Giao dịch Tiền điện tử | Cách giao dịch Tiền điện tử
Giao dịch tiền điện tử suy đoán về giá của tiền điện tử so với đô la Mỹ và các loại tiền tệ fiat (tiền pháp định) khác, hoặc so với các loại tiền điện tử khác, nhằm cố gắng thu lợi từ những biến động mạnh của chúng.
Tính biến động gia tăng làm cho tiền điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì giá của chúng có thể đột ngột di chuyển ngược lại giao dịch của bạn, dẫn đến nguy cơ thua lỗ.
Nội Dung Chính
Giao dịch tiền điện tử là gì?
Giao dịch tiền điện tử (crypto trading) là gì? Tiền điện tử à một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung. Nó hoạt động thông qua một hệ thống kiểm tra giao dịch đồng đẳng (peer-to-peer, viết tắt: P2P), mà không có máy chủ trung tâm. Tất cả các giao dịch được thêm vào một sổ cái kỹ thuật số chung được gọi là chuỗi khối (blockchain) thông qua khai thác (mining) hoặc đặt cược(staking). Tiền điện tử cho phép bạn sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trên blockchain, thanh toán cho hàng hóa dịch vụ và giao dịch chúng.
Tiền điện tử đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông chính thống, các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các nhà giao dịch tổ chức vì sự biến động giá cao của chúng. Vậy giao dịch tiền điện tử là gì? Giao dịch tiền điện tử là việc mua bán tiền điện tử và các sản phẩm phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động của giá cả.
Giao dịch tiền tệ khác với giao dịch tiền điện tử nghĩa là tiền điện tử khác với tiền pháp định như đồng bảng Anh (GBP) hoặc đô la Mỹ (USD). Tiền pháp định được phát hành bởi chính phủ cũng như được bảo lãnh và kiểm soát bởi ngân hàng trung ương.
Điều này đồng nghĩa với việc tiền tệ fiat có thể ổn định hơn, nhưng giá trị của nó cũng có thể bị chính phủ thao túng – ví dụ, nếu quyết định in thêm tiền được đưa ra. Giá của tiền tệ fiat và tiền điện tử dao động do điều kiện thị trường, nhưng tiền pháp định cũng phải chịu sự biến động giá do chính phủ chỉ đạo.
Khái niệm cơ bản về cryptocurrency trading
Tiền điện tử đến từ đâu? Câu chuyện về tiền điện tử bắt đầu vào năm 2009 với sự ra mắt của bitcoin (BTC). Đồng tiền điện tử phi tập trung đầu tiên, bitcoin, được tạo ra bởi một cá nhân hoặc một nhóm người sử dụng bút danh là Satoshi Nakamoto. Kể từ đó, nó đã mở đường cho nhiều loại tiền điện tử thay thế khác, còn được biết đến là altcoin.
Mặc dù đồng tiền điện tử được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng phải đến ngày 17/3/2010, thì giao dịch bitcoin mới có thể thực hiện được, khi sàn giao dịch đầu tiên bắt đầu hoạt động trên BitcoinMarket.com. Sàn giao dịch này hiện đã không còn tồn tại.
Vào tháng 5/2010, Laszlo Hanyecz đã thực hiện giao dịch bitcoin đầu tiên trong thế giới thực, khi mua hai chiếc bánh pizza ở Jacksonville, Florida, với giá 10,000 BTC. Vào thời điểm đó, một BTC trị giá khoảng 0.0041 USD, có nghĩa là hai chiếc bánh pizza của Hanyecz đã tiêu tốn của người này 41 USD, khiến cho giá ước tính của một chiếc bánh pizza là 20.50 USD vào năm 2010.
Giao dịch bitcoin đã trở nên gây tranh cãi nhờ sự biến động giá mạnh mẽ và sự sôi nổi xung quanh các đợt tăng giá. Điều này đã khiến một số nhà đầu tư mạo hiểm số tiền tiết kiệm của mình và vay nợ thêm để đầu cơ giá trị của nó tăng lên. Với mỗi lần tăng đột biến và giảm giá trị, đồng tiền này lại tạo ra những tiêu đề tin tức ấn tượng và thu hút các nhà đầu tư.
Sự thành công của bitcoin cho đến nay đã thúc đẩy các nhà phát triển phần mềm tung ra nhiều loại tiền điện tử thay thế (altcoin) nhằm cải thiện những điểm yếu của bitcoin, chẳng hạn như khai thác sử dụng nhiều năng lượng và chi phí sử dụng cao, giảm phí giao dịch và tạo ra sự cạnh tranh. Vào giữa năm 2022, đã có hơn 20,500 loại tiền điện tử được lưu hành, mặc dù bitcoin vẫn là đồng phổ biến nhất, với giá trị thị trường lớn nhất.
Cũng giống như bất kỳ tài sản có thể giao dịch nào khác, giao dịch tiền điện tử có một bên là người mua và bên kia là người bán. Khi có nhiều lệnh mua hơn người bán, giá của tiền điện tử thường tăng, vì nhu cầu cao hơn. Khi có nhiều lệnh bán hơn, mức giá thường giảm do nhu cầu thấp hơn.
Giá trị của bitcoin và altcoin thay đổi mỗi giây trên một thị trường mở không bao giờ đóng cửa. Có nhiều cách khác nhau để giao dịch tiền điện tử, từ việc mua đồng coin và mã thông báo (token) và sau đó bán chúng để lấy tiền tệ fiat khi chúng đạt mức giá cao hơn, giao dịch các cặp tiền điện tử để có khả năng kiếm lợi nhuận từ sự dao động chênh lệch giá giữa chúng hoặc mua và bán các dẫn xuất như token đòn bẩy hoặc hợp đồng chênh lệch (CFD). Lưu ý rằng tiền điện tử vốn đã biến động và giá của chúng có thể bất ngờ di chuyển chống lại vị thế của bạn, dẫn đến thua lỗ.
Giao dịch càng phức tạp, thì nhà giao dịch (trader) càng gặp nhiều rủi ro.
Tiền điện tử hoạt động như thế nào?
