Giao dịch viên là gì? Mô tả công việc của giao dịch viên trong ngân hàng
Giao dịch viên ngân hàng có được nhận các chính sách đãi ngộ, lương thưởng không?
Học ngành Tài chính – Ngân hàng ở trường nào tại TP. HCM?
Nếu đã từng đặt chân đến ngân hàng, bạn sẽ bắt gặp các giao dịch viên đứng tại quầy giao dịch. Đây là vị trí rất quan trọng, không thể thiếu trong các ngân hàng ở Việt Nam. Nếu chưa biết công việc của giao dịch viên là gì, các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể qua bài viết bên dưới nhé!
Nội Dung Chính
Tổng quan về nghề giao dịch viên
Giao dịch viên là gì?
Giao dịch viên là những nhân viên ngân hàng làm việc trực tiếp tại quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hoặc một số điểm giao dịch của một ngân hàng. Công việc của họ là xử lý các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp như: ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản/thẻ ngân hàng, xử lý các vấn đề liên quan đến tài khoản, gửi tiền, rút tiền, hạch toán giao dịch,.
Về cơ bản, vị trí này phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của một ngân hàng nên yêu cầu nhân viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về ngoại hình, nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp khéo léo…
Trong xu hướng cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, giao dịch viên là “vũ khí” quyết định chiến thắng của ngân hàng.
Công việc chính của giao dịch viên
Tiếp đón và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
Giao dịch viên là người đầu tiên tiếp đón, chào hỏi khách hàng khi họ đặt chân vào ngân hàng. Ngoài ra, họ sẽ phải tìm hiểu và nắm rõ các nhu cầu của khách hàng để xác định giải pháp hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn, hướng dẫn khách hàng
- Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng trên cơ sở sản phẩm & dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Giới thiệu các sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi và chiến dịch marketing cho khách hàng.
- Giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
- Khai thác các nhu cầu của khách hàng để giới thiệu bán chéo và bán thêm sản phẩm.
- Thiết lập mối quan hệ, tư vấn và cập nhật chính sách sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi cho phép và đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng.
Thao tác nghiệp vụ
- Mở và quản lý tài khoản, thực hiện nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền,…
- Trực tiếp giao dịch, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tại quầy tới khách hàng một cách an toàn, hiệu quả và kịp thời.
- Quản lý, duy trì hạn mức thu – chi và tồn quỹ số tiền mặt được giao
- Xử lý tiền tệ, giao dịch và các thông tin bí mật một cách có trách nhiệm
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng để theo dõi thông tin giao dịch, thông tin ngân hàng và tạo báo cáo.
Cơ hội và áp lực khi làm giao dịch viên ngân hàng
Cơ hội
- Được làm việc tại môi trường tốt, năng động, trẻ trung: Nhân sự tại các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu là những người trẻ nên môi trường làm việc tương đối cởi mở, hòa đồng, cho phép nhân viên được phép sáng tạo, xây dựng và đóng góp cho ngân hàng.
- Có cơ hội được giao tiếp và mở rộng mối quan hệ: Vị trí giao dịch viên là cơ hội để bạn trau dồi khả năng giao tiếp, biết cách thức nắm bắt tâm lý khách hàng, xử lý các tình huống khó. Bên cạnh đó, mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng khi giao tiếp với nhiều đối tượng khách hàng. Điều này giúp ích rất nhiều trong công việc và cuộc sống bản thân bạn.
- Chế độ đãi ngộ, lương thưởng tốt: Lương và thưởng tại hầu hết các ngân hàng hiện nay đều khá cao so với các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác. Tuy nhiên, mức thưởng cụ thể của giao dịch viên sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu (nếu có) hoặc mức độ hài lòng của khách hàng.
- Cơ hội thăng tiến rõ ràng: Nếu thường xuyên hoàn thành được chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ phục vụ khách hàng tốt, bạn sẽ có cơ hội được đề bạt lên các vị trí cao hơn. Ngoài ra, sau khi đã tích lũy kinh nghiệm, bạn cũng dễ “nhảy việc” sang các ngân hàng khác với những vị trí tốt hơn hiện tại.
Áp lực
Những áp lực mà các giao dịch viên ngân hàng thường gặp phải là:
- Áp lực về thời gian & độ chính xác do khách hàng ngày càng khó tính
- Áp lực về doanh số do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao
- Áp lực về trách nhiệm công việc do thường xuyên “cầm” tiền của khách hàng. Ngoài ra còn có các rủi ro khi phân biệt tiền thật/giả, hạch toán sai khác hoặc nhầm lẫn, không cân quỹ cuối ngày…
Mức lương và lộ trình thăng tiến của giao dịch viên ngân hàng
Mức lương trung bình của giao dịch viên ngân hàng
Dựa trên kết quả tổng hợp từ những nền tảng tuyển dụng nổi tiếng, có uy tín trên cả nước, mức lương trung bình của giao dịch viên ngân hàng hiện nay sẽ ở mức độ như sau:
- Mức lương thấp nhất: 3.000.000 triệu VNĐ/tháng.
- Mức lương thấp: 5.700.000 triệu VNĐ/tháng.
- Mức lương trung bình:6.800.000 triệu VNĐ/tháng.
- Mức lương cao: 8.000.000 triệu VNĐ/tháng.
- Mức lương cao nhất: 16.000.000 triệu VNĐ/tháng.
Ngoài mức lương cơ bản, giao dịch viên còn được hưởng thêm một khoản tiền nếu đạt mục tiêu KPI của công việc.
Lộ trình thăng tiến của giao dịch viên ngân hàng
- 0 – 2 năm đầu: Giao dịch viên
- 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
- 3 – 5 năm: Trưởng hoặc phó phòng dịch vụ khách hàng (tùy năng lực)
- 5 – 7 năm: Phó giám đốc vận hành (tùy năng lực)
- 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh (tùy năng lực)
- 9 năm trở lên: Các vị trí khác tại Hội Sở (tùy năng lực)
Trong quá trình công tác, giao dịch viên có thể chuyển sang các vị trí khác như: Tư vấn tài chính cá nhân, Điều phối sàn, CV Quan hệ khách hàng, CV Thanh toán quốc tế, Hành chính nhân sự,…Điều này sẽ còn tùy thuộc vào định hướng của mỗi cá nhân.
Những yêu cầu để trở thành một giao dịch viên ngân hàng chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên môn
Vị trí giao dịch viên ngân hàng không quá kén chuyên ngành học. Bạn đã tốt nghiệp ngành kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp,…vẫn có thể ứng tuyển làm giao dịch viên.
QUẢNG CÁO
Tuy nhiên các bạn phải trang bị cho mình kiến thức trong ngành ngân hàng như:
- Kiến thức về kế toán Ngân hàng và kho quỹ
- Kiến thức về khách hàng, thị trường và các ngân hàng đối thủ
- Kiến thức về sản phẩm/dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, các sản phẩm bán chéo và văn bản nghiệp vụ liên quan.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe: Trong quá trình hướng dẫn, trao đổi về sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng, giao dịch viên cần ăn nói lưu loát và biết cách ứng xử khéo léo trước mọi tình huống để tạo cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
- Khả năng ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế lớn đối với giao dịch viên. Vì đôi khi bạn phải giao tiếp với khách nước ngoài vào đổi tiền để du lịch Việt Nam
- Tin học văn phòng: Đối với những người dành phần lớn thời gian trên máy tính như giao dịch viên ngân hàng, việc thành thạo Excel, đánh máy nhanh và am hiểu các phần mềm ngân hàng sẽ giúp ích rất nhiều trong trong việc.
Về ngoại hình và giọng nói
- Ngoại hình ưa nhìn, chiều cao tối thiểu với nam là 1m65, nữ là 1m58. Tuy nhiên, với các bạn cao 1m55 vẫn có thể đi giày cao gót để cải thiện chiều cao.
- Giọng nói ngọt ngào, dễ nghe, nói được giọng phổ thông. Không nói ngọng hoặc không có âm giọng vùng miền quá nặng.
Về phẩm chất
Các giao dịch viên ngân hàng cần có những phẩm chất sau:
- Có tính trung thực, tỉ mỉ trong công việc
- Hòa nhã, thân thiện, yêu thích giao tiếp và luôn nở nụ cười khi nói chuyện với khách.
- Có thái độ cầu thị, biết cách lắng nghe và kiểm soát tốt cảm xúc.
- Làm thế nào để trong khoảng thời gian ngắn nhất, khách hàng phải cảm nhận được sự nhiệt tình, cởi mở, chu đáo từ phía giao dịch viên ngân hàng.
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với nhiều cơ hội hấp dẫn là thứ khiến cho vị trí giao dịch viên ngân hàng nhận được sự quan tâm đặc biệt hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có chuẩn bị tốt nhất nếu muốn theo đuổi công việc này nhé! Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Có cần học ngành ngân hàng để làm giao dịch viên?
Trên lý thuyết, những người tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng là phù hợp nhất để làm giao dịch viên vì họ sẽ được học những kiến thức căn bản liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường học học trái ngành cũng có thể làm giao dịch viên vì công việc này có những tiêu chuẩn đặc biệt như bài viết đã chia sẻ. Bạn chỉ cần đáp ứng đầy đủ là được.
Học ngành Tài chính – Ngân hàng ở trường nào tại TP. HCM?
Một số trường đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng nổi tiếng ở TP. HCM là:
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM
- Đại học Quốc tế, ĐHQG TP.HCM
Nam có thể làm giao dịch viên ngân hàng không?
Một số ngân hàng có giao dịch viên là nam. Tuy nhiên, do tính chất của công việc giao dịch viên là khả năng giao tiếp, ngoại hình và tính tỉ mỉ nên vị trí thích hợp với nữ hơn.
Trong khi đó, các bạn nam thường làm ở vị trí hỗ trợ mở tài khoản, thẻ tín dụng, thẻ ATM,…
Giao dịch viên ngân hàng có được nhận các chính sách đãi ngộ, lương thưởng không?
Ngoài những quy định của Nhà nước về việc đóng các loại bảo hiểm, giao dịch viên ngân hàng còn có nhiều chế độ đãi ngộ như lương tháng 13, thưởng lễ, Tết như các vị trí khác.
Tìm việc giao dịch viên ngân hàng ở đâu?
Nếu đang tìm việc giao dịch viên ngân hàng, bạn có thể tham khảo một số nền tảng tuyển dụng trực tuyến như: TopCV, CareerBuilder, Indeed, Vieclam24h,…
Nếu đang muốn làm tại một ngân hàng cụ thể, bạn có thể tìm trên trang tuyển dụng của ngân hàng đó.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: [email protected]
- Website: www.tino.org