Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non – Tài liệu, ebook, giáo trình

Cuốn “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non” viết về vấn đề

phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ

từ 0-6 tuổi.

Trong cuốn sách này tác giả trình bày những vấn đề mang tính hệ thống về

nghiên cứu khoa học, các vấn đề phương pháp luận và các phương pháp nghiên

cứu, các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo

dục mầm non. Ngoài ra, trong cuốn sách còn có phần phụ lục nhằm hướng dẫn cho

sinh viên các lựa chọn đề tài nghiên cứu và thực thi đề tài nghiên cứu khoa học

trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

Cuốn sách bao gồm 3 chương:

– Chương 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học

– Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

– Chương 3: Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo

dục mầm non.

pdf

36 trang

|

Chia sẻ: Mr Hưng

| Lượt xem: 5844

| Lượt tải: 8

download

Bạn đang xem trước

20 trang

nội dung tài liệu Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Những thiếu sót nêu trên của phương pháp thực nghiệm không phải như
nhau trong các loại thực nghiệm sau đây:
b.4) Các loại thực nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu trẻ em:
– Thực nghiệm trong phòng :
Phòng thí nghiệm là nơi có những máy móc thiết bị đặc biệt, chuyên dùng.
Đó có thể là những máy móc để người làm thí nghiệm điều khiển, có thể là những
máy móc để cho người được làm thí nghiệm (trẻ em). Ví dụ: máy ghi nhận những
thay đổi trong hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ cơ, hoạt động của các cơ quan bên
trong cơ thể … máy đo chính xác thời gian, cường độ, tốc độ và hướng vận tốc của
hiện tượng được nghiên cứu, những quá trình hưng phấn và ức chế trên vỏ não
27
dưới ảnh hưởng của những tác động nhất định đến trẻ… Khi tiến hành thực nghiệm
loại này đứa trẻ được nghiên cứu trong những điều kiện hoàn cảnh không quen
thuộc, không bình thường. Do đó trẻ rất sợ hãi, lo lắng và hành động, hành vi của
trẻ trở nên không bình thường (trẻ bối rối, lúng túng và trả lời lung tung, thậm chí
không chịu trả lời) .Vì vậy, trong nghiên cứu trẻ em người ta ít dùng loại thực
nghiệm này.
– Thực nghiệm tự nhiên:
Là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của quá
trình dạy học và giáo dục. Người nghiên cứu đóng vai trò người nuôi dạy trẻ trực
tiếp đứng ra tổ chức một hoạt động nào đó cho các em. Các em hăng say chơi một
trò chơi, hoặc làm những bài tập người ta ra cho mình với mục đích riêng mà
không biết rằng mình đang được nghiên cứu. Chính vì vậy trẻ bộc lộ thành thực
những đặc điểm tâm lý của mình. Cũng có thể người nghiên cứu không trực tiếp tổ
chức hoạt động cho trẻ mà nhờ cô nuôi dạy trẻ, còn mình thì theo dõi và ghi kết
quả. Nhưng với điều kiện người nghiên cứu đã có một quá trình tiếp xúc làm quen
với trẻ sao cho sự có mặt của mình là bình thường trong quá trình trẻ hoạt động.
Một loại đặc biệt của thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm tâm lý-sư phạm.
Xuất phát từ giả thuyết khoa học nhà nghiên cứu tiến hành những kiểu thực nghiệm
tâm lý- sư phạm khác nhau. Ví dụ: Trong một lớp học, khi làm quen trẻ với môi
trường xung quanh, người ta dùng những tranh ảnh được lựa chọn đặc biệt trình
bày cho trẻ xem trước khi vào học, còn trong một lớp song song khác, những hình
ảnh đó được trình bày trong thời gian học. Như vậy, trong khi duy trì tất cả những
điều kiện khác như nhau, nhà nghiên cứu chỉ thay đổi một trong những điều kiện ấy
và sau đó tiến hành nghiên cứu so sánh những kết quả thu nhận được. Trong khi
thay đổi quá trình giáo dục và dạy trẻ như thế, nhà nghiên cứu có thể vạch ra ảnh