Tiền điện tử được vận hành trên một mạng lưới blockchain sử dụng mật mã để bảo mật các giao dịch, kiểm soát việc cung cấp các đơn vị bổ sung và chứng thực việc chuyển tiền.
Blockchain là cơ sở dữ liệu kỹ thuật số lưu trữ các giao dịch tiền điện tử trong các khối (block) yêu cầu các phép tính toán học phức tạp để ghi nhận và xác minh. Các đồng coin và token điện tử được lưu trữ trong ví điện tử (electronic wallet) – là nơi có tính bảo mật cao, vì chúng sử dụng ghép nối khóa công khai-riêng tư duy nhất để xác minh chủ sở hữu của tiền tệ.
Tiền điện tử đã trở nên phổ biến trong giới giao dịch và là một loại tài sản theo đúng nghĩa của chúng. Bản chất dễ biến động của chúng có thể mang lại nhiều cơ hội cho các trader nhưng chính nó cũng khiến việc đầu tư vào tiền điện tử trở nên rất rủi ro. Giá có thể thay đổi hướng trong vài giây, gây ra thua lỗ.
Mặc dù các dự án tiền điện tử khác nhau về cách thức hoạt động và mục đích của chúng, song bitcoin và altcoin vẫn có chung bốn đặc điểm chính:
-
Phi tập trung
Tiền điện tử không có cơ quan trung ương, khiến chúng khác với tiền tệ fiat, là được kiểm soát bởi các cơ quan trung ương và ngân hàng. Thay vào đó, các giao dịch tiền điện tử được xử lý và xác thực bởi một mạng lưới mở và phân tán.
-
Bất biến và không thể thay đổi
Tính bất biến của tiền điện tử dựa trên một số nguyên tắc: không thể để bất kỳ ai trừ chủ sở hữu khóa cá nhân di chuyển tài sản tiền điện tử. Tất cả các giao dịch được ghi lại trên blockchain và cơ chế đồng thuận của nó sẽ ngăn chặn việc ẩn hoặc thay đổi bất kỳ giao dịch nào.
-
Ẩn danh
Thông thường, chủ sở hữu tiền điện tử không cần phải xác định danh tính khi thực hiện giao dịch. Họ sử dụng danh tính kỹ thuật số và ví kỹ thuật số của mình để xác thực các giao dịch một cách an toàn. Bạn nên lưu ý rằng các địa chỉ ví blockchain lưu trữ tiền điện tử không hoàn toàn ẩn danh – chúng là bút danh, có nghĩa là chúng hoạt động như một trình giữ chỗ cho danh tính của chủ sở hữu ví. Tuy nhiên, có những loại tiền điện tử có mức độ ẩn danh ngày càng tăng, ví dụ như tiền ẩn danh (private coin) Zcash (ZEC) và Monero (XMR).
-
Sự khan hiếm hoặc nguồn cung hạn chế
Các loại tiền fiat có nguồn cung không giới hạn, điều này cho phép các ngân hàng trung ương thao túng giá trị của chúng theo chính sách của họ. Ngược lại, nhiều loại tiền điện tử có nguồn cung hạn chế và được xác định trước được mã hóa vào thuật toán cơ bản, điều này có thể làm cho chúng giảm phát về bản chất. Một số loại tiền điện tử phổ biến nhất có nguồn cung tối đa cố định, như bitcoin, trong khi những loại khác tăng nguồn cung theo lịch trình định trước hoặc có tùy chọn thêm nguồn cung mới trong tương lai tùy thuộc vào cách dự án phát triển.
Đối với các loại tiền điện tử có nguồn cung lớn, việc đốt coin đang dần trở nên phổ biến, tức là đưa đồng coin ra khỏi lưu thông vĩnh viễn để giảm tổng nguồn cung và hỗ trợ giá.
Tiền điện tử được tạo ra như thế nào?
Có hai cách chính để tạo ra đồng coin và token tiền điện tử: khai thác and đặt cược.
Khai thác tiền điện tử là một quá trình mà những đồng coin mới được lưu hành trên các blockchain bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận “bằng chứng công việc” hay còn gọi là Proof of Work (PoW)để xác minh các giao dịch và thêm các khối mới. Ví dụ, Bitcoin sử dụng PoW để khai thác bitcoin mới.
-
Kiểm tra giao dịch: Máy tính khai thác chọn các giao dịch đang chờ xử lý từ một nhóm và đảm bảo người gửi có đủ tiền để hoàn thành giao dịch.
-
Tạo khối mới: Máy tính khai thác tổng hợp các giao dịch hợp lệ thành một khối mới và cố gắng tạo liên kết mật mã với nó bằng cách giải một thuật toán phức tạp. Khi máy tính tạo liên kết, nó sẽ thêm khối vào tệp blockchain và chia sẻ bản cập nhật trên toàn mạng lưới.
Mỗi khi một khối mới được thêm vào chuỗi khối (blockchain), các đồng coin mới sẽ được tạo ra và được trả như một phần thưởng cho thợ đào (miner) khối mới.
Đặt cược tiền điện tử (cryptocurrency staking) là một quy trình thay thế. Theo đó, các đồng coin mới được lưu hành bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận “bằng chứng sở hữu” hay còn gọi là Proof of Stake (PoS). Ethereum đã chạy PoW nhưng sẽchuyển đổi sang PoS vào cuối năm 2022.
Thay vì giải các thuật toán mật mã phức tạp để xử lý các khối mới, các máy tính trên mạng blockchain PoS đặt cược các đồng tiền mã hóa bằng cách khóa chúng vào mạng lưới để đổi lấy quyền trở thành người xác nhận. Khi một trình xác thực được chọn để xử lý một khối mới, các đồng coin mới sẽ được tạo ra và được thanh toán như một phần thưởng đặt cược.
Các loại tiền điện tử
Tiền điện tử được chia thành ba loại chính: bitcoin, altcoin và token.
-
Tiền điện tử đầu tiên, bitcoin vẫn là tiền điện tử hàng đầu thế giới theo giá trị hoặc vốn hóa thị trường. Đây là một hệ thống thanh toán kỹ thuật số ngang hàng toàn cầu cho phép các bên giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần một bên trung gian như ngân hàng. Bitcoin thường được xem là giải pháp thay thế kỹ thuật số cho tiền tệ fiat và vàng, nhưng các nhà quản lý cho rằng nó rủi ro hơn đáng kể và không thể so sánh được.
