Giáo trình nghiên cứu trong kinh doanh|nghiên cứu trong kinh doanh – sách kinh tế

GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH (ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN)

  • Giới Thiệu
  • Media
  • Nhận xét (0)
  • Tags

GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH (ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN)

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

 

Nghiên cứu kinh doanh ra đời từ lâu, nhưng mãi cho đến những năm 70-80 của thế kỷ XX, môn học này mới được các tác giả biên soạn có tính hệ thống và tính khoa học. Nghiên cứu kinh doanh là môn học quan trọng của ngành quản trị kinh doanh, nhằm trang bị cho sinh viên bậc đại học và sau đại học những kiến thức lý luận cơ bản, hiện đại, những phương pháp, công cụ, nghiệp vụ, kỹ năng cũng như những kiến thức thực tiễn về nghiên cứu kinh doanh.

 

Những kiến thức của môn học còn là cơ sở khoa học quan trọng giúp sinh viên trong thực tập, kiến tập, khảo sát, nghiên cứu các vấn đề về quản trị kinh doanh. Nghiên cứu kinh doanh có quan hệ chặt chẽ và có tác động tương hỗ các môn học khác như: quản trị chiến lược, quản trị tác nghiệp, quản trị hậu cần, quản trị marketing, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị công nghệ, quản trị chất lượng…Đồng thời, nghiên cứu kinh doanh kết hợp với các môn học này tạo thành một hệ thống kiến thức nền tảng cơ bản cho sinh viên thuộc ngành quản trị kinh doanh.

 

Nội dung cơ bản của môn học đề cập đến các vấn đề về phương pháp, công cụ, nghiệp vụ và kỹ năng nghiên cứu như: quá trình nghiên cứu kinh doanh, đạo đức trong nghiên cứu kinh doanh, đề xuất nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp, thu thập dữ liệu sơ cấp, phân tích định tính và định lượng, kiểm định giả thiết, viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu.

 

Nghiên cứu kinh doanh có nhiệm vụ tạo ra những thông tin chính xác cho việc ra quyết định kinh doanh. Trọng tâm của nghiên cứu kinh doanh là chuyển việc ra quyết định vốn dựa vào những thông tin mang tính trực giác, chủ quan đến việc ra quyết định dựa vào những thông tin có được từ việc điều tra, nghiên cứu mang tính khách quan, khoa học và có tính hệ thống cao. Điều đó có nghĩa nghiên cứu kinh doanh như là một quá trình khách quan và có tính hệ thống của việc tập hợp và phân tích dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.

 

Với việc vận dụng kiến thức của một số môn học  có liên quan: toán, tin học, kinh tế lượng, thống kê, điều tra xã hội học, các môn học chuyên ngành quản trị kinh doanh, cũng như việc trang bị  những kiến thức phương pháp luận và cách thức thực hiện các phương pháp cụ thể, nghiên cứu kinh doanh giúp cho  các nhà quản trị có thể thu thập, xử lý dữ liệu cần thiết và tạo ra những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh.

 

Xuất phát từ vai trò thực tế của nghiên cứu kinh doanh và yêu cầu nhanh chóng tiếp cận với kiến thực quản trị kinh doanh hiện đại của các nhà quản trị, Bộ môn quản trị doanh nghiệp, khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học kinh tế quốc dân xin giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc.

 

Trong quá trình biên soan, các tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của tập thể bộ môn quản trị doanh nghiệp, hội đồng khoa học và đào tạo khoa Quản trị kinh doanh, hội đồng thẩm định giáo trình của Trường của như các nhà khoa học trong và ngoài trường, đặc biệt là PGS.TS Ngô Kim Thành – Trưởng bộ môn Quản trị doanh nghiệp – Đại học kinh tế quốc dân….Chúng tôi đã trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện giáo trình.

 

Cuốn sách được biên soạn lần đầu và chủ yếu tham khảo từ các tài liệu nước ngoài, do vậy cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến chân thành của quý bạn đọc.

 

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KINH DOANH

 

1.1 NGHIÊN CỨU KINH DOANH

 

1.2 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

 

1.3 CÁC VẤN ĐỀ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA NGHIÊN CỨU KINH DOANH

 

1.4 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU KINH DOANH

 

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU KINH DOANH

 

2.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU KINH DOANH

 

2.2 KẾT CẤU NỘI DUNG ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU

 

2.3 ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU

 

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KINH DOANH

 

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

 

3.2 PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU

 

3.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

 

3.4 CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU

 

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

3.6 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

 

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU

 

4.1 BẢN CHẤT CỦA CHỌN MẪU

 

4.2 CHỌN MẪU XÁC SUẤT

 

4.3 CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT

 

CHƯƠNG 5: THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP

 

5.1 DỮ LIỆU SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP

 

5.2 PHÂN LOẠI DỮ LIỆU THỨ CẤP

 

5.3 THU THẬP DỮ LIÊU THỨ CẤP

 

CHƯƠNG 6: THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP

 

6.1 BẢN CHẤT ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI

 

6.2 QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ PHIẾU ĐIỀU TRA

 

6.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU BẢNG PHIẾU ĐIỀU TRA

 

CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

 

7.1 HIỆU CHỈNH DỮ LIỆU

 

7.2 MÃ HÓA DỮ LIỆU

 

7.3 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

 

7.4 GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM XỬ LÝ DỮ LIỆU

 

CHƯƠNG 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

8.1 QUÁ TRÌNH VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

 

8.2 NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

 

8.3 TRÌNH BÀY BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

 

8.4 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu cuốn sách tới quý độc giả!

 

 

 

Mua ngay

Chưa có nhận xét nào.

Các Sản Phẩm Liên Quan