hưởng của sự thay đổi đó tới mặt nội dung cần được nghiên cứu của trẻ. Những
thực nghiệm tâm lý-sư phạm như thế cho phép nhà nghiên cứu nêu lên những đặc
điểm, những mối quan hệ, sự phụ thuộc về các mặt của quá trình tâm lý được
nghiên cứu, những trạng thái và những thuộc tính của trẻ những thuộc tính này
không thể khám phá ra bằng sự quan sát hay thực nghiệm trong phòng.
28
Thực nghiệm tâm lý-sư phạm còn có một ưu điểm không chối cãi được. Nó
đặt trẻ trong tình thế không phải của người được làm thí nghiệm mà của người
được giáo dục. Đem thử áp dụng những phương pháp tốt nhất, những thủ thuật dạy
học và giáo dục tiến bộ nhất vào những nhóm trẻ khác nhau, nhà nghiên cứu tạo
cho trẻ trong nhóm thực nghiệm những khả năng phát triển tốt nhất.
Để xác định rõ trẻ đã đạt được những tiến bộ gì qua quá trình thực nghiệm
tâm lý-sư phạm, người ta tiến hành như sau:
– Trước khi tiến hành thực nghiệm hình thành, người nghiên cứu đo trẻ trên
một thực nghiệm khác có tính đo nghiệm để xem đối tượng nghiên cứu đang ở trình
độ phát triển nào (thực nghiệm kiểm định).
– Tiếp theo là thực nghiệm hình thành nhằm tạo ra ở trẻ một trình độ phát
triển mới, như giả thuyết đã nêu ra.
– Cuối cùng lại cho trẻ làm thực nghiệm giống như ban đầu (thực nghiệm
kiểm tra)
Quá trình thực nghiệm tác động đem lại kết quả tốt, nếu kết quả thu được ở
lần đo nghiệm cuối cao hơn lần đo nghiệm đầu và ngược lại. Nếu kết quả như nhau
có nghĩa là những tác động hình thành của người nghiên cứu không có kết quả.
c) Phương pháp trắc nghiệm (Test)
c.1) Khái niệm:
Trắc nghiệm là một hình thức thực nghiệm đặc biệt gồm những bài tập tiêu
chuẩn hoá ngắn, soạn ra để xác định mức độ phát triển của những quá trình tâm lý
khác nhau ở trẻ (thông qua việc trẻ trả lời hay thực hiện những bài tập nói trên nhà
nghiên cứu có thể xét đoán trình độ phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ em).
c.2) Dấu hiệu: Trắc nghiệm có những dấu hiệu cơ bản sau:
– Tính tiêu chuẩn hoá của việc trình bày và xử lý kết quả (những bài tập đặt
ra trong bộ Test đã được tiêu chuẩn hoá và có thể áp dụng với mọi đối tượng, đáp
án của các bài tập đã được định trước, chúng được đánh giá theo tiêu chuẩn định
trước- thang điểm).
– Tính không phụ thuộc của kết quả nghiên cứu vào ảnh hưởng của tình
huống thực nghiệm và nhân cách nhà nghiên cứu.
29
– Tính đối chiếu của các tài liệu cụ thể riêng với các tài liệu chuẩn mực, có
nghĩa là những kết quả thu được trên một đứa trẻ trong những điều kiện như thế
tương ứng với kết quả thu được ở một nhóm trẻ khá tiêu biểu khác.
Như vậy, Test là một trong những biến dạng của phương pháp thực nghiệm –
thực nghiệm này mang tính chất thử nghiệm và tính chất đo lường, nghĩa là hướng
vào việc vạch ra không chỉ có sự có mặt mà cả mức độ phát triển của một năng lực
tâm lý này hay một năng lực tâm lý khác.
c.3) Ưu điểm của phương pháp trắc nghiệm:
– Tính ngắn gọn.
– Tính tiêu chuẩn.
– Tính đơn giản về mặt kỹ thuật và thiết bị.
– Sự biểu đạt kết quả dưới hình thức định lượng.
– Tính tiện lợi đối với việc xử lý toán học.
c.4) Hạn chế của phương pháp trắc nghiệm:
– Tính chất không rõ ràng về bản chất tâm lý của cái được xác định bằng trắc
nghiệm.
– Chỉ quan tâm đến kết quả thống kê mà không chú ý đến quá trình dẫn đến
kết quả.
– Dễ bị đánh tráo đối tượng nghiên cứu.
– Không tính đến sự phát triển của các năng lực nói riêng, tâm lý nói chung.
– Không tính đến nhiều nhân tố đa dạng khác có thể ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu (phong tục tập quán, nền văn hoá xã hội, trình độ văn hoá của đối
tượng…)
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, những bài tập trắc nghiệm thường được sử
dụng dưới dạng các hoạt động quen thuộc: trò chơi, thiết kế xây dựng, hay vẽ v.v.