-
Altcoins được định nghĩa là tiền điện tử thay thế cho bitcoin. Altcoin có thể khác biệt với bitcoin theo nhiều cách. Một số có thể có mô hình kinh tế khác và một số có thể sử dụng các thuật toán cơ sở hoặc kích thước khối khác nhau.
Altcoin bao gồm một loạt các mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: Ethereum, blockchain có thể lập trình đầu tiên trên thế giới, cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng phi tập trung (dApp) và các hợp đồng thông minh. IOTA (MIOTA) được thiết kế đặc biệt để trở thành một lớp chuyển dữ liệu và giải quyết giao dịch mới cho “nền kinh tế máy” (machine economy: nơi các máy móc hoặc thiết bị thông minh, được kết nối, tự chủ và độc lập về kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, phân phối và vận hành cần thiết mà có ít hoặc không có sự can thiệp của con người) và Internet Vạn Vật (Internet of Things, viết tắt: IoT).
Tính đến tháng 8/2022, năm altcoin hàng đầu theo vốn hóa thị trường lần lượt là: Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB), Cardano (ADA), Ripple (XRP) và Solana (SOL).
-
Không giống như bitcoin và altcoin, các token không hoạt động trên blockchain của riêng mình mà thay vào đó, chúng được xây dựng trên nền tảng của một blockchain tiền điện tử hiện có. Cho đến nay, chuỗi khối Ethereum có hầu hết các token được triển khai trên nó, bao gồm Chainlink (LINK) và Basic Attention Token (BAT). NEO thường được xem là đối thủ của Trung Quốc đối với Ethereum và là một nền tảng cho dApp và hợp đồng thông minh. Nó cũng lưu trữ nhiều token, bao gồm Gas (GAS) và Nash Exchange (NEX).
Bên cạnh các loại tiền điện tử chính, còn nhiều loại phụ khác nhau mà bạn có thể sẽ bắt gặp trong thế giới tiền điện tử. Dưới đây là bốn thuật ngữ thường được sử dụng để phân loại tiền điện tử với các đặc điểm cụ thể:
-
Stablecoin (coin ổn định) là loại tiền điện tử không biến động về giá trị nhưng nhằm mục đích cung cấp một dạng kỹ thuật số cho tiền tệ fiat. Stablecoin được gắn với tiền tệ fiat hoặc các tài sản khác ở giá trị 1:1. Tether (USDT), USD Coin (USDC) và Binance USD (BUSD) à ba loại tiền ổn định hàng đầu. Chúng được gắn với đồng đô la Mỹ, do đó, một stablecoin được dự định sẽ luôn có giá trị là 1 USD. Stablecoin rất hữu ích cho các dịch vụ thanh toán cũng như thanh toán kỹ thuật số và DeFi.
-
Privacy coin (coin ẩn danh) như Monero, Zcash và Dash tập trung vào việc cung cấp các giao dịch riêng tư. Chúng sử dụng các cơ chế khác nhau để xử lý các giao dịch trên blockchain mà không đính kèm công khai thông tin xác định người gửi và người nhận.
-
Exchange tokens (coin sàn) là loại tiền điện tử được tạo ra bởi các sàn giao dịch tiền điện tử, được sử dụng chủ yếu trên nền tảng của riêng chúng để giao dịch crypto và thanh toán cho các dịch vụ. Ví dụ bao gồm Binance Coin, Huobi Token và KuCoin.
-
Các loại tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) được tạo ra hoặc được hỗ trợ bởi ngân hàng trung ương. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hiện đang phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của mình. Ngân hàng Trung ương Anh thừa nhận rằng họ có thể sẽ quảng cáo một đồng bảng kỹ thuật số được gọi là Britcoin.
Thị trường tiền điện tử hoạt động ra sao?
Không giống như các loại tiền truyền thống, tiền điện tử chỉ tồn tại dưới dạng một bản ghi kỹ thuật số được chia sẻ về quyền sở hữu và lưu trữ trên một blockchain. Khi một người dùng muốn gửi các đơn vị tiền điện tử cho một người dùng khác, họ sẽ gửi nó đến ví kỹ thuật số của người dùng đó.
Khi tiền điện tử chạy trên các mạng máy tính phi tập trung, chúng không được phát hành hoặc kiểm soát bởi cơ quan trung ương. Cũng không có quy định nào về việc chúng được mua, bán và quảng bá ra sao. Tuy nhiên, tiền điện tử có thể được giao dịch thông qua các sàn giao dịch phi tập trung hoặc tập trung và được chuyển sang ví blockchain để lưu trữ.
Bạn có thể nạp tiền vào tài khoản giao dịch bằng tiền tệ fiat – loại tiền thường được chuyển đổi thành stablecoin kỹ thuật số – mà bạn có thể sử dụng để mua tiền điện tử. Sau đó, bạn có thể bán tiền điện tử đó và nhận lại stablecoin hoặc bạn có thể sử dụng nó để mua một loại tiền điện tử khác.
Điều gì tác động đến giá tiền điện tử?
Điều gì tác động đến thị trường tiền điện tử, khiến giá tiền điện tử tăng hoặc giảm? Giá trị của tiền điện tử được xác định bởi cung và cầu, giống như bất kỳ tài sản hoặc sản phẩm nào khác. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm của các nhà giao dịch và nhà đầu tư đối với tiền điện tử cũng như việc cung cấp các đồng coin và token đang lưu hành.
Cung và cầu
Mỗi dự án tiền điện tử đều đặt ra cơ chế cung cấp khi nó ra mắt – thường là trong sách trắng (whitepaper) hoặc trên trang web của nó. Các loại tiền điện tử như bitcoin có giới hạn về nguồn cung tối đa và tốc độ khai thác các đồng coin mới. Các đồng coin khác không có giới hạn về nguồn cung và một số phát hành một số lượng coin cụ thể trong khoảng thời gian hàng tháng hoặc hàng năm.
