, tròn chục (2 tiết)
Bài 51. Số có ba chữ số (3 tiết)
Bài 52. Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị (2 tiết)
Bài 53. So sánh các số có ba chữ số (2 tiết)
Bài 54. Luyện tập chung (2 tiết)
Chủ đề 11. Độ dài và đơn vị đo độ dài. Tiền Việt Nam (4 bài, 8 tiết)
Bài 55. Đề-xi-mét. Mét. Ki-lô-mét (3 tiết)
Bài 56. Giới thiệu tiền Việt Nam (1 tiết)
Bài 57. Thực hành và trải nghiệm đo độ dài (2 tiết)
Bài 58. Luyện tập chung (2 tiết)
49
Chủ đề 12. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 (14 tiết)
Bài 59. Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1 000 (2 tiết)
Bài 60. Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1 000 (3 tiết)
Bài 61. Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1 000 (3 tiết)
Bài 62. Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000 (4 tiết)
Bài 63. Luyện tập chung (2 tiết)
Chủ đề 13. Làm quen với yếu tố thống kê, xác suất (5 tiết)
Bài 64. Thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu (1 tiết)
Bài 65. Biểu đồ tranh (2 tiết)
Bài 66. Chắc chắn, có thể, không thể (1 tiết)
Bài 67. Thực hành và trải nghiệm thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu (1 tiết)
50
Chủ đề 14. Ôn tập cuối năm (18 tiết)
Bài 68. Ôn tập các số trong phạm vi 1 000 (2 tiết)
Bài 69. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 (3 tiết)
Bài 70. Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 (3 tiết)
Bài 71. Ôn tập phép nhân, phép chia (3 tiết)
Bài 72. Ôn tập hình học (2 tiết)
Bài 73. Ôn tập đo lường (2 tiết)
Bài 74. Ôn tập kiểm đếm số liệu và lựa chọn khả năng (1 tiết)
Bài 75. Ôn tập chung (2 tiết)
51
2. CÁCH TIẾP CẬN NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ ĐẶC TRƯNG
52
53
Nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề về Số trong Chương trình môn Toán lớp 2 như sau:
2.1. Chủ đề về Số
54
Xây dựng nội dung và tiến trình dạy học các số trong phạm vi 1 000, thực hiện theo các bước chủ yếu của dạng bài “lập số” học từ lớp 1.
55
– Bước 1: Hình thành số
+ Chia thành hai nhóm số: nhóm các số tròn trăm, tròn chục và nhóm các số có 3 chữ số.
+ Hình thành số bằng cách đếm số trăm, số chục và số đơn vị.
– Bước 2: Đọc, viết số
+ Số gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị, sau đó viết số và đọc số đó.
+ Lưu ý đọc, viết những số dạng: 234, 115, 321, 405, 601,…
+ Đếm số, đọc, viết số thường gắn kết với nhau, chẳng hạn:
56
57
– Bước 3: Cấu tạo, phân tích số
Bước đầu làm quen cấu tạo thập phân của số, chẳng hạn: Số gồm 2 trăm, 3 chục và 6 đơn vị là số 236; và ngược lại số 236 gồm 2 trăm, 3 chục và 6 đơn vị (ta viết 236 = 200 + 30 + 6).
– Bước 4: So sánh số, thứ tự
+ So sánh hai số có ba chữ số (so sánh số trăm  so sánh số chục  so sánh số đơn vị).
+ Sắp xếp thứ tự các số từ bé đến lớn và ngược lại (trong nhóm có không quá 4 số).
+ Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm số có không quá 4 số.
– Lưu ý: Khi dạy học về quan hệ thứ tự (sắp thứ tự), quan hệ số lượng (so sánh số) của số tự nhiên (ở mức độ Toán 2) nên dựa trên tia số và cấu tạo thập phân của số để thực hiện có hiệu quả.