Ví dụ:
– Test Denver (Denver Development screening test) dùng để đánh giá sự phát
triển của trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi, gồm 105 item, xếp theo trình tự để trẻ lần
lượt thực hiện và phân chia trên phiếu kiểm tra theo 4 khu vực: vận động, thích
ứng, ngôn ngữ và quan hệ cá nhân. Có 31 tiết kiểm tra vận động thô sơ: ngẩng đầu,
30
biết ngồi, lẫy, biết đi, đá bóng v.v. Có 21 tiết kiểm tra ngôn ngữ, khả năng nghe,
hiểu và nói, thực hiện mệnh lệnh, gọi bố mẹ, chỉ vài bộ phận trên cơ thể, phân biệt
màu sắc v. v. Về vận động tinh tế có 30 tiết về khả năng phối hợp mắt, tay, sử dụng
bàn tay, sử dụng bàn tay để vận dụng các vật và vẽ. Về quan hệ cá nhân xã hội có
23 tiết về khả năng tiếp xúc với những người xung quanh và biết tự chăm sóc: chơi
ú tim, vẫy tay, tự xúc lấy ăn, mặc quần áo, lau tay và chơi với trẻ khác …Dụng cụ
đơn giản, không đòi hỏi nghiệm viên có trình độ cao, có thể áp dụng rộng rãi nhưng
đủ chính xác để phát hiện sớm những trẻ em có vấn đề.
– Test Brunet – Lezine (dùng xác định tâm lý – vận động của trẻ từ 1 tháng
đến 6 tháng tuổi).
– Thang WPPIS của Wechesler (Wechesler Preschool Primary Intelligence
Scale)
– Test C.A.T. (Children apperception test): dùng cho trẻ em từ 3-10 tuổi
nhằm phát hiện những vướng mắc trong quá trình phát triển, đặc biệt phản ứng với
môi trường gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo. Test C.A.T gồm 10 bức tranh vẽ những thú
vật quen thuộc gà, chó, khỉ, gấu, hổ, sư tử…Mỗi bức tranh đề ra một tình huống làm
cho trẻ nhìn vào có thể bộc lộ những mối tâm tư bị dồn nén như lo hãi, ám sợ, ganh
tỵ với anh chị em, ấm ức hoặc yêu cầu bố, mẹ âu yếm.
– Test Duss.
– Test vẽ cây.
– Test vẽ gia đình.
Tóm lại: Phương pháp trắc nghiệm là phương pháp được dùng hỗ trợ cho các
phương pháp cơ bản khác: quan sát, thực nghiệm…để đưa ra những kết luận khách
quan về đối tượng nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm chúng ta cần
tránh 2 khuynh hướng thường gặp: tuyệt đối hoá vai trò của test hoặc hoàn toàn phủ
nhận nó.
d) Phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại dùng để nghiên cứu một số hiện tượng tâm lý của
đối tượng khảo sát bằng các phân tích những phản ứng bằng lời của họ đối với
những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu đề ra.
31
Phương pháp này chủ yếu dùng cho những người lớn có liên quan đến công
tác chăm sóc- giáo dục trẻ em. Đối với trẻ em trước tuổi học phương pháp này
được sử dụng trong phạm vi hạn chế. Chỉ từ sau 4 tuổi mới có thể tổ chức những
cuộc hỏi đáp trong đó trẻ em phải trả lời bằng lời. Phương pháp này được sử dụng
để tìm hiểu tri thức và các biểu tượng của trẻ, tìm hiểu ý kiến của các em về các sự
vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, với người khác và với chính bản thân
mình.
Việc tiến hành hỏi – đáp với trẻ phải được chuẩn bị chu đáo. Kết quả của quá
trình này phụ thuộc không chỉ vào nội dung câu hỏi cũng như cách hỏi mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người hỏi và đứa trẻ. Kết quả sẽ tốt hơn nếu
người nghiên cứu tạo ra được một quan hệ tốt đẹp với trẻ bằng tài khéo léo, cởi
mở, ân cần và nhạy cảm đối với những đặc điểm riêng trong nhân cách của trẻ.
Những câu trả lời của trẻ phải được ghi lại đúng nguyên văn. Thông thường
người ta sử dụng phương pháp đàm thoại để hỗ trợ cho các phương pháp chính
như: quan sát, thực nghiệm. Cũng có trường hợp người ta chỉ dùng phương pháp
đàm thoại để nghiên cứu những khía cạnh riêng hoặc từng vấn đề riêng biệt.
e) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Sản phẩm hoạt động của trẻ đó là những tranh vẽ, “tượng” nặn, đồ thủ công,
“công trình” xây dựng, những câu chuyện, những bài thơ do các em sáng tác. Sản
