Giấy khám sức khỏe xin việc: Những thông tin bạn cần biết – JobsGO Blog
Đánh giá post
Nếu không có giấy khám sức khỏe xin việc, ứng viên và nhà tuyển dụng có thể đối mặt với những hậu quả khôn lường như: mức tiền phạt cao, đình chỉ hoạt động, ảnh hưởng uy tín… Vậy bạn cần biết gì về vấn đề khám sức khỏe xin việc? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay nào!
Giấy khám sức khỏe là gì?
Giấy khám sức khỏe là chứng nhận y tế được cung cấp bởi bệnh viện hay các cơ sở y tế có thẩm quyền. Đây là loại giấy tờ cho thấy sức khỏe của ứng viên đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bạn đọc lưu ý rằng, giấy khám sức khỏe sử dụng trong quá trình xin việc làm chỉ có hiệu lực trong vòng sáu tháng.
Đối với đa số các công ty, tổ chức, nhân viên sẽ cần nộp giấy khám sức khỏe sau khi chính thức được nhận vào làm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan Nhà nước thường yêu cầu ứng viên nộp giấy khám sức khỏe kèm theo hồ sơ xin việc.
Theo Thông tư số 14/ 2013/ TT – BYT, ứng viên, người lao động cần:
- Khám thể lực
- Khám nội khoa
- Khám ngoại khoa
- Khám phụ khoa (đối với nữ)
- Khám cận lâm sàng
- Khám mắt Khám tai – mũi – họng
- Khám răng – hàm – mặt
Giấy khám sức khỏe xin việc chứa thông tin gì?
Giấy khám sức khỏe tại các phòng khám, bệnh viện sẽ có một số khác biệt về mặt hình thức. Nhưng nhìn chung tất cả đều chứa các thông tin quan trọng như sau:
- Thông tin cá nhân của người xin việc, người lao động với nội dung như họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh,…
- Các thông tin về chiều cao, cân nặng, thị lực, chỉ số tim mạch, huyết áp,…
- Kết quả khám lâm sàng qua phương pháp xét nghiệm như xát nghiệm công tác máu, sinh hóa, nước tiểu.
- Thông tin tiền sử bệnh của người khám cũng như các thành viên trong gia đình.
- Kết luận tổng thể, chữ ký và con dấu mộc.
👉 Xem thêm: Hồ sơ xin việc gồm gì? Mua hồ sơ xin việc ở đâu?
Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe xin việc
Khi đi khám sức khỏe để xin giấy phục vụ cho công việc, học tập, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- Thông tin cá nhân người khám bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc (của cá nhân và người thân).
- Ảnh kích thước 4*6 (cm): ít nhất 2 chiếc. Mỗi một tờ khám sức khỏe xin thêm cần có thêm 1 ảnh. Số lượng ảnh phụ thuộc vào số giấy khám sức khỏe bạn cần. Do đó, nếu muốn nhiều bản giấy khám sức khỏe, hãy chuẩn bị nhiều ảnh 4*6 hơn.
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Sổ bảo hiểm y tế còn thời hạn tính đến thời điểm khám (nếu có).
- Chi phí khám.
👉 Xem thêm: Cách viết bìa hồ sơ xin việc chuẩn
Vai trò của giấy khám sức khỏe đối với quá trình xin việc
Người lao động cần nộp giấy khám sức khỏe cho công ty, doanh nghiệp vì các lý do:
- Giấy khám sức khỏe chứng minh người lao động có sức khỏe tốt, đáp ứng và phù hợp với các tiêu chí của công ty, doanh nghiệp.
- Một trong những thủ tục bắt buộc để bạn có thể xin giấy phép lao động một cách hợp pháp.
- Người lao động sẽ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân và có thể chữa bệnh kịp thời trường hợp thể trạng không được khỏe mạnh.
Nếu không sở hữu giấy khám sức khỏe xin việc, trong quá trình công tác, người lao động có thể bị phạt nặng và chủ lao động sẽ đối mặt với việc bị đình chỉ hoạt động.