2.2. Chủ đề về Phép tính
58
Nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề về Phép tính trong Chương trình môn Toán lớp 2 như sau:
59
2.2.1. Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000
– Cấu trúc, hệ thống gọn lại (và phù hợp với cách tiếp cận như đã thực hiện với chủ đề phép cộng, phép trừ trong Toán 1). Chẳng hạn:
– Khi hình thành “kĩ thuật tính” của phép cộng, trừ (có nhớ) thường tiến hành theo mô hình sau:
60
+ Khi xây dựng kĩ thuật tính, lấy kiến thức về “số” là cơ sở của kĩ thuật tính: Từ cấu tạo thập phân của số (theo số trăm, số chục và số đơn vị) để xây dựng kĩ thuật tính, tính nhẩm hay đặt tính rồi tính, và biết cách “nhớ” từ hàng thấp sang hàng cao khi thực hiện tính.
+ Khi xây dựng bảng cộng, trừ (qua 10) trong phạm vi 20, cho HS tự biết cách thực hiện cộng, trừ (bằng cách nhẩm, đếm tiếp hoặc tách số,…) trên mỗi công thức tính là chủ yếu, từ đó HS biết hệ thống lại thành các bảng cộng, trừ (không gò ép HS phải học thuộc ngay các bảng này).
+ Tăng cường tính nhẩm, không quá coi trọng tính viết (đặt tính rồi tính) và gắn việc học phép tính với vận dụng vào giải quyết các bài toán liên quan đến thực tế.
61
62
63
2.2.2. Phép nhân, phép chia
Từ ý nghĩa thực tiễn, hình thành khái niệm ban đầu về phép nhân, phép chia theo cách tiếp cận tương tự như đối với phép cộng, phép trừ trong Toán 1, chẳng hạn theo mô hình:
64
– Qua hoạt động khám phá hình thành phép nhân, phép chia, giúp HS nhận biết được (tuy chưa tường minh):
+ Nhận xét: 2  3 = 3  2.
+ Quan hệ ngược giữa phép nhân và phép chia:
65
– Qua khám phá hình thành phép nhân, phép chia, đã xây dựng kĩ thuật ban đầu về cách tính để thực hiện phép nhân, phép chia đơn giản nói chung, phép nhân, phép chia trong bảng 2 và 5 nói riêng ở Toán 2, chẳng hạn:
– Việc xây dựng các bảng nhân, chia với 2 và 5. Với bảng nhân 2 hoặc 5, HS biết được thêm 2 hoặc thêm 5 vào kết quả của phép nhân trước được kết quả phép nhân tiếp sau. Với bảng chia 2 và 5, HS dựa vào bảng nhân 2 và 5, từ mỗi phép nhân trong bảng suy ra phép chia tương ứng.
2.3. Chủ đề về Hình học
66
Nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề về Hình học trong Chương trình môn Toán lớp 2 như sau:
67
Cách tiếp cận xây dựng nội dung và tiến trình dạy học nội dung hình học được thực hiện tương tự ở SGK Toán 1, chẳng hạn: Khi hình thành khái niệm, biểu tượng, nhận biết hình thường theo mô hình sau:
68
69
– Lưu ý:
+ Vì hình học ở Tiểu học là hình học trực quan nên yêu cầu với HS lớp 2 ở mức độ nhận biết hình trên dạng tổng thể (chưa yêu cầu tìm hiểu các đặc điểm, yếu tố của hình).
+ Tăng cường thực hành, trải nghiệm các hoạt động về xếp ghép hình, liên hệ với các hình ảnh, vật thật liên quan có trong thực tế xung quanh các em (phù hợp với từng địa phương).
2.4. Chủ đề về Đo lường
70
Nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề về Đo lường trong Chương trình môn Toán lớp 2 như sau:
71
Lưu ý: Tương tự như ở Toán 1:
Việc hình thành biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng theo mô hình sau:
72
– Lưu ý:
+ Ở lớp 2, mức độ để HS cảm nhận, nhận biết được về biểu tượng các đại lượng và biểu tượng về các đơn vị đo đại lượng chỉ là ban đầu.
+ Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm.
+ Tăng cường “ước lượng” trước khi đo.
2.5. Chủ đề về
Thống kê và Xác suất
73
– Một số yếu tố Thống kê và Xác suất là mạch kiến thức được đưa vào Chương trình môn Toán Tiểu học 2018 từ lớp 2.