phẩm hoạt động của trẻ chứa đựng thế giới tâm lý của chúng, chính vì vậy, khi
nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ, nhà nghiên cứu hiểu được các đặc điểm
tâm lý, nhân cách của trẻ em. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm hoạt động
đều có ý nghĩa như nhau đối với nhà nghiên cứu. Những sản phẩm trẻ tạo ra do sự
hướng dẫn trực tiếp của người lớn cho chúng ta biết khả năng hiểu và thực hiện
những chỉ dẫn, khả năng chú ý, sự kiên trì của trẻ … Những sản phẩm là kết quả
hoạt động độc lập của trẻ có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Trong đó tranh vẽ của
các em được chú ý hơn cả (nhất là tranh vẽ tự do theo ý muốn của trẻ). Tranh vẽ
của trẻ cung cấp cho người nghiên cứu nhiều tư liệu quý báu về sự phát triển tâm lý
của chúng. Trong tranh, chúng ta thấy đặc điểm tri giác của trẻ, đặc điểm hình
thành những sự vật, hiện tượng được mô tả.
32
Ví dụ: Nhìn tranh vẽ trẻ em, ta có thể thấy những hành động của chúng với
sự vật, hiện tượng có vai trò to lớn như thế nào. Thường trong tranh vẽ, trẻ nhấn
mạnh những đặc điểm của sự vật, hiện tượng mà trẻ quen, biết, phát hiện được
trong quá trình hành động với sự vật, hiện tượng đó.
Tranh vẽ trẻ em còn cho phép trong một chừng mực nào đó có thể đánh giá
về sự phát triển trí tuệ của chúng. Thường những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ vẽ
tranh với nội dung lộn xộn và bố cục kỳ dị. Tranh vẽ trẻ em còn biểu hiện rõ nét
quan hệ của trẻ, thái độ, tình cảm của chúng đối với thế giới xung quanh qua việc
lựa chọn chủ đề, lựa chọn phương pháp thể hiện, qua màu sắc và bố cục của bức
tranh. Ví dụ: trẻ thường tô màu đen với những nhân vật “xấu” và “đáng ghét”,
những người trẻ yêu mến có tần số xuất hiện cao trong tranh của trẻ với kích thước
to hơn với các chi tiết đầy đủ hơn và được tô màu sặc sỡ hơn so với các nhân vật
khác.
Mặc dù có giá trị như vậy, nhưng tranh vẽ không cho chúng ta thấy rõ quá
trình hoạt động của trẻ để tạo ra những sản phẩm đó, cho nên nếu chỉ sử dụng tranh
vẽ của trẻ để đánh giá mức độ phát triển tâm lý, ta có thể gặp phải những sai lầm
nghiêm trọng. Ví dụ: một bức tranh trẻ năm tuổi vẽ những hình người xiêu vẹo,
méo mó một cách hỗn độn. Nhìn vào đó ta có thể kết luận rằng, tác giả là một đứa
trẻ chậm phát triển trí tuệ được không? Không được, vì khi trao đổi với tác giả
chúng ta biết rằng trẻ vẽ các chiến binh trong chiến trận (một lý do rất hợp lý!).
Rõ ràng, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sẽ cho chúng ta nhiều
tư liệu khách quan về sự phát triển tâm lý của trẻ, nếu chúng ta kết hợp chúng với
sự quan sát cả quá trình thực hiện hoạt động của trẻ, cũng như kết hợp với nhiều
phương pháp khác để nghiên cứu trẻ em.
g) Phương pháp đo lường xã hội
Đây là phương pháp dùng để nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa trẻ em và
vị trí của trẻ trong nhóm bạn. Đối với trẻ em tuổi học sinh, người ta thường phát
cho các em một phiếu trưng cầu ý kiến trong đó ghi lại những câu hỏi như: “em
thích ngồi cùng bàn với ai?” “em sẽ mời bạn nào nhân ngày sinh nhật?” “nếu được
chọn lớp trưởng, em sẽ chọn bạn nào?”. Nhưng đối với trẻ em trước tuổi học những
33
câu hỏi như thế không thích hợp. Người ta thường tìm hiểu mối quan hệ giữa các
em thông qua hành động có lựa chọn của chúng. Người ta đưa cho các em 3 đồ
chơi hoặc 3 bức tranh và hỏi em cái nào em rất thích, thích và không thích. Sau đó,
khuyến khích em tặng mỗi đồ vật cho các bạn trong nhóm. Để làm cho phương
pháp này hấp dẫn trẻ và có kết quả chính xác, người ta thường tổ chức dưới dạng
trò chơi.
Những kết quả thu được sau việc phân phát sản phẩm là tài liệu để lập một
bảng đặc biệt gọi là hoạ đồ xã hội, qua đó có thể biết được trong nhóm trẻ em nào
