Giỏi Văn – Bài học: Tìm hiểu đề cách làm bài văn tự sự
Nội dung
I – ĐỀ, TÌM HIỂU ĐỀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
1. Đề văn tự sự
Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi:
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
(2) Kể chuyện về một người bạn tốt
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đổi mới
(6) Em đã lớn rồi
Câu hỏi:
– Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
– Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề tự sự không?
– Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.
– Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
2. Cách làm bài văn tự sự
Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b) Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề. Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
Ghi nhớ
– Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
– Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
– Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
– Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
II – LUYỆN TẬP
Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên.
Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi:(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em(2) Kể chuyện về một người bạn tốt(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu(4) Ngày sinh nhật của em(5) Quê em đổi mới(6) Em đã lớn rồiCâu hỏi:- Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?- Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề tự sự không?- Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.- Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?Cho đề văn: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?b) Lập ý là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề. Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?d) Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”?đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.Hãy ghi vào giấy dàn ý em sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên.