Giáo dục mầm non, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

Đối với những bạn đang theo học ngành giáo dục mầm non chắc hẳn sẽ quan tâm đến chương trình giáo dục mầm non là gì , nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu về giáo dục mầm non. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về chủ đề này. Cùng tìm hiểu nhé.

Giới thiệu về ngành giáo dục mầm non


Ngành giáo dục mầm non là ngành nghiên cứu, chỉ dẫn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ em một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu.
Giáo dục mầm non là gì ? Giáo dục mầm non là chuyên ngành của giáo dục. Nó có nhiệm vụ tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em từ 0-6 tuổi.Ngành giáo dục mầm non là ngành nghiên cứu, chỉ dẫn phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ em một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu.

Nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non

Nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay như sau:

Nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay như sau:

  • Nghiên cứu hiện trạng ngành giáo dục mầm non ở từng khu vực. Từ đó đưa ra đánh giá chính xác và có phương pháp giải quyết những mâu thuẫn, bất cập.
  • Hoàn thành mục tiêu đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn đổi mới.
  • Nghiên cứu nhu cầu về giáo dục trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của nó.
  • Nghiên cứu những mô hình, loại hình phát triển công lập, bán công, dân lập, tư thục ở từng khu vực.
  • Đưa ra giải pháp phát triển ngành giáo dục mầm non ở thôn thôn, vùng sâu, vùng xa, ưu tiên…
  • Nghiên cứu điều kiện duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em.
  • Nghiên cứu phương pháp đào tạo giáo viên đảm bảo chất lượng, tăng cường số lượng.

Phương pháp nghiên cứu giáo dục mầm non

Để nghiên cứu giáo dục mầm non thì chúng ta cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung. Dưới đây là một số phương pháp áp dụng:

Quan sát sư phạm

Đây là phương pháp nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Sử dụng các tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quan đến đối tượng.
Phương pháp sư phạm còn được phân loại như sau:

  • Phương pháp quan sát trực tiếp – gián tiếp.
  • Phương pháp quan sát lâu dài – quan sát thời gian ngắn.
  • Phương pháp quan phát hiện – quan sát kiểm nghiệm.

Đối với phương pháp này thì người quan sát phải được trang bị những tri thức cần thiết và kĩ năng sử dụng. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tài liệu thu được thiếu khách quan, không đảm bảo chất lượng.

Trò chuyện

Phương pháp trò chuyện là phương pháp đặt ra câu hỏi cho người đối thoại. Từ câu trả lời đó để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp này được phân thành các loại như sau:

  • Phương pháp trò chuyện trực tiếp.
  • Phương pháp trò chuyện gián tiếp.
  • Phương pháp trò chuyện thẳng.
  • Phương pháp trò chuyện đường vòng.
  • Phương pháp trò chuyện bổ sung.
  • Phương pháp trò chuyện đi sâu.
  • Phương pháp trò chuyện phát hiện.
  • Phương pháp trò chuyện kiểm nghiệm.

Điều tra

Đây là phương pháp dùng một số câu hỏi đặt ra cho một số lượng đối tượng nghiên cứu để thu thập ý kiến của họ. Câu trả lời có thể được viết ra hoặc trình bày bằng miệng do người điều tra ghi lại.
Phương pháp điều tra này được phân thành các loại như sau:

  • Phương pháp điều tra thăm dò.
  • Phương pháp điều tra đi sâu.
  • Phương pháp điều tra bổ sung.

Phương pháp này sẽ thu thập được ý kiến của nhiều người trong phạm vi rộng. Tuy nhiên độ tin cậy về tài liệu của nó lại bị hạn chế. Bởi lẽ nó phụ thuộc vào chủ quan của từng người trả lời.

Tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Tổng kết kinh nghiệm giáo dục là việc sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác–Lênin, đường lối giáo dục của đảng, dùng tri thức về khoa học giáo dục mầm non. Từ đó rút ra những bài học lý luận, từ lý luận đó chỉ đạo thực tiễn giáo dục.
Những lý luận được tổng kết từ kinh nghiệm cần phải được tiếp tục khẳng định và phát triển. Ứng dụng nó và thực tế bằng cách chỉ đạo điểm hoặc thực nghiệm khoa học.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan đến nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ngành giáo dục mầm non. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.