được quý mến nhất, em nào ít được quý mến hơn và em nào không được các bạn
quý mến, từ đó cho phép biết được về mối liên hệ giữa các em. Tuy vậy, phương
pháp này chỉ cho ta thấy bộ mặt bên ngoài của mối quan hệ của các em, còn nguyên
nhân của nó thì phải tìm hiểu bằng nhiều phương pháp khác.
3.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
3.2.1. Chức năng:
Nhóm phương pháp xử lý số liệu có chức năng cơ bản là định lượng các mức
độ và trình độ phát triển của đối tượng nghiên cứu, bổ sung cho các kết quả định
tính thu được từ các nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tạo ra
một sản phẩm nghiên cứu khoa học có độ tin cậy cao.
Trong nghiên cứu khoa học GDMN người ta thường sử dụng các phương
pháp toán học để xử lý số liệu thu được.
3.2.2. Các dạng điểm:
Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, phân tích người ta đưa các số liệu
lượng tính về dạng điểm. Cần thiết phải phân biệt điểm thô và điểm đã xử lý:
a) Điểm thô:
Điểm thô là điểm đầu tiên có được. Điểm thô ít có nghĩa nên chúng thường
không nói lên được điều gì. Điểm thô cũng rất khó diễn giải, vì thế cần chuyển
chúng thành điểm đã xử lý.
b) Điểm đã xử lý: Dựac trên cơ sở chuẩn nào đó người ta chuyển điểm thô
thành điểm đã xử lý. Ví dụ về điểm đã xử lý: điểm tương đương tuổi và lớp, điểm
thứ tự phần trăm và điểm chuẩn.
34
b.1) Điểm tương đương tuổi và tương đương lớp:
Điểm tương đương tuổi và tương đương lớp cho chúng ta biết được điểm của
một em là đặc thù cho lớp hay cho tuổi nào. Ví dụ: điểm trung bình trí tuệ của trẻ 5
tuổi ở một thành phố nào đó là 62 trên 100. Như vậy, tất cả những em có điểm trí
tuệ là 62 sẽ tương đương lớp là mẫu giáo nhỡ cho bài trắc nghiệm này (không phụ
thuộc vào việc em hiện đang học lớp nào), sự phát triển trí tuệ của em tương đương
với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
b.2) Điểm thứ tự phần trăm:
Điểm thứ tự phần trăm nói lên phần trăm của tất cả các em được điểm bằng
hay thấp hơn điểm cho trước đó. Công thức tính điểm thứ tự phần trăm (Pr) như
sau:
Pr = (a+b)/n x 100.
Trong đó: a là tổng số trẻ em dưới điểm; b là tất cả trẻ em đạt điểm; n là tổng
số trẻ em trong nhóm
Giả sử có 100 em, trong đó có 18 em đạt trên 85, có 2 em đạt 85 điểm. Số
còn lại dưới 85 điểm. Vậy điểm thứ tự phần trăm của 2 em đạt 85 điểm là 82 (tính
toán theo công thức trên).
b.3) Điểm chuẩn:
Điểm chuẩn cho phép so sánh thành tích của một em với những em khác
trong nhóm ở những thang đo khác nhau. Ví dụ: so sánh điểm trí tuệ của một em
với sự xếp hạng em đó của giáo viên đứng lớp. Có 2 dạng điểm chuẩn thường được
sử dụng trong giáo dục: điểm T và điểm Z.
– Điểm Z là hình thức đơn giản nhất của điểm chuẩn. Điểm này chỉ khoảng
cách giữa điểm thô và điểm trung bình cộng bằng đơn vị là độ lệch chuẩn. Một
điểm thô nếu bằng điểm trung bình cộng thì có điểm Z bằng 0. Công thức tính
điểm Z như sau:
Điểm Z = (điểm thô- điểm trung bình cộng)/ độ lệch chuẩn
Ví dụ: một cháu có điểm thô là 60 về trắc nghiệm ngôn ngữ, 80 về trắc
nghiệm trí tuệ. Biết trung bình cộng của trắc nghiệm ngôn ngữ là 50, của trí tuệ là
90. Độ lệch chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ là 5 còn trí tuệ là 10. Như vậy, điểm Z về
35
ngôn ngữ là 2 còn điểm Z về trí tuệ là -1. Từ đó có thể kết luận em đó có ngôn ngữ
phát triển tốt hơn trí tuệ.
– Điểm T: Những điểm thô nếu chuyển sang điểm Z có cả những giá trị âm,vì
thế có thể chuyển thành điểm T để dễ sử dụng. Có thể sử dụng công thức chuyển
đổi sau: Điểm T = Điểm Z.10 + 50
3.2.3. Điểm trung bình cộng và độ phân giải:
a) Điểm trung bình cộng:
Là điểm trung bình cộng của tất cả các điểm trong phân bố. Công thức tính
điểm trung bình cộng như sau:
= ( 

