Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Quy định mới 2022
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp (15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020). Vậy, giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý như thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếng Anh là Enterprise Registration Certificate viết tắt là ERC, giấy phép này có tên gọi cũ là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay thường gọi là giấy đăng ký kinh doanh.
Cụ thể: Thuật nghữ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được sử dụng theo cách gọi của Luật doanh nghiệp 2005 để ghi nhận những thông tin về đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp. Khi luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì thông tin doanh nghiệp được gọi là thông tin đăng ký doanh nghiệp, từ đó thay đổi thuật ngữ từ GCN đăng ký kinh doanh thành GCN đăng ký doanh nghiệp. Từ 01/01/2021 quy định này cũng không có sự thay đổi theo luật doanh nghiệp năm 2020.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục IV Thông tư 01/2021/TT-BKHDT.
Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.
Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Sự khác nhau về thông tin có trên GCN đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH và công ty cổ phần như sau:
- Thứ nhất, công ty TNHH có ghi nhận thông tin chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên, thông tin thành viên góp vốn đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên. Còn đối với công ty cổ phần thì lại không ghi nhận thông tin cổ đông sáng lập.
- Thứ hai, thông tin vốn điều lệ công ty cổ phần có ghi nhận số cổ phần và mệnh giá cổ phần nhưng công ty TNHH thì chỉ ghi nhận thông tin vốn điều lệ mà thôi.
Như vậy giả định bạn định thành lập doanh nghiệp sau đó thế chấp tài sản để vay vốn, trong đó muốn có thông tin người sở hữu tài sản là thành viên, cổ đông công ty. Khi đó bạn cần nắm rõ quy định pháp luật để giải trình với ngân hàng phòng tránh vướng mắc khi họ thẩm duyệt hồ sơ vay vốn.
Các hành vi bị nghiêm cấp liên quan đến GCN đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 16 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó bao gồm:
- Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định về phí và lệ phí.
Theo Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.
Tra cứu thông tin đăng ký doanh nghiệp
Những người quản lý doanh nghiệp từ trước thời điểm 01/07/2015 có lẽ quen với việc GCN đăng ký kinh doanh cú đủ các thông tin gồm có cả ngành nghề kinh doanh, thông tin chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện,… Xin lưu ý các thông tin này vẫn thuộc thông tin đăng ký doanh nghiệp được Phòng ĐKKD lưu trữ tại cổng thông tin điện tử quốc gia. Nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm:
1. Tên doanh nghiệp.
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
3. Ngành, nghề kinh doanh.
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.
6. Thông tin đăng ký thuế.
7. Số lượng lao động.
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Hiện tại công ty Luật Trí Nam cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói trong việc:
Quý khách hàng cần liên hệ các dịch vụ về đăng ký kinh doanh ngay hôm nay hãy liên hệ
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.755 – 0934.345.745
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.