Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Để tìm kiếm chính xác các bài viết của AZLAW, hãy search trên Google với cú pháp: “Từ khóa” + “azlaw”. (Ví dụ: thành lập công ty azlaw). Tìm kiếm ngay

Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục là gì? Điều kiện để cấp giấy chứng nhận? Quy định pháp luật về việc đào tạo liên tục

Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là gì?

Theo quy định tại điều 3 thông tư 22/2013/TT-BYT quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education – CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development – CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.

Điều kiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Để được cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục, phải tham gia các khóa đào tạo theo quy định tại điều 14 thông tư 22/2013/TT-BYT (sửa đổi bởi thông tư 26/2020/TT-BYT) như sau

Điều 14. Xác nhận đã tham gia đào tạo liên tục
1. Việc xác nhận đã tham gia đào tạo liên tục được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
a) Chứng chỉ đào tạo liên tục được cơ sở đào tạo liên tục cấp cho người học tham gia khóa đào tạo theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này khi đáp ứng được các yêu cầu của khóa học. Các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ đào tạo liên tục phải có chương trình và tài liệu đào tạo được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đào tạo liên tục được cơ sở đào tạo liên tục cấp cho người học tham gia khóa đào tạo theo hình thức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 6 Thông tư này khi đáp ứng được các yêu cầu của khóa học.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu Chứng chỉ và Giấy chứng nhận đào tạo liên tục tại Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04.

Chứng chỉ đào tạo liên tục:
– Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.

Giấy chứng nhận đào tạo liên tục
1. Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.
3. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
4. Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.

Mức phạt khi không cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Theo quy định nếu không cập nhật kiến thức y khoa liên tục sẽ không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, theo điều 29 luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:

Điều 29. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;

Do vậy, hậu quả khi không cập nhật kiễn thức y khoa là bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Tại thông báo số 4071/SYT-QLHNYDTN do SYT Hà Nội ban hành ngày 14/09/2022 quy định:

Thực hiện Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 và Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28/12/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Sở Y tế thông báo đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội nội dung sau:
Kể từ ngày 29/8/2022, Sở Y tế Hà Nội sẽ không tiếp nhận: Hồ sơ cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; Hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh khi người hành nghề không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo đúng quy định.

Tuy nhiên, theo AZLAW đánh giá đây là một văn bản vi phạm quy định tại nghị định 61/2018/NĐ-CP về cơ chế một cửa như sau:

Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây:
đ) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;

Theo luật ban hành văn bản pháp luật thì thông báo của Sở Y Tế không phải là văn bản pháp luật. Vì vậy, việc yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ theo quy định tại thông báo của Sở Y Tế là không có cơ sở.