Giá bitcoin (BTC) đã leo thang trong những năm gần đây do sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Chính điều này đã làm nhu cầu tăng nhanh hơn tốc độ khai thác các đồng coin mới. Có thể thấy, nhu cầu về tiền điện tử đang tăng lên nhằm đáp ứng các thông báo như các tính năng mới, danh sách giao dịch và quan hệ đối tác. Chính những điều này đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng của chúng.
Đốt coin (coin burning) đã trở thành một cơ chế phổ biến nhằm hạn chế sự gia tăng nguồn cung lưu hành từ các đồng coin mới được tạo ra. Việc đốt coin sẽ vĩnh viễn loại bỏ chúng ra khỏi thị trường đang lưu thông bằng cách gửi chúng đến một địa chỉ ví chết trên blockchain.
Chi phí sản xuất
Khai thác tiền điện tử đòi hỏi phần cứng máy tính đắt tiền và lượng điện cung cấp lớn. Càng có nhiều thợ đào trên một blockchain, thì các tính toán mật mã càng khó giải quyết và càng khó khai thác tiền điện tử hơn. Điều này nhằm duy trì tốc độ tạo khối ổn định. Nhưng tiền điện tử càng khó khai thác thì chi phí càng tăng.
Nếu giá tiền điện tử giảm xuống dưới chi phí sản xuất, thì một số thợ đào có thể ngừng khai thác, do đó làm giảm tốc độ mà các đồng coin mới được thêm vào nguồn cung. Nếu giá tiền điện tử tăng cao hơn chi phí sản xuất, thì nhiều thợ đào hơn có thể tham gia vào mạng lưới để tạo ra lợi nhuận từ việc bán các đồng coin mà họ khai thác.
Tính sẵn có trên các sàn giao dịch
Các loại tiền điện tử nhỏ hơn có xu hướng chỉ được niêm yết trên một số sàn giao dịch nhất định, hạn chế quyền truy cập của các nhà giao dịch. Nếu được giao dịch mỏng, chúng có thể có mức chênh lệch giá chào mua ộng khiến một số nhà đầu tư phải nản lòng. Nếu tiền điện tử nhỏ được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn hơn với nhiều người dùng hơn, thì nhu cầu có thể tăng và mức giá sẽ được nâng lên khi nó trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều nhà giao dịch.
Sự cạnh tranh
Các loại tiền điện tử mới đang được tung ra liên tục và mặc dù khó có thể tìm thấy được một dự án nào thật sự nổi bật, vẫn có một số đã thành công trong việc cung cấp sự cải tiến hoặc thay thế cho mạng lưới hiện có, hay cung cấp một dịch vụ mới. Việc áp dụng tiền điện tử mới phát triển góp phần làm tăng mức giá và có thể làm giảm nhu cầu đối với các dự án cạnh tranh.
Lạm phát tiền tệ fiat
Các nhà đầu tư có thể chọn mua tiền điện tử như một kho lưu trữ giá trị để phòng ngừa rủi ro trước sự lạm phát của tiền tệ fiat. Điều này làm tăng nhu cầu và nâng giá tiền điện tử.
Quản trị
Tiền điện tử với cơ chế quản trị ổn định có xu hướng khuyến khích sự tin tưởng của nhà đầu tư hơn là một dự án không có hệ thống minh bạch để ra quyết định và thay đổi giao thức. Tuy nhiên, nếu một hệ thống quản trị quá chậm chạp trong việc đưa ra các cải tiến, nó có thể khiến các nhà đầu tư ít quan tâm đến dự án hơn.
Quy định
Các nhà đầu tư bị thu hút bởi bản chất phi tập trung của tiền điện tử có thể chống lại viễn cảnh ngành công nghiệp bị quản lý bởi các cơ quan chính phủ, giảm sự quan tâm của họ trong việc mua đồng coin và token nếu họ mong đợi các quy định được đưa ra.
Các quy định quản lý nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã khiến giá tiền điện tử giảm nhiều lần trong những năm gần đây bởi họ đã hạn chế hoạt động giao dịch. Họ cũng đã chứng kiến sự chuyển dịch công suất khai thác sang các nước khác như Mỹ.
Tiềm năng về các quy định ở Mỹ đã gây ra sự không chắc chắn giữa các nhà đầu tư, vì vậy việc áp dụng các quy định rõ ràng có thể mang đến sự minh bạch và làm tăng nhu cầu bởi các nhà đầu tư bị kìm hãm sẽ gia nhập thị trường.
Cách giao dịch tiền điện tử
Bạn có muốn học cách giao dịch tiền điện tử không? Có một số công cụ giao dịch khác nhau mà bạn có thể sử dụng. Kiến thức, kinh nghiệm và cách tiếp cận đầu tư sẽ xác định cách thức giao dịch tiền điện tử phù hợp nhất với bạn.
Giao dịch CFD
Bạn có thể tiếp cận với giá tiền điện tử bằng cách mua đồng coin hoặc token trên một sàn giao dịch và giữ chúng trong ví. Bạn nên lưu ý rằng thời gian xử lý giao dịch có thể chậm hơn trên thị trường forex (ngoại hối). Một giải pháp thay thế là giao dịch CFD tiền điện tử với thời gian giao dịch nhanh chóng.
A CFD là một sản phẩm phái sinh, trong đó nhà môi giới đồng ý trả cho nhà giao dịch khoản chênh lệch về giá trị của chứng khoán cơ sở giữa hai ngày – ngày mở và đóng cửa của một liên hệ. Bạn có thể giữ một vị thế mua, nếu suy đoán rằng giá sẽ tăng hoặc một vị thế bán, nếu suy đoán rằng giá sẽ giảm.
Ví dụ: khi giao dịch CFD bitcoin, bạn sẽ suy đoán về biến động giá BTC/USD. CFD khác với hợp đồng tương lai ở chỗ chúng không có ngày đáo hạn.
Có một sự khác biệt quan trọng giữa mua tiền điện tử và giao dịch CFD tiền điện tử. Do các khoản phí qua đêm nhằm duy trì các hợp đồng cho các vị thế chênh lệch, nên CFD thường không được coi là các khoản đầu tư dài hạn.