N
i
Xi
1
)/n
b) Độ phân giải:
Khi 2 phân bố có điểm trung bình cộng như nhau vẫn chưa thể kết luận
chúng giống nhau. Cần xem xét phân bố nào có độ phân giải lớn hơn. Độ phân giải
của các điểm số càng cao, độ phân tán càng lớn và ngược lại, độ phân giải càng
thấp thì các điểm số càng tập trung hơn, xoay quanh điểm trung bình cộng.
Độ phân giải là một chỉ số thống kê quan trọng của một phân bố. Có 2 đơn vị
đo độ phân giải: giới hạn biến thiên và độ lệch chuẩn.
b1) Giới hạn biến thiên: Nói lên khoảng cách giữa điểm cao nhất và điểm
thấp nhất trong một phân bố. Cách tính giới hạn biến thiên: lấy giá trị cao nhất trừ
đi giá trị thấp nhất. Vì khi tính giới hạnh biến thiên chỉ dùng 2 điểm số, cho nên
giới hạn biến thiên cho phép ước lượng nhanh chóng sự biến thiên của phân bố.
b2) Độ lệch chuẩn (  ): là chỉ số thuận lợi nhất của sự biến thiên. Sau đây là
các bước tính độ lệch chuẩn:
– Tính trung bình cộng của phân bố
– Lấy từng điểm số trừ đi trung bình cộng
– Bình phương từng hiệu
– Lấy tổng các hiệu bình phương
– Chia tổng này cho số lượng các điểm số, gọi giá trị này là độ biến thiên
– Lấy căn bậc hai của độ biến thiên. Đó chính là độ lệch chuẩn (  )
36
Khi biết điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn chúng ta có thể rút ra những
kết luận quan trọng về phân bố. Một kết luận quan trọng mà độ lệch chuẩn cung
cấp là: với một phân bố bình thường trung bình cộng hoặc trừ 3 độ lệch chuẩn bao
gồm khoảng 99% tất cả các điểm số của phân bố, khoảng 68% các điểm số ở vào
giữa + và – độ lệch chuẩn, khoảng 13,5% tổng số điểm nằm ở giữa 1 v à 2 độ lệch
chuẩn. Như vậy, với một phân bố bình thường, nếu biết trung bình cộng và độ lệch
chuẩn, ta có thể tính được phần trăm tổng số điểm bên dưới hoặc bên trên một điểm
nào đó.
Ví dụ: một em bé có điểm số 1 độ lệch chuẩn cao hơn trung bình cộng,
chúng ta biết rằng em đó có điểm cao hơn 84% các em còn lại trong nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0019_p1_7445.pdf