Giò me Nam Đàn – Đặc sản ngày Tết – Giò me Nam Đàn – Sản xuất giò me cao cấp Nghệ An
Với một đất nước đa dạng nền văn hóa như Việt Nam, ẩm thực từng vùng miền từ Bắc chí Nam lại có những nét đặc sắc riêng, mang đậm dấu ấn của vùng đất đó.
Tết là dịp cả gia đình sum vầy, quây quần với nhau bên mâm cơm. Với một đất nước đa dạng nền văn hóa như Việt Nam, ẩm thực từng vùng miền từ Bắc chí Nam lại có những nét đặc sắc riêng, mang đậm dấu ấn của vùng đất đó. Với vùng đất địa linh nhân kiệt là Nghệ An, ngoài Bánh chưng xanh thì cây giò ngày tết là đặc trưng ẩm thực không thể tách rời mỗi khi tết đến Xuân về.
Bánh chưng Bánh tét – Đặc sản không thể thiếu ngày Tết
Giò me Nam Đàn Nghệ An là sản phẩm đặc trưng của miền quê xứ Nghệ, sự cầu kỳ trong sản phẩm giò me cũng giống như sự cầu kỳ trong gói bánh chưng tết. Giò Me Nghệ An là món ăn được gói sẵn, hương vị thơm ngon đặc trưng bởi hương vị của thịt me xứ Nghệ. Rất được ưa chuộng và dần xem là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.
Đặc sản giò me Nghệ An – Giò me Nam Đàn
Món ăn ngày Tết Đậm đà hương vị cổ truyền cùng thịt đông Vào độ Tết đến xuân về, khí hậu miền Bắc mọi năm thường chuyển lạnh. Trong điều kiện thời tiết rét mướt như vậy, người miền Bắc lại mê mẩn một nồi thịt đông ăn kèm cùng bát cơm nóng dẻo. Chưa ai lí giải được vì sao người ta lại chuộng một món ăn nguội lạnh hơn một món ăn thơm nóng trong tiết trời se lạnh như vậy, có lẽ chính điểm lạ lùng này đã tạo thêm nét độc đáo cho món ăn. Cũng như bánh chưng bánh tét, giò me là sản phẩm nguội, đóng gói sau sản xuất nên được dùng ngay, rất thuận tiện cho việc tiếp khách của gia đình ngày tết.
Hương vị Tết cổ truyền dân tộc
Bánh tét thể hiện sự hội tụ các tinh hoa của đất trời – là món ăn luôn có mặt trong gian bếp của mỗi gia đình miền Trung vào dịp Tết. Ở miền Bắc, bánh chưng được gói bằng lá dong, thì bánh tét miền Trung lại bọc bằng chuối. Bánh có hình trụ dài, được gói chắc chắn với các nguyên liệu cơ bản nhất như thịt heo, đậu xanh, gạo nếp… Bánh có màu xanh thẫm với mùi thơm của nếp cái, thịt lợn và đậu xanh. Từng miếng bánh tét mang vị mặn mặn của đậu xanh và nếp cải được ngâm nước muối, nhấn chút vị cay nồng của tiêu, thêm vị béo thơm của thịt mỡ. Nguyên liệu càng đơn giản, không có nhân thì bánh sẽ càng giữ được lâu. Mỗi gia đình miền Trung thường chỉ gói dăm đòn bánh Tét có nhân, còn lại để không, để lại khi hết mùng đem ra chiên lên giòn rụm, ăn kèm vài lát dưa món, ít củ kiệu hoặc tôm chua là đủ một bữa chắc bụng.