Khi mua tiền điện tử, bạn sẽ lưu trữ nó trong ví, nhưng khi giao dịch CFD, vị thế sẽ được giữ trong tài khoản giao dịch của bạn, do cơ quan tài chính quy định. Bạn sẽ có nhiều sự linh hoạt hơn khi giao dịch với CFD bởi không bị ràng buộc với tài sản – bạn chỉ đơn thuần là mua hoặc bán một hợp đồng phái sinh. Bạn cũng có thể suy đoán về sự giảm giá bằng cách thực hiện một vị thế bán. Trong trường hợp này, bạn sẽ mất tiền nếu mức giá tăng.
Lưu ý rằng giao dịch CFD tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hợp đồng chênh lệch là sản phẩm có đòn bẩy, có nghĩa là lợi nhuận tiềm năng của bạn có thể được tăng lên, nhưng nếu thị trường đi ngược lại với vị thế của bạn, thì khoản lỗ của bạn cũng sẽ bị tăng lên.
Giao dịch giao ngay
Spot cryptocurrency trading (giao dịch tiền điện tử giao ngay) liên quan đến việc mua bán đồng coin và token trên một sàn giao dịch theo giá thị trường hiện tại. Trong khi các nhà đầu tư có thể tập trung vào “hodling”’, (thuật ngữ tiếng lóng của tiền điện tử, có nghĩa là mua và giữ vô thời hạn) hoặc nắm giữ một loại tiền điện tử trong một thời gian dài trước khi bán ra, thì một nhà giao dịch tiền điện tử giao ngay sẽ tập trung vào các giao dịch ngắn hạn, bán một khoản tiền đang nắm giữ ngay khi mức giá tăng cao hơn.
Giao dịch tiền điện tử giao ngay trên các sàn giao dịch không cho phép các trader tiếp cận với đòn bẩy như với giao dịch CFD. Và không giống như giao dịch CFD, các nhà giao dịch giao ngay sở hữu trực tiếp tiền điện tử thay vì giao dịch một hợp đồng phái sinh.
Hợp đồng tương lai và quyền chọn
Hợp đồng tương lai là hợp đồng phái sinh giữa hai nhà đầu tư suy đoán về giá tương lai của tài sản cơ sở vào một ngày xác định. Hợp đồng tương lai tiền điện tử được giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử và hợp đồng tương lai bitcoin cũng được giao dịch trên Sàn giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CME). Chúng cho phép một nhà giao dịch tiền điện tử suy đoán về giá của một số loại tiền điện tử nhất định mà không cần phải mua chúng.
Các hợp đồng tương lai đầu tiên cho bitcoin đã được niêm yết trên Sàn giao dịch Quyền chọn Chicago (CBOE) vào tháng 12/2017 nhưng đã sớm bị ngừng cung cấp. CME cũng đã giới thiệu hợp đồng tương lai bitcoin vào tháng 12/2017, tiếp tục giao dịch trên sàn giao dịch điện tử Globex. CME đã bổ sung hợp đồng tương lai ether để giao dịch vào tháng 2/2021.
An Hợp đồng quyền chọn is another form of derivative that gives the trader the right to buy or sell an asset at a specified price. Tuy nhiên, không giống như hợp đồng tương lai, họ không bắt buộc phải mua hoặc bán. Hợp đồng mua được gọi là quyền chọn mua (call option), trong khi hợp đồng bán được gọi là quyền chọn bán (put option).
Nếu một nhà giao dịch kỳ vọng giá bitcoin tăng, họ có thể mua một quyền chọn mua và kiếm lời nếu giá bitcoin tăng. Nếu họ mong đợi giá giảm, họ có thể mua quyền chọn bán và kiếm lời nếu giá bitcoin giảm. Lưu ý rằng giá bitcoin có thể trải qua những biến động giá đáng kể và đi ngược lại với kỳ vọng của bạn, dẫn đến thua lỗ.
Giao dịch ETF
Quỹ hoán đổi danh mục tiền điện tử (ETF) theo dõi giá của một hay nhiều đồng coin hoặc token tiền điện tử. Cổ phiếu trong ETF được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán và biến động trong suốt phiên giao dịch.
ProShares Bitcoin Strategy ETF (BITO) là ETF tiền điện tử đầu tiên được ra mắt trên sàn giao dịch Hoa Kỳ vào tháng 10/2021. BITO theo dõi giá hợp đồng tương lai bitcoin thay vì giá bitcoin giao ngay. Các đơn đăng ký ETF tiền điện tử giao ngay cho đến nay đã bị từ chối bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Một số ETF bitcoin và các sản phẩm giao dịch hoán đổi (ETP) trước đây đã được ra mắt ở Canada, và có các giao dịch ETP và ETF bitcoin và ether trên các sàn giao dịch châu Âu như Euronext.
Chiến lược giao dịch tiền điện tử là gì?
TCó rất nhiều chiến lược giao dịch mà bạn có thể lựa chọn để xây dựng khuôn khổ giao dịch của riêng mình. Các trader xây dựng chiến lược giao dịch tiền điện tử dựa trên nghiên cứu, có thể bao gồm việc thiết đặt lệnh cắt lỗ (stop-loss) và lệnh chốt lời (take-profit), hạn chế quy mô giao dịch và có số dư tài sản, giống như cách mà các trader thực hiện đối với s, hàng hóa, chỉ số, và forex. Mặc dù không có loại tiền điện tử nào là lý tưởng nhất để giao dịch, song việc đầu cơ vào thị trường tiền điện tử với một chiến lược giao dịch vững chắc có thể giúp bạn quyết định cái nào phù hợp nhất với mục tiêu giao dịch và hạn chế rủi ro của mình.
Day trading: chiến lược giao dịch trong ngày
Là một trong những chiến lược giao dịch tiền điện tử tích cực phổ biến nhất, day trading (giao dịch trong ngày) liên quan đến việc quản lý danh mục đầu tư thường xuyên và theo dõi vị thế liên tục. Day trading giả định trước các vị thế vào và thoát ra trong một ngày để suy đoán về biến động giá trong ngày của tài sản.