– Nội dung và yêu cầu cần đạt của mạch “Thống kê và Xác suất” trong Chương trình môn Toán lớp 2 như sau:
74
Cách tiếp cận nội dung và tiến trình dạy học yếu tố Thống kê và Xác suất trong Toán 2 thường đi từ ví dụ, hình ảnh, vật thật có trong thực tế, gắn với những hoạt động thường ngày của HS để giúp HS cảm nhận, nhận biết những hiểu biết ban đầu đơn giản về yếu tố Thống kê và Xác suất (mức độ như ở phần yêu cầu cần đạt).
75
PHẦN BỐN
DẠY HỌC TOÁN 2
76
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
77
78
Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, với sự hướng dẫn, trợ giúp hợp lí của GV, hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán học. Quá trình đó có thể được tổ chức theo chu trình:
Như vậy, chúng ta không chỉ chú ý tới mặt tích cực hoá hoạt động học tập của HS mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn, với hoạt động thực hành, trải nghiệm.
1. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “KHÁM PHÁ”
79
80
– Phần Khám phá ở mỗi bài học nhằm giúp HS tìm hiểu, hình thành kiến thức mới. Từ kiến thức đã học, trên cơ sở những tình huống thực tế xung quanh các em, HS qua quan sát, trải nghiệm rút ra bài học, tiếp cận kiến thức mới để có thể giải quyết vấn đề đặt ra. (Có sự trợ giúp, gợi mở của GV, những nội dung kiến thức phát triển năng lực, phù hợp với lứa tuổi HS.)
– Cách tiếp cận theo mô hình sau:
81
82
2. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN
“THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP”
83
84
85
– Thực hành, luyện tập thường được tổ chức dưới dạng cho HS hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm.
– Cần hình thành cho HS phương pháp giải toán, cách suy nghĩ tìm tòi lời giải.
– Khai thác, mở rộng bài toán.
86
2.1. Dạng bài có tên là “Hoạt động”
87
2.2. Dạng bài có tên là “Luyện tập”
88
2.3. Dạng bài có tên là “Luyện tập chung”
TÌM TÒI LỜI GIẢI, KHAI THÁC, MỞ RỘNG BÀI TOÁN
89
90
91
92
93
94
3.4. Dạng bài có tên là “Thực hành, trải nghiệm”
HS được tự thực hiện các thao tác, được trực tiếp sử dụng các công cụ để vẽ, xếp, gấp hình hoặc cân, đo, đong, đếm hoặc xem đồng hồ, xem lịch. Tất cả các em được thực hành, trải nghiệm qua các hoạt động ở trong lớp và ngoài lớp trong các tiết học đó.
95
96
3.5. Dạng bài có tên là “Ôn tập chung”
– Gồm hệ thống các dạng bài tập đã học trong cả học kì, cả năm học.
– Cung cấp, định hướng nội dung kiểm tra, đánh giá định kì.
97
98
99
3.6. Dạng bài có tên là “Trò chơi”
100
PHẦN NĂM
NGHIÊN CỨU VIDEO TIẾT DẠY MINH HOẠ
101
Xác định mục tiêu của bài học và tiết học
Thảo luận, chỉ ra ưu, nhược điểm của tiết dạy
Bài học kinh nghiệm
PHẦN SÁU
GIỚI THIỆU SGV, VBT, VTH TOÁN 2
103
104
105
Sách giáo viên: Là tài liệu hướng dẫn GV sử dụng hiệu quả SGK trong dạy học. Định hướng cho GV cách tiếp cận nội dung và phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu của bài học.
Vở bài tập: Biên soạn bám sát nội dung từng bài học trong SGK. Chủ yếu gồm các bài tập tương tự trong SGK chỉ khác về số liệu và hình thức thể hiện như : Viết, vẽ, nối, tô màu nhằm tạo thuận lợi cho HS khi thực hành củng cố kiến thức. Ngoài ra còn có một số bài tập mở rộng, nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cao hơn của HS khá, giỏi.
Vở thực hành: Biên soạn bám sát nội dung từng bài học trong SGK. Nội dung mỗi tiết chủ yếu gồm các bài tập trong SGK, nhưng được “chuyển lệnh” thành: Điền, viết, vẽ, tô màu, nối, khoanh,… giúp HS thuận tiện khi thực hành, luyện tập và nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. Ngoài ra còn có một số bài tập mở rộng, nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cao hơn của HS khá, giỏi.

106