>> Tham khảo các loại giấy tờ khác trong bộ hồ sơ xin việc:
Quy trình khám sức khỏe xin việc
Quy trình khám sức khỏe tại hầu hết các đơn vị, cơ sở y tế hiện nay đều bao gồm 3 bước là chuẩn bị hồ sơ, khám và nhận giấy khám sức khỏe. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Ở bước đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn ở mục phía trên. Đừng quên rà soát kỹ càng trước khi nộp hồ sơ để tiết kiệm thời gian và công sức.
Thăm khám
Sau khi nộp hồ sơ khám sức khỏe, bạn bắt đầu quy trình thăm khám chi tiết với các bước sau:
- Xuất trình đầy đủ các giấy tờ tùy thân đã chuẩn bị tại quầy tiếp đón đồng thời nêu rõ lý do khám sức khỏe để nhận hướng dẫn chi tiết từ nhân viên phòng khám, bệnh viện.
- Nhận thông tin chi phí, tiến hành nộp tiền và nhận bản hướng dẫn đến các khoa/phòng khám như:
- Khám nội chung.
- Siêu âm.
- Phụ khoa.
- Răng – hàm – mặt.
- Tai – mũi – họng.
- Da liễu.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chụp x-quang/ test chất gây nghiện…(đối với một số ngành đặc thù cần phải có).
- Đợi tại phòng chờ để nhận kết quả và thông báo chi phí phát sinh trong quá trình khám bệnh.
Nhận giấy khám sức khỏe xin việc
Đối với các bệnh viện tuyến Trung ương, hoàn thành các chi phí phát sinh, bạn sẽ được thông báo lịch nhận giấy khám sức khỏe sau 1 – 2 ngày. Tại các cơ sở khám bệnh, phòng khám,… bạn có thể nhận giấy khám chỉ sau 2 – 3 giờ đồng hồ.
👉 Xem thêm: Lưu ý gì để sở hữu mẫu hồ sơ cá nhân thu hút mọi ánh nhìn?
Yêu cầu trong giấy khám sức khỏe xin việc
Để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bạn hãy lưu lại một số điểm đáng chú ý như sau:
Cung cấp thông tin sức khỏe chung
- Tiền sử sức khỏe các thành viên trong gia đình: Đây là các thông tin quan trọng giúp bác sĩ nhận diện tình trạng sức khỏe cũng như nguy cơ mắc bệnh của người khám. Từ đó, các y bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về khám sàng lọc để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
- Tiền sử sức khỏe bản thân: Hãy ghi nhớ chính xác các bệnh từng mắc, chữa khỏi; thông tin, thời gian phẫu thuật; các chứng dị ứng cũng như thông tin tiêm chủng ngừa cá nhân.
Thực trạng khám sức khỏe xin việc hiện nay
Do nhu cầu làm giấy khám sức khỏe xin việc của người lao động tăng cao, các bệnh viện đều phát triển dịch vụ khám, cấp giấy sức khám sức khỏe cho các ứng viên. Mức chi phí khám sức khỏe tổng quát thường dao động từ 1 – 1,5 triệu đồng.
Đối với những người có bảo hiểm y tế, giá khám sức khỏe tổng quát được giảm còn khoảng 85.000 – 90.000 đồng/lượt. Một số bệnh viện thu thêm phí hồ sơ khoảng 4.000 đồng. Như vậy, tổng chi phí khám sức khỏe có thể dao động từ 80.000 – 120.000 đồng.
Bên cạnh đó, có một số đơn vị không khám sức khỏe mà bán trực tiếp với mức giá chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đồng. Chi phí hợp lý, tiết kiệm thời gian, phương thức này được khá nhiều người lao động lựa chọn.
Chi phí khám sức khỏe xin việc là bao nhiêu?
Mỗi bệnh viện, phòng khám sẽ có quy định khác nhau về chi phí khám bệnh. Khách hàng khám tại các bệnh viện đúng tuyến sẽ được bảo hiểm hỗ trợ chi trả. Các trường hợp khác, người khám cần chi trả các khoản phí sau đây:
- Phí khám ban đầu từ 200.000-300.000đ/lần.