Khi nói đến thị trường tiền điện tử, nơi mở cửa 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm, thì ý nghĩa của day trading có hơi khác một chút. Nó thường đề cập đến phương pháp giao dịch ngắn hạn, khi các trader mở và đóng các vị thế của họ trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn.
Swing trading: chiến lược giao dịch “lướt sóng”
Swing trading là một chiến lược giao dịch dài hạn hơn. Các nhà giao dịch thường giữ vị thế lâu hơn một ngày, nhưng thường không lâu hơn một tháng. Các swing trader (nhà giao dịch theo phong cách swing) thường cố gắng thu lợi từ các sóng biến động, thường có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Họ sử dụng kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đưa ra các quyết định giao dịch thấu đáo. Swing trading cho phép bạn đưa ra quyết định hợp lý hơn mà ít vội vàng hơn.
Trend trading: chiến lược giao dịch theo xu hướng
Cũng được quy cho là position trading (giao dịch theo vị thế), chiến lược trend trading gợi ý cho các trader nắm giữ các vị thế trong một khung thời gian dài hơn, thường là một vài tháng. Các trend trader (nhà giao dịch theo xu hướng) cố gắng thu lợi từ các xu hướng đã được định hướng của tiền điện tử. Thông thường, họ mở một vị thế mua khi xu hướng tăng và bán ra khi xu hướng giảm. Họ chủ yếu dựa vào các yếu tố cơ sở đằng sau hành động giá của tài sản, xem xét các sự kiện có thể mất nhiều thời gian hơn để diễn ra. Tuy nhiên, các trend trader nên luôn xem xét khả năng xảy ra sự đảo ngược xu hướng.
Scalping strategy: chiến lược “nâng cao”
Là một trong những chiến lược giao dịch nhanh nhất, scalping không chờ đợi những động thái lớn hoặc xu hướng rõ ràng xuất hiện. Các scalper (nhà giao dịch theo phong cách scalping) chuyên sử dụng các biến động giá nhỏ lặp đi lặp lại. Họ không giữ cho giao dịch của họ mở lâu. Thay vào đó, họ có thể mở và đóng các vị thế trong chỉ vài giây. Scalping được coi là một chiến lược giao dịch “nâng cao”, không được khuyến khích cho người mới bắt đầu. Nó thường được sử dụng bởi các whale traders (“cá voi”: cụm từ chỉ các cá nhân, tổ chức, quỹ đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường. Đây thường là các đơn vị có số vốn lớn hoặc có khả năng tiếp cận thao túng thông tin nhằm đem lại lợi nhuận cho bản thân hoặc cho tổ chức). Vì mục tiêu lợi nhuận phần trăm nhỏ, nên chiến lược này thường được áp dụng cho các vị thế lớn.
Position trading: chiến lược giao dịch theo vị thế
Cũng giống với trend trading, position trading tập trung vào xu hướng giá dài hạn hơn là sự biến động ngắn hạn.
Arbitrage trading: chiến lược giao dịch chênh lệch giá
Arbitrage trading (giao dịch chênh lệch giá) đề cập đến việc mua một tài sản trên một thị trường và bán ra trên một thị trường khác để tận dụng sự chênh lệch về giá giữa hai thị trường. Trong thị trường tiền điện tử, bạn có thể mua một đồng coin hoặc token trên sàn giao dịch và chuyển nó sang một sàn giao dịch khác để bán với giá cao hơn.
Ví dụ: nếu giá bitcoin trên sàn giao dịch Coinbase là 24,000 USD nhưng giá trên sàn giao dịch Binance là 24,400 USD, thì bạn có thể mua bitcoin trên Coinbase và chuyển nó sang Binance để bán với lợi nhuận 400 USD. Với hàng trăm sàn giao dịch đang hoạt động, có rất nhiều cơ hội tiềm năng cho giao dịch chênh lệch giá. Lưu ý rằng sự thay đổi giá bất ngờ có thể làm mất đi lợi nhuận tiềm năng và dẫn đến thua lỗ.
Range trading: chiến lược giao dịch theo phạm vi
Trong range trading (giao dịch theo phạm vi), các nhà giao dịch tập trung vào việc sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự cho giá tiền điện tử vì xu hướng giá có khả năng duy trì trong phạm vi đó trong một khoảng thời gian. Trader sẽ mua khi giá gần đến mức hỗ trợ và bán khi giá tiếp cận mức kháng cự. Trader cũng sẽ đề phòng thời điểm giá vượt ra khỏi phạm vi dưới hỗ trợ hoặc trên kháng cự.
High-frequency trading: chiến lược giao dịch tần suất cao
Giao dịch tần suất cao (HFT) là một chiến lược giao dịch tiên tiến sử dụng các thuật toán và bot để tự động vào và thoát giao dịch. HFT bao gồm khoa học máy tính, các khái niệm thị trường phức tạp và toán học. Do đó, nó không phù hợp với các nhà đầu tư mới bắt đầu.
Dollar-cost averaging (DCA): chiến lược tính trung bình theo chi phí đô la
Vì rất khó để xác định thời gian thị trường hoàn hảo, vào một vị thế chính xác ở đáy và thoát ra chính xác ở đỉnh, ngay cả với các công cụ phân tích kỹ thuật tốt nhất, nên có một giải pháp thay thế là tính trung bình theo chi phí đô la (DCA). Giống như đầu tư chứng khoán, tính trung bình chi phí đô la đề cập đến việc mua một loại tiền điện tử trong những khoảng thời gian đều đặn. Bằng cách này, bạn sẽ mua liên tục cho dù giá cao hay thấp, dẫn đến giá mua trung bình thấp hơn giá cao và vẫn mang lại cho bạn khả năng sinh lời tiềm năng. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng khi quyết định mua lúc nào, mặc dù bạn vẫn cần phải phân tích xu hướng thị trường để quyết định thời điểm bán và chốt lời.
Cách giao dịch CFD tiền điện tử
Bạn có quan tâm đến việc giao dịch CFD tiền điện tử không? Hãy đăng ký ngay tài khoản với nhà cung cấp CFD như Capital.com. Bạn có thể giao dịch CFD trên tiền điện tử cùng với cổ phiếu, hàng hóa và forex trong cùng một tài khoản giao dịch.
