Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân

Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để có được giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn cần phải thực hiện một số thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.

1. Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm như thế nào?

Doanh nghiệp tư nhân.Doanh nghiệp tư nhân.

Theo hướng dẫn tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
  • Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Với các đặc điểm trên, doanh nghiệp tư nhân có thể xem là tài sản riêng của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quản lý, quyết định đối với doanh nghiệp mà không bị ràng buộc bởi bất cứ bên nào. Theo quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020, việc quản lý doanh nghiệp tư nhân được hướng dẫn như sau:

“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

2. Cách làm giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân có phức tạp hay không?

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tục làm giấy phép thành lập công ty tư nhân không có phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần nắm vững các quy định pháp lý để chuẩn bị hồ sơ và thực hiện một số thủ tục cần thiết.

2.1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Theo công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh quy định về hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của của chủ doanh nghiệp tư nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
  • Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện;
  • Bìa hồ sơ;
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

2.2. Nộp hồ sơ

Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền có chữ ký của bên ủy quyền và bên được ủy quyền, văn bản này không bắt buộc phải công chứng.

Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thì phải đính kèm hợp đồng cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ và giấy tờ cá nhân đối với người được giới thiệu.

Trường hợp ủy quyền cho nhân viên bưu chính thì phải có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và văn bản đề nghị của doanh nghiệp.

2.3. Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động, cần lưu ý một số hoạt động quản lý như sau:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh vẫn là chủ doanh nghiệp;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Đăng ký kinh doanh nhanh:

Gọi ngay: 0794.80.8888