- Phí siêu âm, Phụ khoa, Răng – hàm – mặt, Tai – mũi – họng, Da liễu,…
- Chi phí phát sinh (nếu có).
Vài điều cần lưu ý về việc xin giấy khám sức khỏe
Xin giấy khám sức khỏe là việc không quá phức tạp. Nhưng để tránh các rắc rối không đáng có, bạn hãy chú ý:
- Kiểm tra cụ thể yêu cầu của doanh nghiệp về thời hạn giấy khám sức khỏe. Bởi Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định giấy khám sức khỏe có giá trị trong 12 tháng. Nhưng trên thực tế, một số doanh nghiệp chỉ chấp nhận giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng.
- Chuẩn bị đầy đủ ảnh chân dung 4*6 trong vòng 3 – 6 tháng. Chú ý đóng dấu giáp lai vào ảnh nếu công ty yêu cầu.
- Hãy liên hệ với cơ sở y tế, bệnh viện để đảm bảo bản thân nắm rõ các yêu cầu để chuẩn bị thăm khám. Ví dụ như: nhịn ăn và nhịn uống trước 12 tiếng, tránh các chất kích thích,…
- Khai báo trung thực và chính xác về tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình. Nếu có thể, bạn hãy mang sổ theo dõi sức khỏe định kỳ để quá trình thăm khám được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Đối với người lao động dưới 16 tuổi, nội dung khám sức khỏe sẽ bao gồm tai – mũi – họng và răng – hàm – mặt. Tùy thuộc vào các cá nhân, bác sĩ có thể chỉ định thăm khám riêng một số nội dung.
- Danh mục khám sức khỏe tương đối dài nên để tiết kiệm thời gian, bạn hãy đến sớm hơn một chút so với dự kiến.
- Chú ý kiểm tra đầy đủ chữ ký, xác nhận bác sĩ cũng như dấu đỏ bởi thiếu các phần này, giấy khám sức khỏe không có giá trị sử dụng trong xin việc.
👉 Xem thêm: Bí quyết viết đơn xin việc làm thêm “ăn trọn” điểm từ nhà tuyển dụng
Khám sức khỏe xin việc ở đâu đảm bảo uy tín?
Khám tại các bệnh viện Nhà nước từ tuyến huyện trở lên đảm bảo phù hợp với yêu cầu giấy khám sức khỏe mọi doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn khám sức khỏe tại các phòng khám tư được cấp phép của Bộ Y tế. Cùng với đó, đừng bỏ qua các lưu ý quan trọng như sau:
- Phòng khám, bệnh viện có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế.
- Địa chỉ có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.
- Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại.
Mẫu giấy khám sức khỏe để đi xin việc làm
Để phù hợp với mục đích cá nhân và yêu cầu của các doanh nghiệp, công ty, giấy khám sức khỏe xin việc được cung cấp dưới các mẫu khác nhau. Tuy nhiên, giấy khám sức khỏe A3 hiện là mẫu được sử dụng phổ biến nhất.
Tùy theo số lượng dịch vụ sử dụng và khu vực thăm khám, tổng chi phí cho dịch vụ khám sức khỏe hiện giá khoảng 400.000 – 600.000 đồng.
Dưới đây là mẫu giấy khám sức khỏe sử dụng để xin việc khổ A3 để bạn tham khảo.
Bạn đọc lưu ý tuyệt đối không sử dụng dịch vụ làm giả giấy khám sức khỏe để phục vụ xin việc. Một số hệ lụy có thể kể đến như tai nạn nghề nghiệp, đình chỉ công tác hay truy cứu hình sự,…
Như vậy, thông qua bài viết trên, JobsGO đã phổ biến đến bạn những thông tin cơ bản về giấy khám sức khỏe xin việc. Hy vọng bạn đọc có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết hỗ trợ cho việc thăm khám sức khỏe được diễn ra thuận lợi, an toàn và hợp pháp.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)