Hãy thực hiện theo các bước sau để bắt đầu:
- Tạo và đăng nhập vào tài khoản giao dịch của bạn
- Nạp tiền bằng tiền tệ fiat đã chọn của bạn và chọn CFD tiền điện tử mà bạn muốn giao dịch
- Sử dụng chiến lược giao dịch ưa thích của bạn và các công cụ biểu đồ để xác định các cơ hội mua và bán
- Mở vị thế mua hoặc bán đầu tiên của bạn và xem xét sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như cắt lỗ (stop loss) hoặc cắt lỗ đảm bảo (guaranteed stop loss) để quản lý rủi ro
- Theo dõi giao dịch của bạn bằng cách sử dụng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản dựa trên chiến lược của bạn
- Đóng vị thế của bạn khi chiến lược giao dịch của bạn chỉ ra.
Ví dụ về giao dịch CFD tiền điện tử
Giao dịch CFD tiền điện tử hoạt động như thế nào trong thực tế? Chúng tôi đã biên soạn một ví dụ đơn giản và phác thảo kết quả có thể xảy ra.
Giao dịch CFD: Bán ether (ETH)
Giá coin của Ethereum, ether, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4,362 USD vào ngày 12/5/2021 và giảm xuống khoảng 1,800 USD vào tháng 8/2022. Hãy giả sử bạn tin rằng giá của ether sẽ phục hồi và quyết định mua – mua ether so với đô la Mỹ (ETH/USD).
Trong ví dụ của chúng tôi, giá thị trường hiện tại của ether là 2,500 USD và bạn quyết định mua năm hợp đồng (mỗi hợp đồng tương đương với một ETH) để mở giao dịch ở mức giá này (không có đòn bẩy, tức là 1:1).
Kết quả A: Giao dịch thắng
Nếu dự đoán của bạn đúng và giá ether tăng lên, giao dịch của bạn sẽ có lãi. Giả sử rằng giá ETH mới là 3,008 USD. Bạn có thể đóng vị thế của mình và chốt lời bằng cách bán năm địa chỉ liên hệ để đóng vị thế của bạn ở mức giá bán là 3,000 USD (thấp hơn một chút so với giá giữa do chênh lệch).
Bởi vì thị trường đã chuyển 500 USD có lợi cho bạn (3,000 USD – 2,500 USD), lợi nhuận từ giao dịch ETH của bạn sẽ là: 5 x 500 USD = 2,500 USD
Kết quả B: Giao dịch thua lỗ
Thị trường tiền điện tử cực kỳ biến động và thị trường có thể đi ngược lại với bạn. Nếu giá ether giảm, vị thế của bạn sẽ bị lỗ.
Giả sử bạn quyết định thoát khỏi giao dịch sau khi thị trường giảm xuống còn 2,008 USD. Vì vậy, bạn bán năm hợp đồng với giá bán 2,000 USD (thấp hơn một chút so với giá giữa do chênh lệch).
Thị trường đã di chuyển 500 USD so với bạn (2,500 USD – 2,000 USD), có nghĩa là khoản lỗ của bạn sẽ là: 5 x 500 USD = 2,500 USD
Ưu và nhược điểm của giao dịch CFD tiền điện tử
ó một số tính năng đặc biệt của việc sử dụng CFD để giao dịch tiền điện tử:
Tính thanh khoản: tính thanh khoản đo lường mức độ dễ dàng chuyển tài sản thành tiền mặt mà không ảnh hưởng đến giá thị trường. Nếu một tài sản có tính thanh khoản cao hơn, nó mang lại giá cả tốt hơn và thời gian giao dịch nhanh hơn. Thị trường tiền điện tử được coi là kém thanh khoản, một phần do sự phân bổ lệnh đặt qua các sàn giao dịch, như đã được lưu ý bởi sự chênh lệch giá cả.
Điều này có nghĩa là một số lượng giao dịch tương đối nhỏ có thể có tác động lớn đến giá thị trường – một yếu tố góp phần vào sự biến động của tiền điện tử. Tuy nhiên, khi giao dịch CFD trên tiền điện tử, bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn rất nhiều vì bạn không cố mua tài sản cơ sở, mà chỉ đơn giản là một sản phẩm phái sinh.
Đòn bẩy: CFD có thể được giao dịch ký quỹ. Điều này có nghĩa là trader chỉ cần chi trả một phần nhỏ giá trị giao dịch của mình và về bản chất, vay phần vốn còn lại từ nhà môi giới. Điều đó cho phép có nhiều khả năng tiếp cận hơn, tiếp xúc rộng hơn và kết quả được khuếch đại. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với tiền điện tử, với sự biến động mà các loại tài sản chứng kiến, nhưng chính nó cũng làm tăng nguy cơ rủi ro.
Giao dịch đòn bẩy có thể làm tăng quy mô lợi nhuận của bạn cũng như rủi ro và quy mô tổn thất. Điều quan trọng là bạn phải tự nghiên cứu và nắm rõ cách thức hoạt động của đòn bẩy trước khi bắt đầu giao dịch.
Khả năng mua hoặc bán: khi mua tiền điện tử, bạn chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi thị trường đang tăng. Tuy nhiên, với Capital.com, bạn có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm và tăng do khả năng bán khống CFD trên tiền điện tử. Tuy nhiên, nếu giao dịch đi ngược lại vị thế của bạn, bạn có thể sẽ thua lỗ.
Lưu ý: CFD được coi là một khoản đầu tư ngắn hạn do phí duy trì các vị thế qua đêm.
Tại sao nên giao dịch tiền điện tử với Capital.com?
Cốt lõi là công nghệ AI tiên tiến: Nguồn cấp tin tức (news feed) được cá nhân hóa cung cấp cho người dùng nội dung độc đáo tùy theo sở thích của họ. Mạng nơ-ron nhân tạo phân tích hành vi trong ứng dụng và đề xuất các video và bài viết phù hợp với chiến lược đầu tư của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tinh chỉnh cách tiếp cận của mình khi giao dịch các CFD.
Giao dịch ký quỹ: Nhờ giao dịch ký quỹ, Capital.com mang đến cho bạn cơ hội giao dịch CFD tiền điện tử ngay cả với số tiền hạn chế trong tài khoản của mình. Hãy nhớ rằng CFD là sản phẩm có đòn bẩy, ghĩa là cả lãi và lỗ đều có thể được khuyếch đại.
Giao dịch hợp đồng chênh lệch:Bằng cách giao dịch CFD tiền điện tử, bạn không thực mua chính tài sản cơ sở. Bạn chỉ suy đoán về sự tăng hoặc giảm của giá tiền điện tử. Một nhà giao dịch CFD có thể bán ra hoặc mua vào, đặt lệnh dừng và lệnh hạn chế thua lỗ cũng như áp dụng các kịch bản giao dịch phù hợp với mục tiêu của họ. Giao dịch CFD tương tự như giao dịch truyền thống về các chiến lược liên quan của nó. Tuy nhiên, giao dịch CFD thường mang tính chất ngắn hạn, do các khoản phí qua đêm. Hơn thế nữa, nó cũng có thêm rủi ro liên quan đến đòn bẩy vì có thể làm tăng cả lợi nhuận và thua lỗ.
Phân tích giao dịch toàn diện: Nền tảng dựa trên trình duyệt cho phép các nhà giao dịch định hình phân tích thị trường của riêng họ và đưa ra dự báo với các chỉ báo kỹ thuật đẹp mắt. Capital.com cung cấp các bản cập nhật thị trường trực tiếp và các định dạng biểu đồ khác nhau, có sẵn trên máy tính để bàn, iOS và Android.
Đăng ký tại Capital.com và sử dụng nền tảng web của chúng tôi hoặc tải xuống ứng dụng giao dịch để giao dịch CFD khi đang di chuyển. Bạn sẽ chỉ mất ba phút để mở tài khoản và xem các thị trường được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Giờ giao dịch tiền điện tử
Thời gian giao dịch tiền điện tử tốt nhất là khi nào? Tiền điện tử có giao dịch 24/7 không? Không giống như các sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa đóng cửa vào cuối tuần, không có thời gian định sẵn cho thị trường tiền điện tử. Tiền điện tử giao dịch 24/7 trên khắp thế giới. Nhưng giờ giao dịch tiền điện tử sôi động nhất là từ 08:00 đến 16:00 giờ địa phương.
Các giao dịch có nhiều khả năng được thực hiện nhanh hơn trong khung thời gian hoạt động của thị trường tiền điện tử khi tính thanh khoản trên thị trường cao. Khi thị trường giao dịch mỏng, có thể khó khăn hơn để mở và đóng các vị thế ở mức giá mong muốn của bạn./p]
Tại Capital.com, CFD tiền điện tử có sẵn để giao dịch vào:
-
Thứ Hai đến Thứ Sáu: 00:00 – 21:00 21:05 – 00:00
-
Thứ Bảy: 00:00 – 21:00
-
Chủ Nhật: 21:05 – 00:00
Bạn luôn có thể kiểm tra giờ giao dịch cho một loại tiền điện tử cụ thể trên một trang thị trường chuyên dụng tại trang web của chúng tôi hoặc trên nền tảng trực tuyến.
Câu hỏi thường gặp
Giao dịch tiền điện tử có mang lại lợi suất hay không?
Giá tiền điện tử biến động mạnh, tạo cơ hội tiềm năng cho các nhà giao dịch kiếm lợi nhuận từ việc bán chúng sau một đợt tăng giá lớn. Tuy nhiên, sự biến động cao này cũng đồng nghĩa với việc giao dịch tiền điện tử có nguy cơ mất tiền cao nếu mức giá giảm.
Làm sao để tôi có thể giao dịch tiền điện tử?
Có một số công cụ khác nhau mà bạn có thể sử dụng để giao dịch tiền điện tử, bao gồm mua và bán tiền trực tiếp trên sàn giao dịch, giao dịch các hợp đồng tương lai, quyền chọn và hợp đồng chênh lệch (CFD) hoặc giao dịch quỹ hoán đổi danh mục (ETF).
Giao dịch tiền điện tử có an toàn không?
Thị trường tiền điện tử không được quản lý và tiềm ẩn rủi ro rằng một số coin hoặc token là lừa đảo. Bạn có thể cân nhắc sử dụng một sàn giao dịch tiền điện tử uy tín có thực hiện các bước bảo mật như xác minh danh tính.
Tiền điện tử có rủi ro hơn cổ phiếu hay không?
Đầu tư vào tiền điện tử rủi ro hơn đầu tư vào cổ phiếu, vì thị trường ít được thiết lập hơn và dễ bị biến động mạnh. Ngoài ra, không giống như tiền điện tử, các sàn giao dịch chứng khoán và các công ty đại chúng bán cổ phiếu của họ phải tuân theo quy định của các cơ quan tài chính. Tuy nhiên, mọi giao dịch đều có rủi ro và có thể dẫn đến thua lỗ, nếu thị trường đi ngược lại vị thế của bạn.
Làm thế nào để bạn bắt đầu giao dịch tiền điện tử?
Nếu muốn bắt đầu giao dịch tiền điện tử, bạn có thể mở một tài khoản và nạp tiền bằng tiền tệ fiat của mình. Quyết định loại tiền hoặc token mà bạn muốn giao dịch, chọn chiến lược giao dịch phù hợp để tuân theo, sau đó sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để giúp bạn quyết định thời điểm mở và đóng một vị thế.
Làm thế nào để bạn dự đoán giá tiền điện tử?
Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật nhằm cố gắng dự đoán giá tiền điện tử có thể di chuyển như thế nào trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sự biến động của thị trường cao khiến cho việc đưa ra các dự đoán chính xác rất khó khăn. Các dự đoán dựa trên thuật toán và phân tích có thể sai.
Đâu là đồng tiền điện tử đầu tiên?
Bitcoin was the first cryptocurrency, launched in January 2009 by an anonymous developer known by the pseudonym Satoshi Nakamoto. It remains the largest cryptocurrency by market value as of August 2022.
Chia sẻ bài viết